Chấp hành quy định lắp 'hộp đen' trên ô tô: Vì sao doanh nghiệp không sợ?

VOVGT-Theo thống kê, hiện có tới 20% số lượng phương tiện bắt buộc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình không truyền dữ liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị các địa phương quan tâm, giám sát và xử phạt các doanh nghiệp trốn tránh việc truyền dữ liệu thiết bị giám sát hành trình (Ảnh: Vietnammoi)

Tại cuộc họp Tổng kết tình hình trật tự an toàn giao thông năm 2017, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, hiện tại, bình quân cả nước có tới hơn 20% số phương tiệc thuộc diện bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình không truyền dữ liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Cụ thể, một số tỉnh có tỷ lệ phương tiện không truyền dữ liệu cao, lên đến gần 30% như: Đà Nẵng có 10 nghìn xe thì có tới gần 3.000 xe không truyền dữ liệu, Hà Nội có 74 nghìn xe thì có tới 25 nghìn xe không truyền dữ liệu, Nghệ An có 10 nghìn xe thì cũng có tới 2.800 xe không truyền dữ liệu.

>>>Có nên khuyến khích tự trang bị camera giám sát hành trình trên xe?

Theo ông Huyện, thông thường, những đơn vị, phương tiện không truyền dữ liệu thiết bị giám sát hành trình thường rơi vào các trường hợp thường xuyên vi phạm tốc độ. Từ thực tế đó, lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị các địa phương quan tâm, giám sát và xử phạt các doanh nghiệp trốn tránh việc truyền dữ liệu thiết bị giám sát hành trình, bởi điều này chính là quan tâm đến tính mạng con người.

Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết: "Dữ liệu giám sát hành trình rất tốt để chúng ta giám sát xe, đặc biệt những vụ xe nghiêm trọng thì đa số lái xe đều tắt cái này, sau đó thì vi phạm tốc độ rồi gây ra tai nạn. Chính vì thế, đề nghị các tỉnh phải tăng cường xử phạt nguội vì thông tư 10 đã có rồi, 2 là dữ liệu đã có sẵn cho nên các tỉnh xuống phạt, xử lý ngay các doanh nghiệp thì rất tốc cho an toàn giao thông."

 

Có tới hơn 20% số phương tiệc thuộc diện bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình không truyền dữ liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Ảnh: Vietnamnet)

Lý giải về việc một số doanh nghiệp chậm trễ hoặc không truyền dữ liệu thiết bị giám sát hành trình, ông Nguyễn Tuyển, Phó trưởng phòng quản lý vận tải, Sở GTVT Hà Nội cho biết, theo quy định thì khi phương tiện tham gia giao thong phải truyền dữ liệu thiết bị giám sát hành trình về Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào việc đơn vị truyền hay không để xử lý thì gần như chưa thể xử lý được, bởi chưa chứng nh được phương tiện đó có tham gia giao thông hay không, trừ những phương tiện chạy tuyến cố định thì cơ quan quản lý biết giờ xuất bến, đến bến của phương tiện.

Tuy nhiên, với những xe hợp đồng thì rất khó chứng nh điều đó: "Để kiểm kiểm tra cái tham gia giao thông phải truyền chỉ có lực lượng trên đường. Rõ ràng anh kiểm tra trực tiếp, anh tham gia giao thông, anh có truyền hay không thì lúc đấy mới xử được. Chứ còn mình chỉ qua hệ thống GPS mà Tổng cục gửi về thì chưa xử lý được việc này."

 

Tuy vậy, ông Trần Hữu Minh, Phó chánh văn phòng UBATGTQG cho rằng, việc ứng dụng thiết bị giám sát hành trình là xu thế chung của tất cả các quốc gia trên thế giới và các nước khác đã ứng dụng từ lâu. Theo ông Minh, nếu việc ứng dụng công nghệ này chưa phát huy hiệu quả trong việc góp phần giảm TNGT thì phải xem xét từng khâu một để thấy bất cập đang ở đâu.

Chẳng hạn như hiện nay chức năng kiểm tra giám sát quá trình thực hiện đó đối với các doanh nghiệp là thuộc chính quyền địa phương, nếu địa phương chưa làm tròn trách nhiệm chưa sát sao trong việc kiểm tra, xử phạt theo đúng quy định của pháp luật thì phải tăng cường công tác này.

Ông Minh nói: "Nếu như thấy chính quyền địa phương chưa làm hết chức năng, nhiệm vụ thì phải làm rõ vấn đề này, tức là phải thanh tra, kiểm tra, phải xử phạt lực lượng chức năng không làm đúng chức năng nhiệm vụ thì như vậy mới cải thiện được tình hình."

 

Cũng theo đại diện lãnh đạo UB ATGTQG, hiện nay chúng ta đã làm nhưng chưa đến tận cùng, phải khai thác, tăng cường nguồn lực vào trung tâm giám sát hành trình đó để đầu tư, khai thác dữ liệu, số liệu, chẳng hạn số liệu chi tiết từng doanh nghiệp vi phạm, chúng ta gửi báo cáo đó đến tận doang nghiệp.

Nếu doanh nghiệp tiếp tục tái phạm thì phải có giải pháp xử lý. Khi chúng ta làm được đến mức độ như vậy, thì chắc chắn hành vi của doanh nghiệp sẽ khác hẳn.

Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân khiến tình trạng doanh nghiệp trốn tránh việc truyền dữ liệu thiết bị giám sát hành trình là do sự buông lỏng của cơ quan quản lý địa phương. Khi không có sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền địa phương trong việc giám sát, xử lý các đơn vị vi phạm, nhất là những đơn vị, doanh nghiệp cố tình tắt dữ liệu thiết bị giám sát hành trình thì việc đề ra các biện pháp quản lý khó phát huy hiệu quả.

>>>Vì sao doanh nghiệp liên tiếp vi phạm lỗi truyền dữ liệu thiết bị giám sát hành trình?