Hà Nội: Lắp đèn tín hiệu tại một số điểm 'nóng' để giảm ùn tắc

VOVGT - Để giảm thiểu ùn tắc, Hà Nội thực hiện sửa chữa, lắp thêm hệ thống đèn tín hiệu trên nhiều tuyến đường...

4 cầu vượt sông Hồng, sông Đuống trị giá 38.000 tỷ chuẩn bị xây dựng nhằm giảm tải cho giao thông Hà Nội

Nghe thông tin chi tiết tại đây:

 

Sở GTVT Hà Nội vừa yêu cầu các đơn vị tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông hợp lý; Kịp thời giải tỏa, khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến đường có lưu lượng phương tiện giao thông lớn nhằm phục vụ nhân dân đi lại trong thời gian tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sự phạm năm 2018.

Mới đây, Hội An toàn giao thông Việt Nam đã tổ chức sự kiện “Du lịch có trách nhiệm - An toàn giao thông” tại Hà Nội thu hút được nhiều sự quan tâm của người dân Thủ đô.

Sự kiện nhằm tuyên truyền đến người dân, đặc biệt là giới trẻ kiến thức an toàn giao thông cần thiết khi đi du lịch thông qua các câu hỏi đố vui, phần giao lưu, trao đổi trực tiếp với chuyên gia.

Hà Nội sắp có cầu vượt qua sông Hồng với tổng mức đầu tư gần 4.900 tỉ đồng. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý với đề xuất của UBND TP Hà Nội về việc xây dựng cầu Mễ Sở và đường dẫn hai đầu cầu theo hình thức BOT.

 

Toàn cảnh vụ lật tàu SE 19 ở Thanh Hóa khiến 3 người tử vong, 6 toa tàu bị lật

 

Trong vòng 1 tuần qua, hàng loạt các vụ tai nạn đường sắt, từ nhẹ đến hết sức nghiêm trọng, đã xảy ra khiến người dân hết sức lo lắng. Điển hình như vụ tàu SE19 đâm trực diện vào xe tải ở Thanh Hóa khiến 3 người tử vong, 6 toa tàu bị lật; hay vụ việc xe tải đi qua đường ngang bị tàu hàng tông ở Nghệ An. Trước đó, vào tháng 4/2018, trên địa bàn Hà Nội cũng xảy ra vụ va chạm giữa tàu SE5 với xe tải khiến lái xe tải bị thương nặng phải nhập viện cấp cứu.

 

Đặc điểm chung trong các vụ việc này là sơ suất của lái xe thiếu quan sát khi đi qua các đường ngang không có người cảnh giới. Họ phớt lờ toàn bộ hệ thống gác chắn, đèn cảnh báo hoặc các biển báo hiệu nguy hiểm nơi giao nhau với đường sắt.

Chuyên gia ATGT đường sắt Nguyễn Văn Bình cho biết, hiện cả nước có xấp xỉ 6 nghìn giao cắt, trong đó đường ngang có gác chiếm tỉ lệ nhỏ, còn lại chủ yếu là giao cắt không có người cảnh giới, giao cắt bất hợp pháp. Đây là điều kiện tiềm ẩn nguy cơ tai nạn đường sắt cao.

Chuyên gia Nguyễn Văn Bình nói:

“Trong khi chúng ta chưa có đủ điều kiện kinh tế để làm hầm chui, làm cầu vượt cũng như không thể gác chắn tất cả các giao cắt đồng mức, thì rất cần người tham gia giao thông chấp hành quy định về giao thông đường bộ, đường sắt khi băng qua giao cắt không có gác chắn”.

Đề cập sự chủ quan của người tham gia giao thông, ông Nguyễn Văn Bình khuyến cáo, nếu nhìn trực diện vào đoàn tàu có thể sẽ có cảm giác tàu đang chạy chậm, nhưng thực tế tốc độ tàu rất cao có thể lên tới 70-80km/h. Vì vậy, khi nhìn thấy tàu, các chủ phương tiện buộc phải dừng lại, chờ tàu chạy qua. Bên cạnh đó, kể từ khi đèn đỏ nhấp nháy cho đến khi tàu chạy qua chỉ vào khoảng 40-45 giây, nếu cố tình băng qua, rất nguy hiểm.

Chuyên gia ATGT đường sắt Nguyễn Văn Bình nói:

“Khi có người gác chắn rồi, chúng ta phải tôn trọng chỉ huy của người gác chắn. Còn với đường ngang không gác chắn, nhưng có biển báo, đèn hiệu thì phải nghiêm chỉnh chấp hành, tức là khi có đèn đỏ bật rồi thì phải dừng lại để tàu chạy qua rồi mới di chuyển tiếp”.

 

Hà Nội thực hiện hàng loạt các giải pháp, trong đó có lắp thêm đèn tín hiệu để giảm ùn tắc giao thông

Sở GTVT Hà Nội gần đây đã lên kế hoạch lắp đặt đèn tín hiệu ở một số nút giao thông “nóng” về trật tự ATGT. Chi tiết kế hoạch này, được ông Lê Hữu Hồng - PGĐ Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông, Sở GTVT Hà Nội cho biết:

 

PV: Ông có thể chia sẻ rõ hơn về việc tổ chức lắp đèn tín hiệu tại một số nút giao thông trên địa bàn thành phố trong thời gian tới?

Ông Lê Hữu Hồng: Tất cả các nút giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội dự kiến lắp đặt trong tháng 5 đều có hiện tượng ùn tắc và tai nạn giao thông. Ban Duy tu chúng tôi đã cơ bản hoàn thành khối lượng hạ tầng, dự kiến sẽ hoàn thành vào trung tuần tháng 6.

Cụ thể, các nút trên đường 100 mét Nguyễn Hữu Sơn đã xong, chuẩn bị bật đèn, vận hành chạy thử. Các nút Trần Phú – Mỗ Lao – Quang Trung, Tạ Quang Bửu dự kiến vào 15/6 sẽ chạy thí điểm. Riêng nút Hoa Lư – Đại Cồ Việt chúng tôi đang xin phép di chuyển cây xanh ở dải phân cách giữa, đến cuối tháng 6 sẽ bật đèn.

PV: Ông đánh giá ra sao về hiệu quả của việc tổ chức đèn tín hiệu ở những nút giao này?

Ông Lê Hữu Hồng: Sau khi thi công, lắp đèn xong, chúng tôi nghĩ đương nhiên việc giảm ùn tắc, tai nạn giao thông sẽ được cải thiện ở các nút giao này.

PV: Cảm ơn ông.