Gốc rễ từ nhận thức

Để lập lại trật tự giao thông, góp phần hạn chế tai nạn giao thông thì việc tăng mức xử phạt hành chính là cần thiết. Nhưng điều này là chưa đủ. Giải pháp căn cơ là làm thế nào để thay đổi những nguyên nhân gốc rễ xuất phát từ nhận thức của người tham gia giao thông.

Mục đích việc ra đời các chế tài trong xã hội nói chung và lĩnh vực giao thông nói riêng với mong muốn xây dựng và duy trì trật tự xã hội ngày càng tốt hơn. Trong đó, việc tăng nặng mức xử phạt là một trong những biện pháp được nhà nước triển khai, nhằm tăng tính răn đe và sự nghiêm nh của pháp luật.

Là đô thị đặc biệt, TP.HCM có số dân cư tập trung đông nhất cả nước và lượng phương tiện tham gia giao thông có xu hướng tăng cao.

Với đề xuất Nghị quyết tăng khung hình phạt của thành phố, trong đó một số hành vi gây nguy hiểm cao và bức xúc cho người đi đường như nẹt pô, lạng lách, đánh võng, chạy một bánh, nằm trên xe điều khiển phương tiện… là hết sức cần thiết trong bối cảnh tai nạn và ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng. Nhất là các đối tượng vi phạm ngày càng trẻ hóa và có dấu hiệu chống đối, manh động hơn.

Song, nhà nước cần lưu ý đến điều kiện kinh tế hiện nay của người dân trước khi áp dụng. Bởi, người dân còn nhiều khó khăn như công nhân, phụ hồ, lái xe ôm…; nhất là kinh tế giảm sút sau đại dịch Covid-19, tình cảnh vật giá leo thang, khó đảm bảo mức sống.

Do đó, thành phố cần lấy ý kiến toàn dân, có thời gian xem xét, đánh giá quy trình, cũng như nghiên cứu mặt bằng thu nhập bình quân đầu người, để tránh mức phạt “tận thu”, gây gánh nặng lên đời sống nhân dân.

Mặc khác cũng phải nhìn nhận, sự “nhờn luật”, ý thức chủ quan của một bộ phận người dân xuất phát từ hậu quả của việc buông lỏng quản lý, cơ chế “xin cho” trong xử phạt tồn tại thời gian dài trước đó.

Rõ ràng, nếu thiếu cái tâm, thiếu trách nhiệm và sự giám sát thì cho dù mức xử phạt càng tăng, khả năng “tiêu cực, thương lượng để giải quyết” cũng càng nhiều. Thậm chí, một số trường hợp cán bộ còn “vạch lá tìm sâu” để bắt phạt người đi đường.

Thực tế này khiến không ít người dân lo ngại, chưa ủng hộ chính sách, thậm chí mất niềm tin vào tính nghiêm nh của pháp luật. Muốn biện pháp này có hiệu quả triệt để, đòi hỏi lực lượng thực thi công vụ phải giữ mình trong sạch, nghiêm nh, công bằng, giải quyết đến nơi đến chốn.

Ngoài ra, lực lượng công an cũng cần phối hợp với các ngành chức năng thành phố thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đi kèm như kịp thời khắc phục hạ tầng xuống cấp; rà soát, hoàn thiện các hệ thống biển báo hiệu, chỉ dẫn. Bởi hiện nay trên đường có nhiều biển tín hiệu giao thông còn mâu thuẫn, bị che khuất, tạo thành những “cái bẫy” người đi đường.

Một vấn đề nữa là, dù rằng mức phạt tiền càng cao sẽ đánh động trực tiếp đến “túi tiền” thu nhập của người dân. Phần nào cũng khiến họ phải suy nghĩ, đắn đo, dè chừng hành vi của mình trước khi tham gia giao thông. Thế nhưng, điều này chỉ giải quyết vấn đề ở ngọn.

Gốc rễ để kéo giảm các vi phạm và tai nạn giao thông là phải tăng cường công tác nhắc nhở, tuyên tuyên truyền sâu rộng từ gia đình, nhà trường đến xã hội, giúp người dân nắm và hiểu rõ pháp luật; từ đó có những chuyển biến tích cực từ trong nhận thức.

Chung quy trách nhiệm giảm thiếu tai nạn giao thông, không chỉ là sự nỗ lực của chính quyền địa phương mà còn là trách nhiệm chung của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Đây mới là giải pháp căn cơ và lâu dài để xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.