Cơ quan chức năng nói gì về lùi lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân đến năm 2030 tại Hà Nội

VOVGT - Liên quan đến việc lùi thời hạn dừng lưu thông xe máy trong nội thành thêm 5 năm, các cơ quan chức năng nói gì và lộ trình thực hiện ra sao?

Nghe chi tiết nội dung chương trình tại đây: 

 

Phát biểu tại nhiều hội nghị của Tp.Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết, Đề án quản lý phương tiện cá nhân ở thủ đô là dự kiến đến 2025 sẽ loại bỏ xe máy ở các quận nội thành, tuy nhiên, hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được nên thành phố đã gia hạn thời gian chuẩn bị đến năm 2030. Với khoảng thời gian từ nay đến đó, thành phố sẽ tập trung hoàn thiện hạ tầng và hệ thống giao thông công cộng, để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

Gia hạn lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân đến năm 2030 tại Hà Nội

Trao đổi về lộ trình thực hiện và các bước chuẩn bị hiện nay của thủ đô, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo thủ đô cùng với Bộ GTVT triển khai vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn.

Về hệ thống xe buýt, Hà Nội hiện có khoảng gần 100 tuyến buýt, kết nối tất cả các vùng ền, quận huyện. Ngoài ra, từ ngày 1/1/2017, Hà Nội đã triển khai xe buýt nhanh từ Yên Nghĩa đến Kim Mã. Qua 3 tháng hoạt động, hệ thống đã phát triển tốt, với hơn 23.000 lượt xe hoạt động, vận chuyển gần 1 triệu lượt hành khách; tốc độ nhanh hơn 20% so với buýt thường.

Về phát triển mạng lưới hành khách khối lượng lớn, ông Vũ Văn Viện cho biết, với 8 tuyến đã được quy hoạch, Hà Nội sẽ có tuyến tàu điện đầu tiên Cát Linh – Hà Đông vào tháng 10 năm nay; tuyến thứ 2 Nhổn – Ga Hà Nội sẽ vận hành vào năm 2021, trong khi các tuyến còn lại sẽ được tiếp tục triển khai. Tất cả những kết quả trên đều nằm trong lộ trình phát triển hệ thống mạng lưới vận tải công cộng của thủ đô, tiến tới quản lý hạn chế phương tiện xe máy tại các quận nội thành vào năm 2030.

Ông Vũ Văn Viện nhấn mạnh:

 

Trong khi đó, ông Lê Đỗ Mười – Phó Viện trưởng Viện chiến lược và phát triển GTVT, Bộ GTVT cho biết, cơ quan này đã phối hợp với chính quyền thành phố Hà Nội thực hiện khảo sát mức độ ủng hộ của người dân, đối với chủ trương quản lý, hạn chế phương tiện cá nhân đến năm 2030. Theo đó, cơ quan chức năng đã giao trực tiếp cho công an khu vực, tổ dân phố trực tiếp khảo sát, với 16.000 phiếu được phát ra tại tất cả các quận huyện trên địa bàn thành phố.

Về kết quả thu được, ông Mười thông tin:

 

Cũng theo lãnh đạo Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải, hai đô thị lớn của Việt Nam là Hà Nội và Tp.HCM đang có sự sửa sai tích cực trong phát triển vận tải công cộng bằng xe buýt. Tại Hà Nội, thành phố đã giao cho Tổng Công ty Vận tải Hà Nội xây dựng đề án sắp xếp lại toàn bộ mạng lưới vận tải hành khách công cộng.

Nếu thực hiện theo đúng đề án này, sau 5-10 năm nữa, mạng lưới xe buýt thủ đô từ vành đai 3 trở vào và một số tuyến xuyên tâm sẽ đáp ứng được nhu cầu của người dân. Khi đó, tỷ lệ đi lại bằng vận tải hành khách công cộng của người dân sẽ nâng lên, tiến tới giảm dần nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân trong thời gian tới.

Trao đổi về vấn đề này, chuyên gia giao thông Lương Hoài Nam đã có những chia sẻ về sự cần thiết phải thực hiện và kiên định lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân tại Hà Nội cũng như Tp.HCM sau này. Ông cho biết:

 

Cũng theo chuyên gia Lương Hoài Nam, dù gia hạn lộ trình thực hiện đến năm 2030 tại Hà Nội, tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất để đề án thành công được hay không, đó là ở quyết tâm của chính quyền thành phố và cơ quan chức năng. Ông nhấn mạnh thêm:

 

Giới chuyên gia đồng thuận cho rằng, việc thực hiện quản lý, hạn chế phương tiện cá nhân tại Hà Nội vẫn đang đi đúng hướng. Yêu cầu đặt ra hiện nay là TP HCM cũng cần sớm có lộ trình triển khai, để tạo sự đồng bộ và kiên định trong thực hiện của hai thành phố lớn nhất cả nước. Có như vậy, một chủ trương đúng đưa ra mới thực sự được đưa vào thực tiễn.