Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Dẫn nước ngọt từ miền Đông về miền Tây, cần được nghiên cứu bài bản

Mỹ Phụng: Thứ ba 09/04/2024, 09:41 (GMT+7)

Những năm gần đây tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn không còn là câu chuyện xa lạ ở các tỉnh, thành Tây Nam bộ. Tình trạng thiếu nước ngọt diễn ra trên vùng đất nhiều sông rạch đã trở nên thường xuyên vào mùa hạn, người dân phải chắt chiu từng lít nước ngọt cho sinh hoạt hàng ngày.

Để "cứu khát" cho Bến Tre - địa phương đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ hạn mặn, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam đã có đề xuất nghiên cứu dẫn nước ngọt từ sông Đồng Nai, sông Sài Gòn về để chống hạn. Đây là một ý tưởng mới mẻ cho bài toán ứng phó hạn mặn lâu dài ở vùng đất chín rồng...

Hiện nay, tình hình xâm nhập mặn tại ĐBSCL đang ngày càng diễn biến phức tạp. Bến Tre là tỉnh được hình thành từ 3 dãy cù lao, bao quanh là nước, giáp biển khá nhiều. Vì vậy chịu tác động không nhỏ trước tình hình xâm nhập mặn hàng năm. Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre Bùi Văn Thắm, độ mặn 4 phần nghìn (bình thường ở mức 0,25 phần nghìn) hiện đã xâm nhập cách các cửa sông chính 52 - 64km, xấp xỉ mùa khô 2016, đặc biệt trên sông Cổ Chiên còn ở mức cao hơn. Mặn xâm nhập hệ thống sông rạch tại Bến Tre ảnh hưởng cuộc sống hàng chục nghìn hộ dân.

Do nguồn nước trên sông rạch bị nhiễm mặn, độ mặn tại một số nhà máy hiện ở mức 0,1 - 5,1 phần nghìn, khiến hơn 10.000 hộ dân phải dùng nước máy có độ mặn vượt ngưỡng cho phép 0,5 phần nghìn.

Nói về về công tác ứng phó với hạn mặn trong mùa khô năm nay, chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho biết: 6 tháng đầu năm 2023 đã chủ động việc này rồi, là tuyên truyền vận động trong dân để trữ nước ngọt, đẩy nhanh các tiến độ công trình để làm sao có thể phục vụ nước ngọt cho sản xuất, người dân là tốt nhất.

Các nhà máy nước thì phải ngăn những dòng sông để chứa nước ngọt. Bơm nước ngọt vào những nhà máy nước để phục vụ cho thành phố và các huyện lân cận. Đặc biệt là các khu cụm công nghiệp. Nói chung cũng cơ bản đảm bảo được nước phụ vụ cho sinh hoạt và sản xuất của người dân.  

Sản xuất tại ĐBSCL bị ảnh hưởng do thiếu nước ngọt

Sản xuất tại ĐBSCL bị ảnh hưởng do thiếu nước ngọt

Để giải quyết bài toán nước ngọt cho người dân, mới đây, tại buổi khảo sát các công trình chống hạn mặn tại địa phương, ông Trần Ngọc Tam - chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre đã đưa ra đề xuất nghiên cứu dẫn nước từ sông Đồng Nai về để sử dụng vào mùa hạn mặn.

Chia sẻ về nguyên nhân nảy ra ý tưởng táo bạo này, chủ tịch Trần Ngọc Tam cho biết: Ý tưởng này nó cũng ngẫu nhiên thôi. Từ bữa anh đi công tác ở Củ Chi. Ngồi ăn với anh em ở nhà hàng cặp sông thì thấy nước trên đó rất tốt và tràn đầy, từ đó anh mới nảy sinh ý tưởng là trong điều kiện nước trên này nó vậy mà nước ở ĐBSCL lại bị hạn mặn rất gay gắt thiếu nước ngọt thì tại sao mình lại không đưa nước ngọt từ sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, Hồ Dầu Tiếng về ĐBSCL.

Chủ tịch Trần Ngọc Tam cũng cho biết, đó là xuất phát từ thực tế ngẫu nhiên. ông Tam cho biết, đề xuất ý tưởng này là do thực tế hiện nay nguồn nước sông Mekong ngày càng cạn kiệt và phụ thuộc vào các nước phía thượng nguồn. Trong khi đó tình trạng biến đổi khí hậu trên cả nước ngày càng gay gắt, đặc biệt là các tỉnh miền Tây, trong đó có tỉnh Bến Tre phải hứng chịu nhiều ảnh hưởng. Và trong tương lai còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là thách thức thiếu nguồn nước ngọt. Vì vậy cần phải có nguồn nước thay thế.

