Giám sát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả hoạt động xe buýt trợ giá

Liên quan đến tình hình hoạt động xe buýt, ông Võ Khánh Hưng, Phó Giám đốc Sở GTVT Tp. Hồ Chí Minh cho biết, Sở đang xây dựng đề án tính trợ giá xe buýt sao cho hiệu quả, tiết kiệm và đúng quy định, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành hoạt độ

Ảnh nh họa

Theo ông Võ Khánh Hưng, cùng với việc tính toán cập nhật tình hình hoạt động cũng như lộ trình của xe buýt cho sát thực tế, Sở GTVT cũng đặt ra việc giám sát chặt chẽ sản lượng hành khác thông qua giám sát trực tiếp và từ các thiết bị công nghệ. Theo đó, sản lượng hành khách năm nay sẽ tính đúng, tính đủ, không có trường hợp "tính khống" sản lượng.

Ngoài ra, Thành phố vừa qua mới phê duyệt quy chế phối hợp trong quản lý và điều hành vận tải hành khách công công cộng. Theo đó, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng hiện trực thuộc Sở Giao thông Vận tải nhưng tương lai có thể trực tiếp trực thuộc UBND Tp. Hồ Chí Minh để quản lý nguồn vốn phục vụ hệ thống vận tải hành khách công cộng, bao gồm cả hệ thống xe buýt hay metro sau này.

Hiện nay, Sở GTVT đang nghiên cứu các đề án ưu tiên cho xe buýt. Thứ nhất là dự án giao thông xanh, tuyến xe buýt BRT dự kiến đi từ đầu bến xe ền Tây (quận Bình Tân) chạy thẳng về bến xe ền Đông mới (Quận 9). Thứ hai là tuyến xe buýt nhanh, dọc đường Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu (Quận 1, Quận 3).

Đối với tạo nguồn thu từ xe buýt, ông Võ Khánh Hưng cho biết, hoạt động này không còn hiệu quả, trước đây có thể sẽ có lợi cho nhà đầu tư nhưng càng về sau có nhiều hình thức quảng cáo khác. Đặc biệt, công nghệ LED để quảng cáo mang lại hiệu quả đa dạng, phong phú và tức thời hơn nên việc quảng cáo trên thân xe buýt gặp nhiều khó khăn.

Trước đây, Sở GTVT Tp. Hồ Chí Minh đã phối hợp với các cơ quan khác tổ chức đấu thầu quảng cáo trên xe buýt, nhưng sau 1 lần thành công với kinh phí thu về khoảng trên 160 tỷ, thì các gói thầu sau đó đều thất bại, không thể tiếp tục. Sở đã kiến nghị với UBND Thành phố cho phép tính toán lại giá để thu hút nhà đầu tư.

Cuối tháng 5/2020, Sở GTVT có văn bản gửi Sở Tài chính đề xuất tăng thêm tiền trợ giá xe buýt so với dự toán, trong đó tăng thêm 161 tỷ đồng, để nâng mức trợ giá xe buýt năm 2020 là trên 1.311 tỷ đồng. Ông Võ Khánh Hưng cho biết: "Với cách bố trí kinh phí trợ giá năm 2020 như vừa qua là chưa đủ. Mặc dù đã giao 1150 tỷ đồng nhưng theo tính toán 1 cách kỹ lưỡng, có khảo sát hết sức cân nhắc thì con số này vào khoảng 1331 tỷ đồng." 

Sau thời gian tạm ngưng do dịch COVID-19, nhu cầu đi lại của nhiều tuyến xe buýt chưa cao

Theo ông Võ Khánh Hưng, vận tải hành khách công cộng cần được bao cấp, thông qua việc trợ giá cho xe buýt hiện nay. Năm 2020, mức trợ giá xe buýt 1.150 tỷ đồng là không đủ. Việc đề xuất xin thêm 161 tỷ đồng, Sở GTVT đã cân nhắc, tính toán rất kỹ, bao gồm cả việc tránh sự trùng lắp các tuyến, chuyến xe, gây lãng phí. Hiện ngành giao thông thành phố đang xây dựng đề án tính trợ giá xe buýt tiết kiệm và đúng quy định, đồng thời nâng cao hiệu quả việc quản lý cũng như từ đơn vị khai thác tuyến.

Từ khi hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngưng do dịch COVID-19, nhu cầu đi lại của nhiều tuyến xe buýt chưa cao. Hoạt động của xe buýt cũng chỉ mới phục hồi hoạt động khoảng 80% so với kế hoạch. Ghi nhận tại một số tuyến, lượng hành khách trên xe không quá đông, kể cả vào giờ cao điểm sáng và chiều.

Vừa qua, Sở GTVT cũng đã quyết định ngừng khai thác trên ba tuyến xe buýt có trợ giá từ ngày 1/7:  Tuyến số 2 (Bến Thành – Bến xe Miền Tây), tuyến số 11 (Bến Thành – Đầm Sen), tuyến 144 (Bến xe Miền Tây – Chợ  Lớn – Công viên Đầm Sen – Cư xá Nhiêu Lộc) sau khi rà soát lại mạng lưới và tình hình khai thác thực tế./.