Bánh trứng kiến, món ăn Cao Bằng mang nhiều dư vị

Tới thăm Cao Bằng, du khách không thể nào không nếm thử bánh trứng kiến – món ăn vô cùng đặc sắc và chỉ có ở vùng đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

ĐƯỜNG VUI CỦA TÔI   

Nguyên liệu chính để làm bánh trứng kiến chính là trứng non của kiến. Ảnh: Tinker

Miếng bánh béo ngậy thơm mùi nếp nương, mùi lá vả và đặc biệt là phần nhân làm từ thịt lợn ngon và trứng kiến non tròn mẩy hòa quyện lại với nhau làm nên một món ăn quyến rũ lòng người không chỉ về hình thức mà cả hương vị của nó.

Mời các bạn tìm hiểu về loại bánh đặc sắc này qua bài viết đăng trên báo Văn hóa:   

Không ai nhớ bánh trứng kiến có tự bao giờ, nhưng nhiều người vẫn kể lại câu chuyện rằng, xưa ở một bản Tày nọ có một gia đình người Tày kén rể cho con gái có ra điều kiện nếu chàng rể nào mang đến lễ một thứ bánh ngon, lạ thì sẽ lấy được vợ. Các chàng trai thi nhau chế biến các món bánh ngon làm từ những nguyên liệu quý để đi hỏi vợ.

Và trong đó có một chàng trai nhà nghèo, không có điều kiện để làm những thứ bánh trên, anh bèn cầm dao lên rừng tìm kiếm xem có nguyên vật liệu gì có thể làm được bánh. Tìm mãi, vẫn không thấy có thứ gì, bỗng anh phát hiện một tổ kiến to bám trên thân cây liền trèo lên chặt tổ kiến xuống, bổ ra thấy trong đó toàn những nhộng non trắng tinh.

Anh chợt nghĩ đến việc dùng nhộng kiến rang thơm lên để làm nhân bánh và chọn gạo nếp, lá vả làm vỏ bánh. Thứ bánh giản dị nhưng vô cũng độc đáo và thơm ngon được lòng gia đình cô gái và chàng trai đã lấy được vợ. Từ đó đến nay, người Tày vùng núi phía Bắc chế biến món bánh trứng kiến trong những dịp lễ quan trọng và trở thành đặc sản rất riêng có ở vùng đất này.

Cứ đời nọ truyền đời kia, vào khoảng tháng 5 hằng năm, bà con dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh trứng kiến bởi đây là thời gian sinh trưởng mạnh nhất của loài kiến đen rừng. Không phải loại kiến nào cũng có thể lấy trứng để ăn được, chỉ lấy trứng của loại kiến đen thường làm tổ trên cây vầu. Tổ của chúng màu đen, hình tròn hoặc hình bầu dục được làm từ lá cây mục và kết chặt vào những cành cây, loại trứng này rất mẩy, béo và có hàm lượng đạm cao.

Đúng như tên gọi bánh trứng kiến, nguyên liệu chính để chế biến món ăn ngon này là trứng non của những con kiến làm nhân bánh, cùng với bột nếp nương và phần lá non của cây vả bọc ở bên ngoài Nguyên liệu chính và công đoạn thực hiện tuy không quá cầu kỳ phức tạp nhưng muốn bánh trứng kiến được ngon thì yêu cầu người chế biến món bánh cũng cần phải có sự khéo léo, kiên trì.

Để có được bánh trứng kiến ngon thì trứng kiến sau khi thu hoạch về được rửa sạch sẽ sau đó bắc lên chảo phi với hành khô thơm. Sau đó cho thêm một ít thịt lợn băm mịn, lạc rang giã nhỏ và một ít lá kiệu thái nhỏ trộn thêm vào. Phần củ kiệu cũng thái nhỏ mịn, phi chảo dầu thơm rồi cho trứng kiến sơ chế vào đảo cùng cho đến khi nào chín thì bắc xuống bếp.

Phần bánh được làm từ gạo nếp nương, hạt to và dẻo, đãi sạch rồi ngâm với nước lạnh qua đêm, sau đó để ráo nước, xay thành bột và nhào nặn với nước.

Sau khi nhào nặn cho bột thật dẻo và mịn, bột nếp sẽ được cán mỏng cỡ nửa phân, to hình vuông cỡ bằng bàn tay, rồi ốp ếng bột nếp đó vào một chiếc lá vả, rắc nhân lên mặt bột bánh. 

Cuối cùng là ốp ếng lá vả tiếp theo lên bề mặt nhân bánh đó, gói lá sao cho phần bánh và nhân được bọc trọn vẹn không bị hở ra bên ngoài. Bánh được hấp cách thủy khoảng 45 đến 50 phút là chín.

