Làm sao không lặp lại thất bại trong xử lý rác

Xanh hóa các điểm đen rác thải, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại là mục tiêu của TP.HCM trong năm 2020. Để hoàn thành mục tiêu, thành phố cần đưa các giải pháp đi sâu hơn vào thực tế.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Giải quyết bài toán rác thải không chỉ là câu chuyện riêng ở đô thị TP.HCM. Sau hơn một năm thực hiện cuộc vận động người dân không xả rác ra đường và kênh rạch, mỹ quan đô thị của TP.HCM được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, nhiều điểm đen rác thải lại phát sinh. Cho thấy, công tác tuyên truyền, quản lý rác thải vẫn chưa được chặt chẽ.

Từ sau Tết nguyên đán đến nay, nhiều điểm đen rác thải lại phát sinh (Ảnh nh họa)
 

"Thấy bãi rác tập trung vẫn còn, gây mùi rất khó chịu. Công viên lúc trước thấy có nhiều người tập thể dục buối sáng, hoạt động ngoài trời nhưng giờ bãi rác tập trung về đó cũng ảnh hưởng một phần".

"Vấn đề kêu gọi người dân không vứt rác thì cũng hơi khó. Làm sao để giảm được hiện tượng này thì tốt. Thật ra những chỗ vứt rác đó thì công nhân vệ sinh cũng đi dọn hết nhưng vẫn còn tình trạng người dân ra đó vứt rác".

"Khu vực đó trước kia là một bãi rác nhưng bãi rác đó ngưng rồi. Nhưng người dân thiếu ý thức cứ đem đủ các loại động vật chết, thức ăn dơ, rác... cứ vứt bên đường.Tôi có phản ánh lên phường nhưng được hôm trước hôm sau lại đổ. Nếu địa phương làm đến nơi đến chốn thì người dân sẽ không dám đổ nữa".

Rác bủa vây tại công viên, gốc cây, cột điện, kênh rạch, vỉa hè… không phải là câu chuyện mới đây tại TPHCM. Dù đã tăng cường công tác tuyên truyền, thu gom rác, người dân vẫn vô tư xả rác tại các khu dân cư. Thậm chí lợi dụng lúc đêm khuya để lén vứt rác ở những nơi công cộng, bãi đất trống hoặc xuống kênh rạch gây ách tắc dòng chảy. Điều đáng nói, khi nhận được phản ánh của người dân, chính quyền đã nhiều lần ra quân dọn dẹp các bãi rác thải, nhưng sau một thời gian ngắn rác thải lại tái diễn.

Nguyên nhân của thực trạng, ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết:

 

"Các địa phương chúng ta cũng chưa có nhiều biện pháp để xử lý triệt để và có hiệu quả. Các hộ kinh doanh trên vỉa hé, mặt tiền đường chưa có giải pháp thu gom nên vẫn còn tình trạng người dân xả nước thải, lấn chiếm vỉa hè lòng đường, buôn bán gây mất mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường công cộng. Công tác xử phạt hành vi vi phạm xả rác thải ra đường và kênh rạch chưa được thực hiện mạnh mẽ, chưa thể hiện được tính răn đe, tính giáo dục nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho toàn xã hội. Công tác kiểm tra, giám sát vệ sinh môi trường của các huyện chưa được quan tâm đúng mức".

Công nhân thu gom rác phân loại tại hẻm 25 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, TP.HCM - Ảnh: Tuổi trẻ

Để giảm thiểu rác thải, thời gian qua, Sở Tài Nguyên và Môi trường đã lắp đặt hơn 33.000 thùng rác công cộng; hơn 21.000 camera an ninh trật tự kết hợp với giám sát về chất lượng vệ sinh môi trường đô thị khu dân cư; tổ chức đối thoại, vận động các hộ dân ký bản cam kết không xả rác, bỏ rác đúng nơi quy định…

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM, với thực trạng trước mắt, Sở sẽ tiếp tục tăng cường giải quyết dứt diểm các điểm ô nhiễm về rác thải, duy trì chất lượng vệ sinh môi trường tại các khu vực đã được giải quyết và có các giải pháp không để phát sinh các điểm ô nhiễm mới.

 

"Về công tác thu gom rác của các thùng rác công cộng được giao nhiệm vụ cho các quận huyện thực hiện bố trí tần suất thu gom này. Và phải được bảo đảm về việc thu gom kịp thời, vệ sinh một cách sạch sẽ để đảm bảo chất lượng môi trường. Ở địa bàn thì người ta sẽ biết được rằng khu vực nào thường phát sinh rác thải nhiều thì các đơn vị sẽ bố trí tần suất thu gom có khi nơi 1 ngày 1 lần, 2 ngày 1 lần, có nơi là 2 tiếng là đơn vị thu gom phải đi qua một lần nữa".

Sở Tài nguyên và Môi trường cũng nghiên cứu các giải pháp tăng cường xử lý vi phạm hành chính về vệ sinh môi trường nơi cộng cộng như áp dụng hình phạt lao động công ích, làm cơ sở cho các địa phương thực hiện.

Về công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân, ông Nguyễn Minh Nhựt – Phó trưởng ban đô thị, Hội đồng nhân dân TPHCM cho biết:

 

"Ý thức của người dân rất là quan trọng. Thành phố chúng ta hiện nay có trên 10 triệu dân và phần lớn là người dân từ nơi khác đến sinh sống. Và văn hóa đô thị ở đây còn nhiều vấn đề cần chắt lọc lại. Do đó chúng tôi sẽ giám sát mạnh mẽ. Và để thay đổi hành vi cần có thời gian. Chúng ta phải thay đổi cách làm. Cách làm hồi xưa là tuyên truyền, truyền thông từ trên xuống, bây giờ lắng nghe ý kiến người dân và chúng ta sẽ truyền thông từ dưới lên để thay đổi nhận thức".

