Chặt vòi bạch tuộc hàng giả, hàng kém chất lượng

Nạn hàng giả, hàng kém chất lượng không chỉ gây bức xúc cho người tiêu dùng, còn làm “đau đầu” các doanh nghiệp chân chính. Nhà nước cần có giải pháp quyết liệt và đồng bộ trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng kém chất lượng.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Nạn hàng giả, hàng kém chất lượng không chỉ gây bức xúc cho người tiêu dùng, còn làm “đau đầu” các doanh nghiệp chân chính. Ảnh: Thế giới tiếp thị

Thời gian qua, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng luôn là vấn nạn nhức nhối trong xã hội, gây nhiều thách thức cho công tác quản lý nhà nước. Đặc biệt những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu dùng tăng cao, nạn hàng giả, hàng kém chất lượng lại gia tăng về số lượng lẫn chủng loại.

Một số người dân nêu ý kiến:

 

"Cái đầu tiên của người bán hàng là phải có tâm, lựa chọn những sản phẩm chất lượng, đảm bảo bán cho khách hàng. Còn những sản phẩm không rõ nguồn gốc không bán cho khách hàng".

"Vấn đề hàng gian, hàng giả ngày nay rất nhiều. Nhiều khi hàng đó không rõ nguồn gốc, mình mua trúng hàng nhái thì mình vừa mất tiền, vừa mua phải hàng không chất lượng".

"Mình từng đặt mua khẩu trang trên mạng khoảng 300-400 ngàn/hộp nhưng khi nhận hàng thì khẩu trang rất mỏng, không giống như những gì quảng cáo trước đó".

"Chúng ta lên mạng, facebook, zalo kinh doanh bán hàng với số lượng rất lớn. Những mặt hàng nhìn vào so với giá thì mình biết chắc chắn là hàng giả".

Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu – Chủ tịch Trung tâm Trọng tài thương mại Luật gia Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM, ngoài gây thiệt hại đến thị trường và nền kinh tế, hàng giả, hàng kém chất lượng còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Thế nhưng thực trạng hàng gian, hàng giả, kém chất lượng ngày càng len lỏi từ vùng sâu, vùng sa đến thành thị, ngay cả hệ thống siêu thị cao cấp tại Hà Nội và TPHCM. Chúng đa dạng về chủng loại, giá cả.

Lý giải về thực trạng, luật sư Nguyễn Văn Hậu cho biết:

 

"Nguyên nhân do sự bất cập trong cơ chế quản lý. Hiện có đến 5 cơ quan hành chính có chức năng và thẩm quyền xử lý như Khoa học công nghệ, Sở hữu trí tuệ, Thị trường, Công an kinh tế, UBDN các cấp. Lực lượng quản lý tuy đông nhưng không mạnh, do hoạt động rời rạc, không đồng bộ về số lượng và chất lượng, chức năng quản lý chồng chéo.

Một nguyên nhân nữa là 'tiếp tay' của người tiêu dùng trong việc phân phối và tiêu thụ. Tôi thấy rằng khi bị đụng chạm thì người tiêu dùng ngại đụng chạm đến việc kiện cáo. Và do ý thực tự bảo vệ của doanh nghiệp cũng là một phần. Vấn đề do lợi nhuận, chênh lệch giữa giá hàng hóa trong nước và nước ngoài rất lớn nên họ sử dụng hình thức rất tinh vi và phức tạp".

Ngày 8/9, Cục Quản lý thị trường Thành phố đã phát hiện và thu giữ hơn 33 ngàn sản phẩm bi nồi, bố thắng, phuộc, bóng đèn led, đồng hồ contơmét… không có nguồn gốc xuất xứ. Ảnh: Nguyễn Sử

Được biết, trong bối cảnh dịch COVID-19, các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng có tăng lên. Theo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, 6 tháng đầu năm 2020, cả nước đã phát hiện, xử lý hơn 75.000 vụ việc vi phạm.

