Không được dừng xe, thanh tra giao thông xử lý xe quá tải cách nào?

Để đảm bảo tính thống nhất trong việc xử lý vi phạm liên quan đến TTATGT, Bộ Công an đã đề xuất giao thẩm quyền dừng xe cho một lực lượng duy nhất, đó là CSGT. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc Thanh tra giao thông sẽ không được dừng xe. Vậy, họ sẽ

Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, việc xác định cơ quan chịu trách nhiệm chính về TTATGT đường bộ chưa rõ ràng, dẫn đến chồng chéo khi tổ chức thực hiện

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

"Lâu nay, việc xử lý xe quá tải vẫn do lực lượng thanh tra GTVT thực hiện là chính, nếu tách bạc không để lực lượng TTGT xử lý xe quá tải thì đường hỏng, cầu sập ai chịu trách nhiệm? Không có lực lượng, không có công cụ thì rất khó bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ".

"Trên một cung đường, có thể lực lượng CSGT kiểm tra, nhưng thanh tra Giao thông có thể phát hiện xe đó quá tải, thanh tra giao thông có quyền xử lý để làm sao cả 2, thanh tra giao thông và công an cùng xử lý để triệt để vấn đề xe quá tải".

Đó là ý kiến của một số người dân, người tham gia giao thông trước đề xuất của Bộ Công an về việc chỉ có CSGT thực hiện nhiệm vụ tuần tra, xử lý vi phạm trên đường.

Giải thích về đề xuất chỉ lực lượng CSGT có quyền dừng xe, xử lý vi phạm trên đường, đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục CSGT- đơn vị chủ trì soạn thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ cho biết, theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, việc xác định cơ quan chịu trách nhiệm chính về TTATGT đường bộ chưa rõ ràng, dẫn đến chồng chéo khi tổ chức thực hiện.

Do đó, Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ đã xác định nguyên tắc bảo đảm TTATGT đường bộ do Bộ Công an chịu trách nhiệm chính:

 

"Một việc chỉ một đơn vị chịu trách nhiệm thì mới quy được trách nhiệm để làm sao đảm bảo an ninh con người. Đây là một trong những chính sách mang tính đột phá để gắn trách nhiệm rõ ràng hơn, phân công, phân cấp và gắn trách nhiệm của các cơ quan để đảm bảo an toàn".

Ông Trần Ngọc Sơn, nguyên Chánh văn phòng Ban An toàn Giao thông tỉnh Lào Cai cũng cho rằng, việc thống nhất một đầu mối quản lý một nội dung sẽ tránh chồng chéo:

 

"Nên như thế để quy được trách nhiệm người đứng đầu, cấp ủy, chính quyền địa phương để cho xe vi phạm như thế phải quy được trách nhiệm đó, còn lâu nay là thầy đổ cho tớ, tớ đổ cho ngươi, công an thì bảo của ngành giao thông, ngành giao thông bảo cái đó của công an".

Tuy vậy, ông Đặng Văn Chung, Phó Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông, Tổng cục Đường bộ VN cho rằng, đề xuất của Bộ Công an không phù hợp với thực tiễn. Bởi lâu nay, ngoài chức năng thanh tra hành chính của ngành giao thông, Thanh tra GTVT còn bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trong đó có việc ngăn chặn, xử lý xe quá tải. Do vậy, nếu lực lượng thanh gia GTVT không được dừng xe xử lý vi phạm, sẽ rất khó thực hiện công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng:

 

"Hiện nay công tác chống xe quá tải của ngành giao thông đang làm thường xuyên và vẫn làm tốt. Mục tiêu chống xe quá tải là bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và bảo về ATGT. Bây giờ nếu lực lượng TTGT mà không tham gia thực hiện việc này thì tình hình xe quá tải nó còn tăng nữa".

Ông Nguyễn Văn Phong, Chánh thanh tra Sở GTVT Hải Dương cũng cho rằng, lâu nay, việc ngăn chặn, xử lý xe quá tải do thanh tra GTVT đảm nhiệm là chính. Nếu thanh tra GTVT không được dừng xe, rất khó ngăn chặn xe quá tải:

 

"Bảo vệ, quản lý kết cấu hạ tầng giao thông thì lực lượng thanh tra quản lý sẽ thường xuyên, liên tục hơn, nó trong cùng một ngành, lĩnh vực".

Chuyên gia giao thông Khương Kim Tạo cho rằng, đứng về trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, giao cho Thanh tra GTVT là phù hợp, bởi điều này liên quan mật thiết đến an toàn của hạ tầng giao thông – là trách nhiệm của ngành giao thông:

 

"Giao thông thì tạo ra hạ tầng và phải có trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ cho hạ tầng an toàn. Ví dụ như đường xá xe quá tải phá nát, cầu cống xe quá tải đi qua bị sập đi thì cái đó nếu giao cho một cơ quan khác bảo quản thì khi đó cơ quan khác phải chịu trách nhiệm về tất cả những vấn đề đó".

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, thanh tra GTVT có toàn quyền trong việc thanh tra trong lĩnh vực GTVT, còn CSGT là lực lượng hỗ trợ cho hoạt động quản lý nhà nước, và quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông là của ngành giao thông. Đây là nguyên tắc được pháp luật quy định, chứ không mang tính phân chia:

 

"Nếu quy định thanh tra không được quyền dừng xe, không được quyền kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, tôi cho rằng không hợp lý. Thanh tra là có quyền kiểm tra hết, đấy là nhiệm vụ chính của thanh tra, bởi thanh tra giao thông là thanh tra xem ai là người vi phạm pháp luật, mà thanh tra ở đây có nghĩa là thanh tra và kiểm tra".

