Cần mạnh tay hơn trong xử lý quảng cáo trái phép

Dẹp nạn quảng cáo, rao vặt lộn xộn gây mất mỹ quan không hẳn là chuyện mới nhưng cần có những giải pháp quyết liệt; trong đó việc sắp xếp quy hoạch cụ thể biển quảng cáo ngoài trời là hết sức cần thiết.

Nạn sơn, vẽ bậy quảng cáo mang tính chất “tín dụng đen”, cá độ, gây phản cảm và mất mỹ quan đô thị

Theo quy định của Luật Quảng cáo đã quy định chi tiết về việc đặt biển quảng cáo, băng-rôn, treo pa-nô... phải tuân thủ những quy định về địa điểm, về bảo vệ di tích, công trình lịch sử, văn hóa; không vi phạm quy định, ranh giới hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; không che khuất đèn tín hiệu giao thông, bảng chỉ dẫn; tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật.

Nhưng trên thực tế, lâu nay rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân không tuân thủ đúng các quy định về kích thước, vị trí, giấy phép nhưng việc xử lý lại rất hạn chế.

Hiện nay, không khó để thấy những thông tin quảng cáo, rao vặt trên các cột điện, biển báo, cây xanh, tường nhà, cổng cơ quan, trường học, ngã tư, ngõ hẻm… ễn nơi đâu có dân cư thì “rác” quảng cáo mang tên “hút hầm vệ sinh, khoan cắt bê tông, cho vay, cho thuê, tuyển dụng” lại xuất hiện nhan nhãn trong tầm mắt, thậm chí chồng chéo lên nhau.

Đáng nói là nạn sơn, vẽ bậy quảng cáo mang tính chất “tín dụng đen”, cá độ, gây phản cảm và mất mỹ quan đô thị. Dù lực lượng chức năng, gần đây nhất là lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp đoàn thanh niên các địa bàn ra quân dẹp nạn quảng cáo trái phép nhưng tình trạng lại tái diễn ngày càng nhiều.

Bởi kiểu quảng cáo không phép này vừa siêu rẻ, siêu nhanh lại không phải lo mất thuế phí, tiền thuê chỗ. Trong khi đó, công tác giám sát, xử phạt còn chưa nghiêm, việc tuyên truyền về luật quảng cáo vẫn còn hạn chế.

Đã đến lúc các cấp, các ngành và cộng đồng cần tăng cường việc giám sát chặt chẽ các hoạt động quảng cáo ngoài trời bằng các quy định, quy chuẩn cụ thể.

Hành vi vẽ bậy, quảng cáo vi phạm pháp luật cần được xử lý rốt ráo, không khoang nhượng, để tổ chức, cá nhân không dám vi phạm

Trong đó, cơ quan chức năng gồm địa phương, Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao thường xuyên kiểm tra, xử lý quyết liệt để tăng tính răn đe, ngăn chặn kịp thời các vi phạm; đồng thời nâng cao công tác tuyên truyền đến người dân và doanh nghiệp về Luật quảng cáo, nếp sống văn nh để ngăn chặn, đẩy lùi kịp thời các vi phạm.

Chưa kể hành vi vẽ bậy, quảng cáo vi phạm pháp luật cần được xử lý rốt ráo, không khoang nhượng, để tổ chức, cá nhân không dám vi phạm.

Muốn vậy, địa phương phải ban hành được quy hoạch quảng cáo ngoài trời theo hướng văn nh, hiện đại và hiệu quả, tránh để xảy ra tình trạng “mạnh ai nấy làm”.

Việc cấp phép quảng cáo cũng phải công khai, tiền thu từ cho thuê quảng cáo ngoài trời cần được rõ ràng, không mập mờ hoặc dấu hiệu bị trục lợi, gây thất thoát nguồn thu ngân sách; dẫn đến mất sự tin tưởng của người dân.

Đặc biệt, quảng cáo không chỉ hướng đến giá trị kinh tế mà các nội dung quảng cáo cần được kiểm tra chặt chẽ, đảm bảo thuần phong mỹ tục, tiêu chuẩn văn hóa cộng đồng.

Bên cạnh đó, nhà nước nên khuyến khích tổ chức, cá nhân ứng dụng công nghệ mới trong quảng cáo ngoài trời, tạo dựng hình ảnh, âm thanh phù hợp, hiện đại để hạn chế cảnh nhếch nhác, lôi thôi. Nhất là các nội dung quảng cáo có sức lan tỏa, chiều sâu thì cần được phát huy.

Ngoài công tác theo dõi, giám sát, vạch kế hoạch, quy hoạch trong hoạt động quản cáo ngoài trời của ban ngành, địa phương, quan trọng là tổ chức, cá nhân cần tuân thủ các quy định, quy chuẩn về quảng cáo nhằm đưa hoạt động quảng cáo đi vào nề nếp, văn nh, lành mạnh.