'Cò' luồng xanh (Kỳ 2): Nỗi khổ đăng ký...

Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng “làm tiền” một cách trắng trợn mà người có nhu cầu vẫn phải bấm bụng chi ra? Hành trình làm thẻ luồng xanh đang khổ ải như thế nào?

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 
Thủ tục cấp thẻ luồng xanh được nhiều tài xế cho là mỗi nơi một phách, tùy hứng của người duyệt hồ sơ. Mỗi lần gửi hồ sơ là một lần hồi hộp

MỖI LẦN ĐĂNG KÝ, MỘT LẦN... HỒI HỘP

Chỉ cần gõ từ khóa “luồng xanh” trên Facebook, không khó để tìm thấy các hội nhóm hỗ trợ nhau về việc đăng ký loại giấy tờ này của các tài xế, chủ xe trên cả nước. Điển hình như nhóm “Luồng xanh” và “Tâm sự luồng xanh” do đơn vị phát triển hệ thống đăng ký luồng xanh toàn quốc là công ty An Vui quản trị.

Rất nhiều tình huống éo le, những câu hỏi khó được người đăng ký gửi lên nhờ giúp tháo gỡ.

Anh Phạm Văn Tuấn, có 5 chiếc xe vận tải hàng hóa ở Hà Nội chia sẻ, không hiểu do thay đổi yêu cầu xét duyệt hay cán bộ xử lý theo kiểu tùy hứng, mà với xe trước anh đăng ký được cấp thẻ thành công, nhưng xe sau vẫn điền mẫu tương tự lại bị từ chối. Cứ mỗi lần đăng ký là một lần… hồi hộp.

“Xe tải Van một số Sở GTVT cấp, một số không. Từ chối cá nhân nộp lên, yêu cầu phải có dấu. Họ báo thiết bị giám sát hành trình không truyền lên Tổng cục Đ,ường bộ nhưng kiểm tra thì vẫn truyền; ghi địa điểm kết thúc không rõ ràng, một số người chỉ ghi các tỉnh được duyệt, mình ghi tương tự thì không. Khó khăn lớn nhất cho tài xế đăng ký là vấn đề đơn từ trên đường, đang thời gian giãn cách đóng hết hàng quán không thiết yếu, họ không thể in được tờ đơn đó để chụp, gửi lên, thường phải nhờ người khác in hộ”, anh Tuấn cho biết.

Một tay cò chia sẻ thông tin số tài khoản, khả năng làm dịch vụ thẻ luồng xanh tài tình với nhiều trường hợp không đủ điều kiện

MỘT XE CÓ TỚI 2-3 GIẤY PHÉP CON

Đại diện nhóm phát triển hệ thống – công ty An Vui cũng thừa nhận có những vấn đề khách quan gây khó khăn cho việc đăng ký luồng xanh, như ùn ứ hồ sơ, có thời điểm cứ 2 hồ sơ nộp thì chỉ 1 được duyệt.

Do đó, việc chậm trễ khiến nhiều người phải đăng ký lại từ đầu vì quá hạn 72h giấy xét nghiệm COV-19, và đương nhiên mất thêm chi phí xét nghiệm.

Hiện nay, việc thay đổi tài xế vẫn chưa được hỗ trợ thực chất trong trường hợp tài xế đăng ký bị cách ly y tế, hoặc vì một lý do bất khả kháng, không điều khiển được phương tiện.

Mẫu điền chưa thống nhất nên người dân có thể đăng ký theo nhiều cách khác nhau, khiến hệ thống không thể nhận diện xe nào đã gửi hồ sơ, một phương tiện được gửi hồ sơ rất nhiều lần.

Mặc dù đơn vị phát triển hệ thống và cơ quan quản lý đang rất tích cực để khắc phục các vấn đề phát sinh, như cải tiến phần mềm, xây dựng ứng dụng trên điện thoại thông nh, giảm tải hồ sơ ở những thành phố quá tải sang Sở GTVT địa phương khác, song vẫn chưa đáp ứng được thực tiễn, do yêu cầu lưu thông hàng hóa là liên tục, không ngừng nghỉ.