Việc xử lý xe quá tải bằng công nghệ tự động không những giảm áp lực đối với các lực lượng thực thi công vụ, mà còn làm tăng tính nh bạch trong việc xử lý, khi hoàn toàn không có sự hiện diện hay can thiệp của con người

Nhiều năm qua, dù lực lượng Thanh tra giao thông hay liên ngành công an- giao thông phối hợp, xe quá tải vẫn tìm cách lén lút hoạt động. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do việc xử lý xe quá tải vẫn chủ yếu dựa vào con người. Dưới góc nhìn của VOVGT, chỉ khi áp dụng công nghệ giám sát, vi phạm mới được phát hiện và xử lý triệt để.

Mời quý vị và các bạn đến với góc nhìn này của VOVGT qua bài bình luận với nhan đề: "Cần lấy công nghệ làm nền tảng"

 

Từ giữa tháng 8/2020, sau khi trạm kiểm tra tải trọng xe tự động do Nhật Bản tải trợ, lắp đặt và chính thức hoạt động tại Quốc lộ 5, chiều từ Hải Phòng về Hà Nội, số xe vi phạm về tải trọng đã giảm hơn 21 lần so với trước đó. 

Còn trên cao tốc Hà Nội – Lào Cai, sau 2 tuần đưa vào khai thác, với 110 camera giám sát trên toàn tuyến, hệ thống đã tự động phát hiện phương tiện vi phạm, cảnh báo đến lực lượng chức năng, qua đó đã xử phạt hơn 1.000 phương tiện vi phạm TTATGT. 

Những ví dụ trên cho thấy, chỉ bằng những hệ thống công nghệ tự động, toàn bộ vi phạm của các phương tiện đều được giám sát và nắm bắt, qua đó có biện pháp xử lý phù hợp mà không cần sự có mặt của con người. Rõ ràng qua một thời gian ngắn áp dụng, hầu hết các vi phạm đều bị xử lý. Người tham gia giao thông, khi biết có hệ thống giám sát, khi biết chắc hành vi vi phạm sẽ bị phát hiện và xử lý, tự họ sẽ tự động chấp hành.

Trở lại câu chuyện lực lượng nào chịu trách nhiệm xử phạt vi phạm trên đường? Lực lượng nào chịu trách nhiệm ngăn chặn, xử lý xe quá tải. Nếu nói lực lượng thanh tra giao thông thực hiện lâu nay, báo cáo của Tổng cục Đường bộ VN – đơn vị chịu trách nhiệm chính giám sát và thực thi công tác xử lý xe quá tải cho thấy, tình trạng xe quá tải vi phạm bị xử lý vẫn luôn duy trì ở mức xấp xỉ 10%. Thậm chí, xe quá tải vẫn ngang nhiên chạy trên các Quốc lộ, tỉnh lộ, các khu vực dẫn vào mỏ vật liệu…

Còn nói lực lượng CSGT, câu chuyện xe quá tải cày nát cao tốc Hà Nội – Lào Cai 2 năm về trước cho thấy, xe quá tải vẫn vô tư hoạt động, dù lực lượng CSGT thường xuyên tuần tra, xử lý, dù trạm cân tải trọng của đơn vị quản lý, khai thác cao tốc không hề trục trặc.

Nhiều ý kiến cho rằng, chỉ khi việc ứng dụng công nghệ vào giám sát, phát hiện và xử lý, xe quá tải mới được ngăn chặn. Để làm được điều này, các tuyến cao tốc, quốc lộ trọng yếu, các khu vực khai thác mỏ… cần được lắp đặt hệ thống cân tải trọng tự động. Khi đó toàn bộ phương tiện vi phạm sẽ được phát hiện kịp thời. 

Ngay cả khi các hệ thống cân tự động tại các đầu mối nguồn hàng, khu vực khai thác mỏ, các tuyến cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ được lắp đặt, cũng khó giám sát hết khi các tài xế cốn tình né tránh. Lúc đó, các trạm cân lắp đặt tại các trạm thu phí, hệ thống cân tự động tại các khu vực đầu mối, các công trình xây dựng và cân xách tay do thanh tra giao thông đang sử dụng sẽ phát huy hiệu quả. 

Việc xử lý xe quá tải bằng công nghệ tự động không những giảm áp lực đối với các lực lượng thực thi công vụ, mà còn làm tăng tính nh bạch trong việc xử lý, khi hoàn toàn không có sự hiện diện hay can thiệp của con người.

Rõ ràng cuộc chiến ngăn chặn, xử lý xe quá tải được ngành giao thông thực hiện rầm rộ từ năm 2013, tiếp đó đến quy chế phối hợp liên ngành theo Kế hoạch số 12593 giữa công an và giao thông nhằm mục tiêu xử lý dứt điểm xe quá khổ quá tải, nhưng đến nay vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn, mà một trong những nguyên nhân là do vẫn chủ yếu dựa vào con người.

Đã đến lúc cần nhìn nhận lại cách thức phát hiện và xử lý xe quá tải. Nếu vẫn chủ yếu dựa vào sức người, dù phân định lực lượng nào cũng khó có thể ngăn chặn xe quá khổ, quá tải./.