Ông Trần Ngọc Tam chia sẻ: Dòng sông Mekong bây giờ mình lệ thuộc rồi, nên mình đưa nước ngọt từ Đông nam bộ về thì mình hoàn toàn chủ động điều tiết cho nước ngọt cả vùng. Mình thấy ĐBSCL là trọng điểm cho sản xuất lương thực, đảm bảo an ninh lương thực cho quốc qua và một phần thế giới nên việc đưa nước ngọt, có nước ngọt cho ĐBSCL nhất là trong mùa hạn mặn là việc rất cần thiết.        

Chủ tịch tỉnh Bến Tre cũng cho biết thêm, trước đây cũng từng có dự án nghiên cứu lấy nguồn nước thô từ tỉnh Tiền Giang dẫn qua Bến Tre để cung cấp cho các nhà máy nước. Tuy nhiên, về lâu dài nước mặn có thể còn lấn sâu thêm nên giải pháp lấy nước từ những vị trí trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long không bền vững.

Hơn nữa, theo ông Trần Ngọc Tam, nguồn nước từ hồ Dầu Tiếng, sông Sài Gòn và sông Đồng Nai rất dồi dào, cao độ của hệ thống sông này cao hơn rất nhiều so với tỉnh Bến Tre và nhiều khu vực tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên việc khơi dòng hoặc lắp đặt hệ thống ống dẫn nước về khu vực miền Tây rất thuận lợi. Nước có thể chảy về một cách tự nhiên.

Một vấn đề quan trọng khác là nguồn nước từ hồ Dầu Tiếng, sông Sài Gòn và sông Đồng Nai chủ yếu nằm trong lãnh thổ Việt Nam và mình hoàn toàn có thể chủ động điều tiết nên không còn lo ngại bị chi phối bởi các quốc gia khác như sông Mekong. Việc dẫn nước từ vùng này qua vùng khác đã có nhiều quốc gia thực hiện.

Tuy nhiên, đối với ĐBSCL đây là một dự án lớn, đi qua nhiều tỉnh thành và chắc chắn sẽ tác động đến môi trường xung quanh. Vì vậy, theo chủ tịch Trần Ngọc Tam, để ý tưởng có thể thực hiện được cần có sự vào cuộc và đồng thuận của các ngành, các cấp và các nhà khoa học: Đây chỉ là ý tưởng thôi còn việc thực hiện được nó thì đây là tầm vĩ mô. Thấy ý tưởng này có thể thực hiện được thì các nhà khoa học, các ngành chức năng phải vào cuộc. Cái này phải tầm của Bộ, của Chính phủ mới quyết được. Chứ riêng Bến Tre thì không thể đứng ra để làm việc này được. Nói chung muốn làm được việc này trước tiên cần phải có sự nghiên cứu cho chính xác. Thứ hai là cần phải tạo được sự đồng thuận chung thì mới triển khai thực hiện được. Nếu không sẽ rất khó trong quá trình thực hiện ý tưởng này.

Đó là ý tưởng cho giải pháp lâu dài để giải quyết bài toán hạn, mặn cho Bến Tre nói riêng và một số tỉnh, thành ở ĐBSCL nói chung.

Nước sông cạn kiệt

Nước sông cạn kiệt

Dự báo, xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2023-2024 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020.

Tuy nhiên, trước nhiều nguy cơ về biến đổi khí hậu đang có xu hướng ngày càng phức tạp, khó lường và tác động đến vùng đất Tây nam bộ thì cần lắm những giải pháp căn cơ, bền vững, trong đó ý tưởng dẫn nước từ miền Đông về miền Tây để chống hạn, mặn của Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cũng là một sáng kiến cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, sâu sát hơn.

 

Mỹ Phụng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Nhiều tháng qua do ảnh hưởng của gió mùa nên thời tết khu vực miền Trung luôn trong tình trạng mưa kéo dài triền miên, khiến cho công tác thi công nền đường tại các dự án cao tốc Bắc – Nam qua khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiến độ bị đe dọa.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.

Ấm lòng “hầm” chứa nước giữa mùa hạn

Ấm lòng “hầm” chứa nước giữa mùa hạn

Ấp Gò Xoài, xã Tân Trung, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang có hơn 400 hộ dân; 2/3 bà con không có nước sạch để dùng. "Hầm" chứa nước mới đào chứa được khoảng 45m3 nước, nhưng cứ cuối ngày là hết, may sao có các đoàn từ thiện từ TPHCM, Long An... về liên tục trong 2 tuần qua.