'Khí phách uy mãnh', tiếp nối mạch nguồn dân gian trong đời sống đương đại

Cuối thế kỷ 19, đất kinh kỳ Thăng Long mỗi độ tết đến xuân về luôn tràn ngập những sạp bán tranh tết trên phố Hàng Trống, Hàng Nón hay Hàng Lược. Thú chơi tranh của người Tràng An xưa đã tạo nên một dòng tranh nổi tiếng có tên Hàng Trống. Ngày nay, thật k

Không hẹn mà gặp trước thềm xuân Nhâm Dần 2022, những cá nhân nặng lòng với tranh dân gian, bằng tình yêu với văn hóa Việt, họ không chỉ phục dựng lại một dòng tranh đã mai một hơn bảy thập kỷ, mà còn nỗ lực đưa tranh dân gian đến gần với cuộc sống đương đại…

Với triển lãm “Khí phách uy mãnh”, một hoạt động thuộc chuỗi chương trình “con giáp của tôi” được tổ chức thường niên, Hội quán di sản đã giới thiệu bộ tranh hổ theo phong cách tranh Hàng Trống qua góc nhìn mới của hoạ sĩ, nhà thiết kế 9x Nguyễn Minh Ngọc – người tuổi hổ vẽ về hổ.

Triển lãm tranh “Khí phách uy mãnh”

“Với năm hổ tôi cũng muốn vẽ một bộ sưu tập về tranh hổ. Vì vậy nó cũng là cái thôi thúc tôi tìm hiểu về các hình tượng con hổ trên các tạo hình nghệ thuật mà cha ông để lại. Đây là bộ tranh đầu tiên mình vẽ phong cách tranh hàng trống”, Hoạ sĩ Minh Ngọc cho biết.

Tranh chơi tết và tranh thờ là hai loại “cộp mác” của tranh Hàng Trống. Trong tiềm thức dân gian, “ông ba mươi” là tên gọi đầy uy linh, quyền kính trong những gian thờ, đình, chùa, ếu mạo. Cũng chính vì thế, không chỉ dừng lại ở một tác phẩm hội họa “Ngũ hổ”- bức tranh nổi tiếng của dòng tranh Hàng Trống ẩn chứa nhiều thông điệp của nền văn hóa cổ phương Đông; ứng dụng các quy tắc về phong thủy, văn hóa, màu sắc, tạo nên một bức tranh ý nghĩa về văn hóa, phong thủy.

Việc lựa chọn phong cách tranh Hàng Trống và giới thiệu nghệ thuật tạo hình hổ Việt Nam thông qua các sản phẩm mỹ thuật công nghiệp ứng dụng vào đời sống đương đại, theo anh Trần Thanh Tùng – Người sáng lập Hội quán di sản thì đây là những nỗ lực để tranh dân gian có thêm những hướng phát triển mới, hòa nhập đời sống đương đại: “Trong sứ mệnh của hội quán di sản là tôn vinh bản sắc Việt tự hào truyền thống Việt nhưng đồng thời phải luôn luôn nghĩ rằng làm thế nào đánh thức nó để ứng dụng nó vào thì chúng ta nên nhìn thấy trong năm nay hội quán di sản đã làm được những việc rất cụ thể.

Đó là đưa ra được những giải pháp đồ họa ứng dụng cái tinh thần qua bức tranh ngũ hổ. Nó không còn giới hạn bởi giấy dó nữa mà nó có thể ứng dụng trên những bức tranh đồ họa. Nó phá vỡ tất cả những nguyên tắc trước đó có truyền thống.”

Với sự phá cách đó, Hội quán di sản đã tạo ra những tác phẩm in với kỹ thuật số với kích thước nhỏ nhất hoặc là lớn nhất với đa chất liệu như việc đưa các hình tượng hổ lên kim loại khiến món đồ có thể gia tăng đến khoảng vài trăm năm.

Hoạ sĩ trẻ Minh Ngọc còn nghiên cứu rất kỹ hình tượng hổ trong dòng chảy nghệ thuật nước ta để đưa vào tác phẩm, tạo nên nét phá cách cho bộ tranh của mình: “Đầu tiên mình đưa phù điêu thời lê trung hưng đc lưu giữ tại bảo tàng VN, và còn có cờ của quân đội nhà nguyễn đc pháp sưu tập. Một phần nữa là từ các phù điêu ở trên hồi của các đền chùa như hổ phù để tạo ra dòng tranh hàng trống. Đặc biệt nhất là tranh ngũ hổ đc phục dựng lại từ tranh đc lưu giữ tại bảo tàng Pháp.”

Giá trị cốt lõi của nghệ thuật xưa nay là phản ánh văn hóa và đời sống xã hội. Cuộc lội ngược dòng trở về với những giá trị văn hóa truyền thống để gìn giữ, khởi tạo của những người nặng lòng với tranh dân gian Việt Nam, mà rộng ra là văn hóa Việt Nam, là rất đáng khích lệ. Đó là những cánh én nhỏ nhưng đã góp phần nối lại được những đứt gãy và lan tỏa những giá trị văn hóa dân gian với cộng đồng