Bánh khi ăn sẽ được cắt thành những ếng nhỏ vuông vắn bày ra trên đĩa rất bắt mắt. Thực khách sẽ thấy được hương vị béo ngậy của nhân kết hợp với bột bánh mềm dẻo. Đặc biệt loại bánh này sẽ ăn cùng với lá vả để có thêm tác dụng thanh nhiệt, mát gan, rất tốt cho sức khỏe. Nếu bạn có cơ hội đến với Cao Bằng thì bạn hãy nhớ thưởng thức món bánh độc đáo này và mang về làm quà tặng cho người thân, bạn bè cùng thưởng thức nhé.    

ONE DAY TOUR

Vẻ đẹp hùng vỹ, hoang sơ, thác Bản Giốc từ lâu đã là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nghệ sĩ và đi vào thi ca, nghệ thuật…  - Ảnh VOV

# Du lịch Cao Bằng mà không ghé thăm thác Bản Giốc thì quả là một sự thiếu sót lớn. Thác Bản Giốc nằm trong quần thể Công viên Địa chất Toàn cầu Cao Bằng đã được UNESCO công nhận. Thác Bản Giốc có khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, là thác nước kỳ vĩ và đẹp nhất Việt Nam. Nếu muốn cảm nhận sự hùng vĩ của thác, bạn nên đến thăm vào mùa hè; còn nếu bạn yêu thích sự bình yên, hãy đến đây vào những tháng còn lại để tận hưởng không khí thoáng đãng bên dòng thác chảy hiền hòa.

# Nằm ở xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, Pác Pó là điểm du lịch đầy ý nghĩa để bạn tới tham quan. Tới thăm khu di tích lịch sử này, bạn sẽ có cái nhìn chân thực nhất về cuộc sống giản dị, mộc mạc của Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Khu di tích bao gồm: nhà tưởng niệm Bác Hồ, hang Cốc Pó (tên địa phương có nghĩa là “đầu nguồn”), hang Lũng Lạn, hang Ngườm Vài, suối Lê nin, bàn đá nơi Bác Hồ làm việc, nền nhà ông Lý Quốc Súng, nền nhà ông La Thành…

# Động Ngườm Ngao cũng là một thắng cảnh nổi tiếng ở Cao Bằng mà du khách nên ghé thăm. Khí hậu bên trong động lúc nào cũng mát mẻ, chiều lòng người nên du khách có thể chọn du lịch Động Ngườm Ngao vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Hệ thống thạch nhũ tự nhiên cùng măng đá đã tạo nên một tuyệt tác động Ngườm Ngao sinh động và kỳ thú. Động có tổng chiều dài vào khoảng 2114m với 3 cửa chính khiến du khách khi đặt chân vào trong như lạc vào thế giới thần tiên. Đặc biệt hơn, trong động có cả những cây đàn đá mà khi gõ vào, tiếng nhạc du dương như tiếng đàn Tơ-rưng sẽ phát ra khiến nhiều du khách thích thú.

CẨM NANG DU KHÁCH

Ảnh nh họa

# Để có một tour du lịch Cao Bằng trọn vẹn với nhiều trải nghiệm quý giá thì việc chuẩn bị đồ đạc mang theo sao cho hợp lý là điều rất quan trọng. Ngay sau đây sẽ là một số lưu ý giúp du khách yên tâm trước khi khởi hành.

Thông thường du khách sẽ chọn những tour du lịch Cao Bằng 3 ngày 2 đêm vừa đủ thời gian để khám phá, tìm hiểu những cảnh sắc, văn hóa nổi bật tại đây. Vì thế, những hành lý, đồ đạc cá nhân cần chuẩn bị phù hợp cho khoảng thời gian này.

Cao Bằng chủ yếu là địa hình đồi núi nên cần ưu tiên những bộ quần áo thoải mái, dễ vận động. Nếu chuyến đi của bạn vào mùa đông thì cần chuẩn bị thêm áo khoác dày giữ ấm cùng nhiều phụ kiện khác như khăn quàng cổ, bịt tai khi đi xe máy và tất tay tất chân đầy đủ giữ ấm cơ thể trên tiết trời đồi núi giá lạnh như Cao Bằng.

Việc di chuyển ở Cao Bằng nên ưu tiên mang những đôi giày thể thao, giày đế bệt êm chân, có độ bám đường tốt. Các bạn tốt nhất không nên mang giày da, riêng phụ nữ không nên mang giày dép cao gót hay giày búp bê vì rất dễ đau chân và dễ bị tuột.

Tùy theo phương tiện di chuyển, loại phòng khách sạn và nhu cầu ăn uống cũng như mua sắm của từng người, chi phí cho chuyến đi Cao Bằng 3 ngày 2 đêm rơi vào khoảng từ 2 triệu đến 3 triệu đồng/ người.