Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong tổ chức giao thông

Hệ thống biển báo điện tử thông minh VMS lắp đặt tại đường Vành đai 2 trên cao được triển khai thí điểm từ cuối năm 2022. Mục đích là để cảnh báo trước đến người lái xe về tình trạng giao thông ở nút giao thông Ngã Tư Sở, để người lái xe có thể lựa chọn được tuyến đi cho phù hợp.

Thường xuyên chở khách trên tuyến đường Vành đai 2 trên cao, tài xế xe công nghệ Nguyễn Thành Trung (ở Long Biên, Hà Nội) thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình giao thông hiển thị trên biển báo thông nh VMS được lắp đặt trên đường Vành đai 2 trên cao. Việc chủ động nắm bắt tình trạng giao thông hiển thị trên biển báo VMS giúp anh Trung chủ động thay đổi lộ trình nếu khu vực Ngã Tư Sở bị ùn tắc: "Đấy cũng là công nghệ mới, áp dụng thêm, cũng là bước tiến mới trong các giải pháp để ngăn chặn việc ùn tắc giao thông. Cũng hay".

Một số tài xế cũng phản ánh, nhờ việc nắm bắt tình trạng giao thông trên tuyến nên họ chủ động trong việc tham gia giao thông trên tuyến:

"Nó sẽ giúp cho mình chủ động về hướng đi, nếu thấy trên khu vực Ngã Tư Sở ùn tắc thì có thể rẽ luôn xuống đường kia để đi".

"Hiện tại đang đi rất tốt. Có thông tin và sự điều tiết như thế này là tuyệt vời".

Từ camera ghi nhận theo thời gian thực, màn hình VMS sẽ liên tục xuất hiện thông tin kèm theo hình ảnh tương ứng, giúp người lái xe chọn hướng di chuyển phù hợp (Ảnh nh họa - Hà Nội Mới)

Đại diện lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội thông tin, hệ thống biển báo điện tử thông nh VMS lắp đặt tại đường Vành đai 2 trên cao được triển khai thí điểm từ cuối năm 2022. Mục đích của việc thí điểm là để cảnh báo trước đến người lái xe về tình trạng giao thông ở nút giao thông Ngã Tư Sở, để người lái xe có thể lựa chọn được tuyến đi cho phù hợp nhằm giảm áp lực giao thông cho nút giao Ngã Tư Sở và góp phần đảm bảo an toàn kết cấu hạ tầng giao thông.

Sau nửa năm thí điểm, Liên ngành Sở GTVT – Công an thành phố đã đánh giá hiệu quả và thống nhất báo cáo UBND Thành phố, đề xuất nhân rộng mô hình này để góp phần kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông.

Ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cũng cho hay, lưu lượng phương tiện tại Hà Nội đang gia tăng nhanh chóng, với khoảng 7,7 triệu phương tiện. Đặc biệt, ô tô cá nhân có tốc độ gia tăng nhanh nhất, trong khi hạ tầng giao thông không theo kịp được nhu cầu.

Bởi vậy, từ đầu năm 2023, Sở GTVT Hà Nội đã tái thành lập các tổ công tác liên ngành về tổ chức giao thông và chống ùn tắc giao thông để lắng nghe, khảo sát thực địa để đánh giá thực trạng giao thông tại từng địa điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc để từ đó đề xuất giải pháp khắc phục. 

Cũng theo ông Nguyễn Phi Thường, Sở GTVT Hà Nội đang đề xuất Thành phố mua bản quyền phần mềm mô phỏng giao thông, trong đó sẽ tự động đo đếm phương tiện, từ đó phân tích các tình huống giao thông để đưa ra giải pháp tổ chức giao thông phù hợp: "Dứt khoát với những dự án, những địa điểm, những hành lang liên quan đến lưu lượng giao thông lớn, mang tính chất bức xúc dân sinh, dứt khoát phải có tư vấn, phải có đếm xe và áp dụng phần mềm mô phỏng giao thông để có cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn".

Cũng theo lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm, đơn vị này đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng trên địa bàn xử lý được 5/37 điểm đen ùn tắc gồm: Nút giao Châu Văn Liêm - Lê Quang Đạo, Đại La - Trần Đại Nghĩa, Ngã Tư Vọng, nút giao Sa Đôi - đường 70 và nút Ngã Tư Sở - Láng.