Điển hình như một số địa phương yêu cầu phương tiện ngoài có luồng xanh, phải đăng ký thêm với Sở  nếu muốn vào nội đô, dẫn đến một xe có tới 2-3 mã QR, nhiều giấy phép con.

Thủ tục cấp đã khó khăn, nhiều bất cập, việc kiểm tra ở các địa phương cũng không thống nhất, khiến nhiều đơn vị, cá nhân vận tải hàng hóa ức chế

Anh Nguyễn Văn Kiên, tài xế chở hàng chạy tuyến Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc, cho rằng, có thể loại bỏ bớt thủ tục gây khó khăn và thiệt hại lớn cho anh em lái xe, đó là giấy xét nghiệm COVID thời hạn 72h. Bản thân anh cũng phải xét nghiệm 2 lần với chi phí gần 1,5 triệu đồng để kịp đăng ký thẻ luồng xanh.

“Em cũng nghĩ như mọi người. Kết quả xét nghiệm chỉ có giá trị tại thời điểm lấy mẫu. Thậm chí ngay sau đấy em tiếp xúc với F0 thì kết quả đấy chẳng còn giá trị. Bây giờ xét nghiệm như thế mất nhiều chi phí mà hiệu quả không cao. Chỉ mong các ngành quản lý có hướng nào để giảm chi phí đấy thôi”.

BẤT CẬP Ở ĐIỂM ĐI - ĐẾN

Ông Nguyễn Văn Quyền- Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, bất cập đăng ký luồng xanh còn nằm ở điểm đi và đến trong hành trình và mặt hàng đăng ký trong thẻ. Ví dụ, một xe chở hàng xuất khẩu từ Tp.HCM lên Lạng Sơn, sau đó chiều về họ chở hàng từ Lạng Sơn đi một tỉnh ền Bắc, chở tiếp từ ền Bắc về ền Trung, lộ trình và mặt hàng thay đổi theo nhu cầu thị trường. Họ không biết phải khai như thế nào để được xét duyệt.

“Khi áp vào, có một tỉ lệ rất đáng kể không thể tuân thủ theo luồng như đã đăng ký và họ vi phạm như ta thường nói là sai luồng, sai tuyến. Hàng hóa họ vận chuyển cũng thế từ ền Nam ra ền Bắc, chuyến quay về mất hàng tháng, không thể dự liệu được vận chuyển hàng gì, cứ hàng hóa không cấm là được thuê chở đáp ứng nhu cầu thị trường thôi”, ông Quyền phân tích.

Việc khó khăn trong đăng ký và áp dụng thẻ luồng xanh khiến nhiều cá nhân, tổ chức bấm bụng chi tiền cho cò làm dịch vụ

Theo Luật sư Trần Tuấn Anh, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, chính vì những bất cập và chi phí đội lên rất nhiều trong quá trình chờ đợi thủ tục, khó khăn trong khai báo, tuân thủ luồng xanh, nhiều người đã mất kiên nhẫn và tìm đến “cò” dịch vụ:

“Cần điều chỉnh theo góc độ nhà nước chứ không thể đẩy tất cả cái khó cho người dân. Cũng phải bần cùng, bất đắc dĩ lắm người lái xe hay doanh nghiệp mới phải bỏ tiền để xin luồng xanh, chứ họ chẳng mong muốn gì việc vừa mất tiền xét nghiệm, vừa mất thời gian mà vừa mất tiền cho cò dịch vụ. Lúc này cơ quan nhà nước trong lĩnh vực cấp luồng xanh hay thanh tra cần phải xem xét, tìm hiểu, nhận định đúng tình hình đê đưa ra giải pháp phù hợp trong tình hình hiện nay”.

---

Bản chất “cò” dịch vụ luồng xanh là gì?

Có vi phạm quy định pháp luật hay không?

Làm thế nào để triệt tiêu những tiêu cực trong quá trình xin-cho, tránh gây phiền nhiễu, lãng phí cho người dân?

Những câu hỏi này sẽ được có trong bài viết cuối cùng của loạt phóng sự này: “Còn giấy phép con là "cò" còn lộng hành!”