Tại TP.HCM, 7 tháng đầu năm, gần 15.000 vụ vi phạm. Mới đây ngày 8/9, Cục Quản lý thị trường Thành phố đã phát hiện và thu giữ hơn 33 ngàn sản phẩm bi nồi, bố thắng, phuộc, bóng đèn led, đồng hồ contơmét… không có nguồn gốc xuất xứ. Hầu hết hàng hóa đều được tân trang lại trước khi bán nên rất khó biết được chất lượng của món hàng.

Ông Trương Văn Ba, Cục trưởng Cục quản lý thị trường TP.HCM cho biết, thành phố sẽ tăng cường công tác phối hợp liên ngành kiểm tra, xử lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả.

 

"Đối với lực lượng quản lý thị trường TP.HCM, tôi yêu cầu tất cả các đội phụ trách địa bàn và các cơ động tăng cường nắm địa bàn phát hiện kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đúng quy định của pháp luật đối với các đối tượng, tổ chức  buôn bán hàng  lậu, sản xuất, kinh doanh hàng gian, hàng giả. Đồng thời, chúng tôi sẽ phối hợp với địa phương, lực lượng chức năng kiểm soát tốt thị trường".

Thượng tá Đỗ Đức Tạo - Phó trưởng Phòng, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an cũng cho hay sẽ thắt chặt khâu chất lượng hàng hóa, cấp danh hiệu cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh; đồng thời tuyên tuyền nâng cao nhận thức của người tiêu dùng.

 

"Đề nghị các cơ quan liên quan chấn chỉnh kiểm soát chặt việc cấp phép cho các đơn vị, hiệp hội xin tổ chức các cuộc thi về tổ chức chất lượng để cấp chứng nhận giải thưởng danh hiệu, bổ sung các biện pháp nhằm ngăn chặn việc quảng cáo, vi phạm trên mạng xã hội. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền về sự nguy hại của hàng giả, kém chất lượng đê nhân biết chủ động phòng tránh".

Ngoài thanh tra, xử lý vi phạm, luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng, Nghị định 98 về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng có hiệu lực vào tháng 10, ban hành nhiều quy định mới và có mức xử phạt tăng nặng cho thấy sự quyết tâm của lực lượng chức năng trong việc thắt chặt công tác quản lý, xử phạt cho lĩnh vực này.

Tại buổi tổng kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, để hạn chế tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá cuối năm, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, góp phần bình ổn thị trường, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình- Trưởng ban chỉ đạo 389 Quốc gia yêu cầu, phát triển kinh tế phải đấu tranh phòng chống tội phạm một cách cương quyết mạnh mẽ. Trong đó, đấu tranh chống tội phạm công nghệ cao, buôn lậu gian lận thương mại, sản xuất hàng gian, hàng giả, kém chất lượng phải truy ra tận gốc để xử lý, đảm bảo môi trường lành mạnh trong hoạt động kinh tế, bảo vệ các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.

Nhà nước cần có giải pháp quyết liệt và đồng bộ trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng kém chất lượng.

Nạn hàng giả, hàng kém chất lượng không chỉ gây bức xúc cho người tiêu dùng, còn làm “đau đầu” các doanh nghiệp chân chính. Nhà nước cần có giải pháp quyết liệt và đồng bộ trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng kém chất lượng.

Mời quý vị đến với góc nhìn này của VOVGT qua bình luận nhan đề: “Chặt vòi bạch tuộc hàng giả, hàng kém chất lượng”.

 

Nạn hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng đã kéo dài nhiều năm. Xuất phát mặt trái của nền kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu dùng tăng cao, nhiều đối tượng kinh doanh không chân chính đã lợi dụng tâm lý này để sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng. Chính điều này đã  gây bất ổn cho nền kinh tế; mà cái “giá” đắt nhất là sự mất niềm tin trong nhân dân và uy tín của các doanh nghiệp chân chính. Nguy hại hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng.

