Công tác duy tu, sửa chữa các công trình giao thông trong thời tiết xấu

VOVGT - Theo Sở GTVT Hà Nội, công tác duy tu hàng năm luôn bám sát thực tế, chia ra từng tháng, quý, chú ý đến điều kiện thời tiết, để chủ động sửa chữa.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Xe buýt bị sụt khi đang lưu thông trên đường. Ảnh: Anh Duy/Vnexpress

Vào 11 giờ 30 ngày 2/7/2018, tại khu vực ngã tư Hoàng Cầu – La Thành, quận Đống Đa một chiếc xe buýt bất ngờ bị sụt xuống hố sâu trên đường. Nền đường bên dưới bị sụt hàm ếch kích thước hố sụt 3x3m, sâu 2,5m. Sự việc khiến hành khách trên xe khá hốt hoảng và rất may, không có người bị thương.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông (Sở GTVT) đã có mặt tại hiện trường và yêu cầu đơn vị quản lý đường cho quây rào và cử người trực cảnh báo giao thông.

Sau khi đào mở rộng ệng hố sụt và mời các đơn vị cấp, thoát nước trên địa bàn phối hợp kiểm tra, các bên đã thống nhân kết luận, nguyên nhân gây ra sụt nền đường là do tại vị trí hố sụt có bể phốt ở độ sâu 2,5m so với mặt đường bị sập tường, khi mưa xuống làm sói cát nền đường dẫn đến sụt kết cấu đường. Đây là bể phốt của nhà dân cũ trước khi mở đường, do đơn vị thi công khi khảo sát không phát hiện ra, chưa được san lấp.

Hố sụt đã được quây gọn. Ảnh: Anh Duy/Vnexpress

Để xử lý khắc phục triệt để hố sụt, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông đã yêu cầu đơn vị quản lý cho san lấp bể phốt và làm lại kết cấu nền móng và mặt đường đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo cho các phương tiện giao thông đi lại bình thường 1 ngày sau khi sự cố xảy ra. Đồng thời, Ban cũng yêu cầu Xí nghiệp Kinh doanh Nước sạch Đống Đa phải cắt triệt để hệ thống van súc xả đường ống tại vị trí này, không để hiện tượng xả nước vào hệ thống ga ngầm gần vị trí hố sụt.

Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Đức Giang – Phó Giám đốc Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông, Sở GTVT Hà Nội về công tác duy tu, sửa chữa các công trình giao thông trong điều kiện thời tiết xấu.

Nội dung cuộc trao đổi tại đây:

 

PV: Thưa ông, thời gian vừa qua, thời tiết xấu tại Hà Nội như nắng nóng kéo dài, mưa dông đã ảnh hưởng tiêu cực như thế nào đến các công trình hạ tầng giao thông ở Hà Nội?

Ông Nguyễn Đức Giang: Trong điều kiện thời tiết xấu thì có thể gây ra các sự cố mất an toàn giao thông, hoặc cắt đường không thể đi lại được. Trường hợp cụ thể như nắng nóng kéo dài có thể gây nên hiện tượng như lún võng, vệ hằn bánh xe, chảy nhựa trên mặt đường. Khi mưa to cường độ lớn có thể gây nên cắt đường, trên địa bàn chúng tôi có 15 điểm úng ngập nội thành, 7 điểm ngoại thành, chưa kể phát sinh thêm nếu úng ngập diện rộng.

PV: Trước thực trạng này, Sở GTVT có biện pháp nào để ứng phó, thưa ông?

Ông Nguyễn Đức Giang: Biện pháp của chúng tôi như sau, chúng tôi đã xây dựng một kế hoạch chuẩn bị hết sức tích cực. Thứ nhất, công tác duy tu hàng năm của chúng tôi bám sát thực tế, chia ra từng tháng, quý, để ý đến điều kiện thời tiết theo mùa, để chủ động sửa chữa, khắc phục các tuyến đường, nút đèn xuống cấp trước mùa mưa bão.

Thứ hai, về công tác quản lý, chúng tôi nắm chắc tình trạng kỹ thuật của từng con đường, cây cầu, nút đèn, để duy tu, duy trì, kiểm tra, khai thác đạt hiệu quả tốt nhất. Chúng tôi cũng bố trí lực lượng tuần tra, tuần đường đi trước các giờ cao điểm sáng, chiều để phát hiện các sự cố, xử lý kịp thời, nếu sự cố lớn sẽ phòng ngừa bằng biển báo, con người để đảm bảo an toàn giao thông.

Thứ ba, để khắc phục địa bàn lớn, chúng tôi phối hợp với VOVGT, Phòng CSGT Hà Nội, các đội Cảnh sát khu vực, người dân tại địa bàn để chúng tôi trực tiếp tiếp nhận thông tin và phúc đáp, khắc phục kịp thời.

Hiện chúng tôi đang áp dụng công nghệ để truyền hình ảnh, clip trực tiếp các sự cố ở cự ly xa. Trong tình huống đó có thể kịp thời hội chẩn nguyên nhân và đề xuất giải pháp xử lý ngay, hạn chế thấp nhất tình trạng ùn tắc và mất ATGT.

PV: Xin cảm ơn ông!