Gắn trách nhiệm người đứng đầu với việc đảm bảo ATGT đường sắt

VOVGT - Có ý kiến cho rằng, cần đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cấp chính quyền địa phương nơi có đường sắt đi qua trong việc đảm bảo ATGT đường sắt.

 

Theo thống kê của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, trong số gần 6.000 đường ngang dân sinh qua đường sắt, chỉ có khoảng 1.500 đường ngang hợp pháp, còn lại khoảng 4.300 đường ngang không hợp pháp. Thực tế cho thấy, trong số 32 vụ TNGT đường sắt xảy ra trong những tháng đầu năm 2017 cho thấy, có gần 54% số vụ tai nạn xảy ra tại các đường ngang dân sinh bất hợp pháp.

Từ thực tế này, việc quản lý đường ngang dân sinh đang đặt ra rất cấp thiết để hạn chế TNGT đường sắt. Kinh nghiệm thực tế tại Nam Định cho thấy, nếu có sự vào cuộc của chính quyền địa phương, việc kiềm chế TNGT đường sắt hoàn toàn có thể thực hiện được.

Sở GTVT tỉnh Nam Định và ngành đường sắt phối hợp rà soát, thống nhất phương án xử lý bất cập các điểm đường ngang dân sinh qua đường sắt tại địa phận huyện Mỹ Lộc. Ảnh: Báo Nam Định

Ông Phan Phương Đông, Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh Nam Định cho biết, trên địa bàn có tới 276 đường ngang dân sinh tự mở, là một trong những địa phương có nhiều đường ngang trái phép nhất cả nước. Tuy vậy, sau vụ TNGT đường sắt nghiêm trọng xảy ra hồi tháng 9/2014 tại địa bàn xã Tân Thành (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đã huy động nguồn kinh phí của tỉnh và nguồn vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp ven đường sắt để nâng cao ATGT đường sắt.

Cụ thể, tỉnh đã tổ chức đóng 6 điểm đường ngang bất hợp pháp tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây TNGT nhất trên địa bàn; cắm 80 biển báo cảnh giới tại các vị trí có mức độ mất ATGT cao, đông người qua lại.

Theo ông Đông, hiện tại, tất cả các địa phương có đường sắt đi qua của Thành phố Nam Định đều được áp dụng biện pháp cảnh giới, bảo đảm trật tự ATGT tại những điểm đường ngang bất hợp pháp. Việc cảnh giới tại các đường ngang do chính quyền các xã, phường, thị trấn, các doanh nghiệp, hộ dân dọc ven đường sắt tổ chức thực hiện.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp còn tự nguyện đầu tư kinh phí làm đường gom mở lối đi chung, lắp đặt barie, người cảnh giới, bảo đảm ATGT như: các doanh nghiệp trên địa phận xã Tân Thành (huyện Vụ Bản); Công ty Hoàng Long tại huyện Mỹ Lộc…

Chia sẻ kinh nghiệm quản lý ATGT đường sắt, ông Đông nói:

 

Đánh giá về cách làm của tỉnh Nam Định, ông Đoàn Duy Hoạch, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho rằng, đây là số ít địa phương coi nhiệm vụ đảm bảo ATGT đường sắt là nhiệm vụ chính trị của chính quyền, đoàn thể tại địa phương.

Theo ông Hoạch, từ giữa năm 2016, hầu hết các địa phương đều ký kết quy chế phối hợp đảm bảo ATGT đường sắt, song đến thời điểm này, không phải địa phương nào cũng thực hiện được. Chẳng hạn, tịa địa bàn Phú Thọ có trên 90 đường ngang dân sinh bất hợp pháp, nhưng mới chỉ tổ chức gác chắn được 17 điểm.

Về điều này, ông Hoạch nói:

 

Cũng theo ông Hoạch, hiện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã làm việc với Tổng cục Đường bộ, thống nhất với các Sở GTVT để xác định các vị trí đường ngang để làm gờ giảm tốc, nhằm hạn chế TNGT đường sắt tại các đường ngang dân sinh.

Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa cho rằng khi đưa dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi ra bàn thảo, nhiều ý kiến tỏ ra bức xúc vì tình trạng mất ATGT đường sắt và đề xuất cần Luật hóa trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc đảm bảo ATGT đường sắt, đặc biệt là việc thu hẹp hoặc đóng các đường ngang dân sinh bất hợp pháp có nguy cơ mất ATGT cao.

Theo lãnh đạo Bộ GTVT, trước mắt địa phương phải tích cực, không chỉ đựa vào nguồn vốn trung ương, mà phải đưa vào kế hoạch của địa phương để có giải pháp tốt, nếu không sẽ tiếp tục phải đối mặt với tình trạng tai nạn nghiêm trọng và thương tâm.

Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa nói: