Chứng nhận tiêm chủng: Đừng tạo thêm rào cản đối với quyền đến trường của trẻ em

Quy định này sẽ khiến nhiều phụ huynh đang có ý định từ chối vắc xin sẽ phải cân nhắc khi điều đó gây khó khăn cho con em mình. Tuy nhiên, quy định này sẽ khiến việc tiêm chủng trở thành một điều kiện bắt buộc, thiết yếu, để trẻ em có thể đến trường.

Trẻ nhập học mẫu giáo phải có giấy chứng nhận tiêm chủng đầy đủ từ năm 2019 - 2020

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Dự kiến, từ năm học 2019 - 2020, trẻ nhập học mẫu giáo cần có giấy chứng nhận tiêm chủng đầy đủ. Quy định này dự kiến được thí điểm tại Hà Nội đầu tiên.

Đây được cho là quy định cần thiết để thiết lập hàng rào ễn dịch trong cộng đồng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ em, nhất là trong bối cảnh trào lưu không tiêm vắc xin, thuận theo tự nhiên đang lan truyền… Để thực hiện quy định này, các yếu tố nào cần được tính tới và cần chuẩn bị điều kiện gì? 

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tỉ lệ tiêm chủng trong cộng đồng đạt trên 90-95% thì dù mầm bệnh xâm nhập cũng không thể lan rộng do có ít đối tượng bị nhiễm bệnh. Mặc dù hiện nay tỷ lệ tiêm chủng trên cả nước đã đạt trên 95%, nhưng hàng năm vẫn còn hàng chục nghìn trẻ chưa được tiêm chủng, hoặc tiêm chưa đầy đủ. 

Đa số vắc xin được khuyến cáo bắt buộc tiêm chủng đều dành cho trẻ dưới 2 tuổi, như: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván… Hơn nữa, phần lớn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với trẻ em đều mắc dưới 2 tuổi. Vì vậy, việc tiêm chủng cho trẻ em trước khi nhập học mầm non sẽ hạn chế đáng kể mầm bệnh lây lan khi tập trung đông tại một địa điểm:

 

“Mục tiêu cao cả nhất là bảo vệ sức khỏe cho các cháu, quan trọng nhất là khả năng phòng bệnh, để các cháu không mắc bệnh truyền nhiễm, để các cháu không lây lan nhau trong cộng đồng. Và nếu trẻ không mắc bệnh truyền nhiễm thì sẽ hạn chế tỷ lệ mắc bệnh, hạn chế tỷ lệ tử vong và phát triển thể lực của trẻ, sức thông nh tốt hơn. Và như vậy sẽ tạo ra một thế hệ có sức khỏe tốt và phát triển cả về thể chất và tinh thần”.

Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cũng cho biết, thực tế chứng nh, nhờ việc thực hiện tiêm chủng mở rộng từ năm 1989 đến nay, Việt Nam đã thanh toán được nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ như: bạch hầu, ho gà, uốn ván… và có nhiều bệnh giảm hàng trăm lần so với trước đây.

Ông Khuất Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cũng cho biết, ngoài các cơ sở y tế dự phòng của Nhà nước, có hơn 50% trẻ trong độ tuổi tiêm chủng ở Hà Nội được tiêm tại các cơ sở y tế ngoài công lập. Nhưng cũng có một số phụ huynh theo quan điểm thuận theo tự nhiêm, không tiêm phòng cho trẻ… nên việc thống kê dữ liệu tiêm chủng cho trẻ rất khó khăn và có thể trở thành nguy cơ nếu không may dịch bệnh xảy ra. 

Do vậy, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đề xuất với UBND Thành phố, khi trẻ nhập học mầm non, ngành y tế và giáo dục phối hợp sẽ thống kê về tình trạng tiêm phòng của trẻ. Với những trường hợp cha mẹ không lưu giữ sổ hoặc phiếu tiêm chủng thì sẽ căn cứ trên dữ liệu lưu trữ hoặc sổ sách để tra cứu:

 

“Ngoài việc nắm lại thông tin trên địa bàn Thành phố thì cũng là một lần nhắc nhở bà mẹ là việc tiêm chủng cho trẻ nhỏ là hết sức cần thiết và quan trọng và thứ 2 là việc lưu giữ thông tin của trẻ sau khi đã được tiêm. Thứ 3 nữa chúng tôi sẽ thống kê còn bao nhiêu phần trăm tỷ lệ trẻ tiêm chưa đầy đủ, bao nhiêm phần trăm tiêm chưa đúng lịch và chúng tôi sẽ có kế hoạch để bổ sung cho các trẻ chưa được tiêm đầy đủ, chưa tiêm đúng lịch như vậy”.

Ông Khuất Minh Tuấn cũng cho biết, với những trường hợp trẻ không được tiêm chủng các mũi tiêm cần thiết sẽ được khuyến cáo đưa trẻ đi tiêm chủng. 

Mặc dù vậy, chỉ còn hơn 1 tháng nữa, trẻ mầm non sẽ nhập học, song đến thời điểm này, thông tin về việc tiêm phòng đầy đủ cho trẻ trước khi nhập học vẫn chưa đến được các trường mầm non. Cô Vũ Thị Tuyết, giáo viên, nhóm trưởng Trường mầm non Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết:

 

“Không cần chứng nhận tiêm chủng, chỉ cần sổ hộ khẩu và giấy khai sinh phô tô thôi”.

Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng tỏ ra ngạc nhiên khi biết thông tin này. Theo vị đại diện này, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng chưa triển khai đến các trường mầm non. 