Nhiều năm qua, các cơ quan chức năng đã thành lập Ban chỉ đạo 389 Quốc gia do Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm trưởng ban; nhằm ngăn chặn, xử lý vấn nạn này. Ban chỉ đạo 389 Qu ốc gia còn mở rộng ở 28 tỉnh thành. Điều này cho thấy công tác đấu tranh, phòng chống hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng của các cấp, các ngành, các địa phương luôn được chú trọng. Nhất là gần đây nhiều vụ buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại lớn bị lực lượng Công an, Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành, Hải Quan, Bộ đội Biên phòng phát hiện và xử lý với số tiền phạt hơn hàng ngàn tỷ đồng. Kết quả này cũng nhờ người dân mạnh dạn tố cáo, khiến nhiều đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh không chân chính đã bị nêu tên, xử lý công khai.

M ặc dù nhiều biện pháp ph òng chống hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng đã triển khai nhưng vấn nạn này vẫn ngang nhiên tồn tại; thậm chí còn “vươn vòi bạch tuộc từ địa phương, vùng sâu, vùng sa đến trung tâm thương mại cao cấp tại các đô thị lớn”.

Công tác xử lý nhỏ lẻ, chưa xử lý đến nơi đến chốn, chưa có sự đồng bộ giữa các cấp, các ngành;  mức xử phạt hành chính chưa đủ sức răn đe, tâm lý ham giá rẻ của người tiên dùng nhưng ngại đụng chạm, kiện tụng, ngại bỏ tiền ra để thẩm định sản phẩm, đã vô tình tiếp tay cho thực trạng này gia tăng. Hiện nay, để xử lý một vụ hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng thì nhiều sở, ngành ph ải chịu trách nhiệm; thậm chí có đến 05 cơ quan hành chính quản lý mà chưa có đơn vị chính chịu trách nhiệm.

Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, đời sống của người dân bấp bênh, nhu cầu lựa chọn hàng hóa không được kỹ càng như trước; đ ặc biệt cuối năm, nhu cầu tiêu dùng tăng, là thời điểm nạn hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng tung hoành cả về chủng loại và số lượng, bằng các chiêu trò sản phẩm bắt mắt, giá rẻ. Để hạn chế tình trạng này, nhà nước cần có những văn bản, quy phạm pháp luật rõ ràng, mạnh mẽ.

Do đó Nghị định 98 về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng có hiệu lực vào tháng 10 năm nay là cơ sở pháp lý vững chắc để cơ quan chức năng thực thi có thực chất và hiệu quả. Trong đó, sự phối hợp thống nhất giữa các cấp, các ngành, các địa phương cũng là yêu cầu trọng tâm, tránh để lúng túng trong trách nhiệm xử lý như vụ việc ngộ độc sản phẩm pate Minh Chay vừa qua là một nh chứng. Công tác thực thi pháp luật phải kiên quyết, nh bạch, không tiếp tay, tham ô cho các đối tượng; các cuộc ra quân chống vấn nạn hàng gian, hàng già, hàng kém chất lượng phải điển hình, liên tục nhằm trấn áp tội phạm và ngăn chặn các nhóm đối lượng có tâm lý manh nha vi phạm.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng cần phải cẩn trọng trước nh ững chiêu trò gây bắt mắt và đánh vào tâm lý ham rẻ của người tiêu dùng. Tốt nhất nên mua hàng ở những của hàng có uy tín, hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, mạnh dạn tố giác khi phát hiện các vi phạm.

Các doanh nghiệp chân chính cũng cần có giải pháp đăng ký sở hữu trí tuệ sản phẩm; đẩy mạnh tuyên tuyền thông tin sản phẩm chất lượng trên thị trường để người tiêu dùng biết đến, để vừa nâng cao uy tín vừa giúp người tiêu dùng phân biệt được hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Cuộc đấu tranh chống tội phạm buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng là công việc của toàn xã hội; đòi hỏi sự phối hợp của mỗi cá nhân, doanh nghiệp, lực lượng chức năng, các cấp, các ngành mới ngăn chặn được “vòi bạch tuộc hàng giả đang vươn xa khắp nơi”./.