Theo ông Nguyễn Thiện Nhân - Bí Thư Thành Ủy TPHCM, ngoài vận động người dân, cả hệ thống chính trị cần phải vào cuộc để nâng cao hiệu quả quản lý.

 

"Trong khi chúng ta đặt vấn đề thành phố văn nh - hiện đại - nghĩa tình, đặc biệt đang xây thành phố thông nh nữa, chúng tôi thấy để làm văn nh - hiện đại - nghĩa tình mà trong nhiều thứ văn nh thì chọn cái sạch là cái đầu tiên để triển khai. Cái sạch này gắn với mỗi gia đình, mỗi khu phố, mỗi ấp. Nếu làm tốt thì chính người dân được hưởng, đó là động lực khiến chúng ta đáng tin cậy. Cuộc vận động này không chỉ vận động mà chính chính quyền cũng chuyển. Ví dụ sắp xếp lại hệ thống vận chuyển rác, vận động hàng nghìn hộ, tổ rác dân lập thành hợp tác xã, công ty, chuẩn hóa xe chở rác, quy hoạch lại các điểm tập kết rác... Tức là nhà nước vào cuộc nữa".

Mục tiêu Chỉ thị số 19 của Thành ủy thành phố là vận động người dân không xả rác ra đường và kênh rạch, tiến tới chấm dứt việc xả rác bừa bãi gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn hệ thống thoát nước và kênh rạch. Do đó, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động 100% hộ dân trên địa bàn cam kết không xả rác, tiến tới mục tiêu chung của thành phố năm nay là xây dựng thành phố văn nh - hiện đại - nghĩa tình.

Làm sao không lặp lại thất bại

 

 

Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân tham gia thu dọn rác tại Rạch Lăng, phường 13, quận Bình Thạnh. Ảnh: Nhân dân

Có thể nói, sau hơn một năm thực hiện Chỉ thị 19 của Thành ủy TPHCM về triển khai “cuộc vận động người dân không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và không ngập nước”, nhiều điểm đen rác thải đã được thay thế bằng các mảng xanh, vườn hoa; một số kênh rạch dần được hồi sinh; rác thải nhựa dần được loại bỏ.

Nhiều sáng kiến, công trình xanh của người dân đã tạo bước chuyển hóa trong nhiều khu dân cư, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Có được diện mạo này nhờ vào sự quyết tâm chính quyền và người dân thành phố.

Điều này chứng tỏ, với đô thị lớn, đông dân nhất cả nước, tốc độ gia tăng dân số nhanh như thành phố Hồ Chí Minh, thải khoảng 9.000 tấn rác mỗi ngày thì cuộc vận động như thế này có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo nên sức mạnh tổng hợp giữa chính quyền và người dân trong việc giải quyết dứt điểm tình trạng rác thải, cải thiện môi trường. Tiến tới xây dựng thành phố năm 2020 thành đô thị văn nh, hiện đại, nghĩa tình – Năm được xem là dấu mốc quan trọng trong giai đoạn 5 năm phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Vấn đề là, để thắng lợi mục tiêu, thành phố cần triển khai, giám sát thực thi hơn nữa các giải pháp để nâng cao hiệu quả cuộc vận động. Trong đó, trách nhiệm của chính quyền địa phương đóng vai trò hết sức quan trọng. Mỗi ấp, mỗi xã, phường, thị trấn cần nắm rõ địa bàn, rà soát khu vực phát sinh rác thải để tổ chức thu gom, xử lý kịp thời; đồng thời xử phạt mạnh tay với những hộ dân xả rác không đúng nơi quy định.

Đặc biệt, nếu phát hiện các trường hợp cố ý mang rác từ nơi khác đến địa bàn để vứt rác bừa bãi thì phải xử lý tới nơi tới chốn; gửi thông báo đến nơi cư trú của đối tượng để có biện pháp xử lý tiếp theo; nhằm tăng tính răn đe, giáo dục ý thức. Sớm giải quyết dứt điểm tình trạng buôn bán lấn chiếm vỉa hè, nhà ở ven kênh rạch để trả lại mỹ quan đô thị cho thành phố.

Quan trọng là phối hợp tuyên truyền từ nhà trường đến từng hộ gia đình. Ý thức chấp hành pháp luật, phân loại rác tại nguồn. Tăng cường giám sát chéo tại chỗ giữa các hộ gia đình. Khuyến khích, khen thưởng hộ dân thực hiện tốt hoặc có những sáng kiến hay góp phần bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, Chính quyền thành phố, Sở Tài Nguyên và Môi trường tiếp tục chấn chỉnh lại công tác tổ chức thu gom rác; chuyển đổi tư cách pháp nhân cho hệ thống thu gom rác; hỗ trợ kinh phí, thủ tục vốn vay để doanh nghiệp, hợp tác xã chuẩn hóa các phương tiện thu gom. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong xử lý rác như xây dựng, phân bố hợp lý các điểm trung chuyển rác, đẩy nhanh tiến xây dựng các nhà máy xử lý rác bằng công nghệ hiện đại giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Đã đến lúc, chính quyền và người dân có cái nhìn nghiêm túc và trách nhiệm hơn trước vấn đề ngăn chặn ô nhiễm môi trường từ rác thải.