Giải thích về điều này, ông Khuất Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, hiện các trường mầm non công lập đang nghỉ hè. Do vậy, dự kiến trong tháng 7 tới, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội sẽ làm việc với Sở Giáo dục Hà Nội để quán triệt đến các trường mầm non.

Về phía các phụ huynh, dù tỏ ra đồng tình với việc kiểm soát việc tiêm chủng cho trẻ trước khi nhập học để ngăn ngừa dịch bệnh nếu không may xảy ra, song cần thông báo sớm để chuẩn bị trước khi vào năm học mới:

 

“Đối với gia đình thì cũng đã thực hiện tiêm chủng cho trẻ em các mũi đầy đủ và khi nhà trường có yêu cầu về số khám sức khỏe, tiêm chủng thì gia đình đảm bảo đầy đủ và chấp hành nghiêm quy định”.

“Cái này thật ra cũng rất cấp thiết bởi vì năm ngoái vấn đề trả tiêm chủng không đầy đủ nên mới xảy ra vấn đề về sởi”.

“Cái này cũng tốt thôi, nhưng mà cháu nhà tôi việc tiêm chủng không ra một cơ sở y tế nhất định nào mà tiện chỗ nào thì chúng tôi cho cháu đi tiêm chủng chỗ đấy và các lần tiêm chủng chúng tôi lại không giữ lại phiếu đã xác nhận tiêm chủng nên rất khó khăn nếu bây giờ yêu cầu đi xin lại”.

Đừng tạo thêm rào cản đối với quyền đến trường của trẻ em

Trong bối cảnh nhiều loại bệnh truyền nhiễm vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái phát, nhất là với trẻ dưới 2 tuổi, việc tiêm chủng được coi là cần thiết để thiết lập hàng rào phòng bệnh cho trẻ. Đặc biệt, khi một bộ phận cha mẹ theo quan điểm thuận theo tự nhiêm, không tiêm phòng cho trẻ… thì nguy cơ lan truyền bệnh càng cao nếu không may xảy ra. 

Đừng tạo thêm rào cản (Bình luận của Nhà báo Phạm Trung Tuyến, Phó giám đốc Kênh VOV Giao thông)

 

Rất thông cảm với ngành y tế trước tình trạng từ chối vắc xin của nhiều phụ huynh. Rất dễ hiểu với sự sốt ruột của những người có trách nhiệm khi tỷ lệ tiêm chủng có nguy cơ giảm trong cộng đồng.

Nhưng không có bất cứ lý do gì để ủng hộ chính sách tạo thêm những rào cản đối với quyền được học tập, được đến trường của trẻ em.

Điều gì sẽ xảy ra khi trẻ em buộc phải có đủ giấy chứng nhận tiêm chủng mới được đến trường?

Mặt tích cực, quy định này sẽ khiến nhiều phụ huynh đang có ý định từ chối vắc xin sẽ phải cân nhắc khi điều đó gây khó khăn cho con em mình.

Tuy nhiên, mặt tiêu cực là quy định này sẽ khiến việc tiêm chủng trở thành một điều kiện bắt buộc, thiết yếu, để trẻ em có thể đến trường. Trong khi đó việc kiểm soát tính nh bạch, quyền tiếp cận chương trình tiêm chủng chưa thực sự chặt chẽ lại là điều kiện để phát sinh tiêu cực. 

Hơn nữa, đối với những phụ huynh vốn thiếu sự tin tưởng vào vắc xin, họ hoàn toàn có thể dùng các cách thức tiêu cực để con mình vẫn có thể đến trường nhờ mua kết quả tiêm chủng, như điều vẫn xảy ra đối với giấy khám sức khỏa để lấy bằng lái xe. 

Vì thế, quy định đến trường phải có chứng nhận tiêm chủng có nguy cơ tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp tới những nhóm người yếu thế trong xã hội mà không chắc đem lại hiệu quả về tỉ lệ tiêm chủng.

Vậy, nếu không áp dụng quy định đó thì làm thế nào để người dân tin tưởng và ủng hộ chương trình tiêm chủng?

Thứ nhất, ngành y tế cần phải tăng cường giám sát hoạt động tiêm chủng, chất lượng vắc xin để hạn chế tối đa các sai sót khiến việc tiêm chủng trở nên mất an toàn.

Thứ hai, phải giám sát chặt chẽ quy trình tiêm chủng, đảm bảo mọi trẻ em trong độ tuổi đều dễ dàng tiếp cận chương trình này.

Thứ ba, cần truyền thông mạnh mẽ và hiệu quả về quyền và trách nhiệm của phụ huynh khi đưa con em mình đi tiêm chủng.

Phong trào từ chối vắc xin của các bà mẹ thuận tự nhiên chỉ có thể lan rộng khi họ vẫn có thể lợi dụng các tai biến tiêm chủng, lợi dụng sự tiêu cực, nhũng nhiễu của những cán bộ y tế để truyền thông. 

Vì thế, để người dân tin tưởng, và tự nguyện tiêm chủng, ngành y tế nên làm tốt việc của mình, xác định mỗi người dân tham gia tiêm chủng là một hành động vì cộng đồng chứ không thuần túy là lợi ích. 

Chỉ xác định như vậy, ngành y tế mới có thể đảm bảo thực hiện chương trình tiêm chủng một cách có trách nhiệm, và nhân văn, thay vì coi việc tiêm chủng là một điều kiện để gây sức ép thực hiện đối với người dân, bất chấp việc đó có thể gây cản trở đến quyền được học tập của trẻ em.