Hướng đến phát triển du lịch bền vững

Phát triển du lịch xanh đã trở thành một nguyên tắc, một xu thế chung được nhiều quốc gia trên thế giới

Phát biểu tại diễn đàn Du lịch xanh trong khuôn khổ  Hội chợ du lịch quốc tế VITM 2019 được tổ chức tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lê Quang Tùng khẳng định: phát triển du lịch xanh đã trở thành một nguyên tắc, một xu thế chung được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn, trong đó có Việt Nam. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã chỉ rõ phát triển sản phẩm du lịch xanh, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương là giải pháp để nước ta phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Quang Tùng phát biểu tại diễn đàn

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp trong ngành du lịch nước ta, tiêu biểu là tập đoàn Flango, Saigontourist… có tính linh động cao đã thực hiện các biện pháp chuyển đổi theo hướng du lịch xanh như mô hình tiết kiệm điện, nước, cơ sở lưu trú xanh… Ông Nguyễn Công Hoan, Tổng giám đốc công ty lữ hành Hanoi Redtour cho biết: Chủ đề du lịch xanh là 1 trong những chủ đề chúng tôi rất quan tâm, chúng tôi kiên định đi theo triết lý xanh ngay từ đầu, vì chúng tôi sở hữu 2 dự án đắc địa, không gian thiên nhiên cũng như nguồn nước rất tuyệt vời ở Flango Đại lải. Thông qua điểm mạnh thiết kế và quy hoạch chúng tôi bảo tồn và chú trọng giữ lại giá trị thiên nhiên và bàn tay sắp đặt của con người, chúng tôi đãvà đang phát triển. Tôi nghĩ là đúng hướng, chúng tôi có thương hiệu: Forest in the sky là 1 trong những chương trình điển hình.

Việt Nam có tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa - nhân văn rất phong phú, đa dạng. Đó là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch xanh. Mặt khác, Việt Nam cũng là 1 quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Do vậy, chúng ta càng cần phải phát triển du lịch xanh, góp phần phát triển 1 nền kinh tế xanh bền vững. Để làm được điều đó cần có sự chung tay góp sức của các doanh nghiệp, nhà quản lý và cả du khách.

Bà Đoàn Thị Thanh Trà- Giám đốc tiếp thị truyền thông công ty lữ hành Saigontourist khẳng định: Chúng tôi luôn đặt nhiệm vụ gìn giữ, bảo vệ môi trường lên trên hế, vì thế, các sản phẩm của chúng tôi cũng luôn gắn kết với chủ đề của hội chợ vitm lần này. Trong hơn 60 sản phẩm, chúng tôi lồng ghép các thông điệp phối hợp, hợp tác giữa doanh nghiệp và tất cả du khách để bảo vệ môi trường. Ở đây là cả về tự nhiên và văn hóa. Thông qua đó góp phần bảo vệ môi trường du lịch phát triển bền vững, gìn giữ tài nguyên cho tương lai   

Trong thời gian gần đây, du khách đến Việt Nam thích chọn các tour, khu nghỉ, dịch vụ, hàng hóa có nhãn sinh thái. Đó là xu hướng của các đoàn, cá nhân tới từ những nước có trình độ văn hóa, chi trả cao như châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật... Họ có ý thức về an toàn và sức khỏe, muốn quay về với thiên nhiên. Nắm bắt được tâm ý đó, loại hình du lịch homestay của người dân tộc thiểu số Tây Bắc đã và đang rất phát triển, điều này không những giúp tăng  thu nhập mà còn tạo thêm việc làm cho bà con trong buôn làng.

Ông Tráng A Chu, giám đốc kinh doanh “A Chu homestay” chia sẻ: Theo tôi du lịch xanh được áp dụng trong các bản làng rất tốt, hiện nay có rất nhiều resort, nhà hàng, khách sạn không giữ được không gian xanh thì du khách không quay lại. Hiểu được tâm ý của khách như vậy homestay cuả A Chu luôn sử dụng đồ thân thiện nhất để mọi người thưởng thức không gian thiên nhiên ền Tây Bắc. Ngày trước người ta chỉ nghĩ đến ma túy của tây bắc nhưng hiện nay người ta luôn nghĩ đấy là bản người Mông thực sự, đi vào lòng du khách...

Hội chợ thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách

Có thể thấy nhiều doanh nghiệp trong ngành du lịch Việt Nam có tính linh động cao nên đã nhanh chóng áp dụng các sáng kiến mới, văn nh hợp với xu thế. Hiện tại, nhiều đơn vị đã thực hiện biện pháp chuyển đổi theo hướng du lịch xanh như mô hình tiết kiệm điện, nước tại cơ sở lưu trú, hướng dẫn khách bảo vệ môi trường khi đi rừng leo núi như :tour thám hiểm hang động tại các vườn quốc gia. Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng viện nghiên cứu phát triển du lịch thì, du lịch xanh là nền tảng, cơ sở để hướng đến phát triển bền vững: Du lịch xanh ở Việt nam đã được thực hiện trong suốt những giai đoạn vừa qua kể từ chiến lược phát triển du lịch Việt nam đến 2010, sau đó là đến 2020, tầm nhìn 2030 đều nhấn mạnh yếu tố phát triển bền vững, định hướng phát triển du lịch Việt nam theo hướng phát triển bền vững trong đó, du lịch xanh như 1 nền tảng, 1 cơ sở để phát triển.

Phát triển du lịch xanh, du lịch bền vững đã trở thành một nguyên tắc, một xu thế chung trong phát triển du lịch nhiều quốc gia trên thế giới và các sản phẩm du lịch xanh luôn được du khách trên thế giới quan tâm, đón nhận.

Diễn đàn, với sự tham gia của 1.000 đại biểu là đại diện các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, lãnh đạo các doanh nghiệp, khu du lịch sinh thái, sinh viên các trường du lịch… đã cùng chia sẻ những kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch xanh , trên cơ sở tôn trọng tài nguyên, bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển du lịch bền vững...