Bãi đỗ xe trung chuyển liệu sẽ giúp giao thông công cộng phát triển?

Vấn đề của Hà Nội ít khi thuộc về hoạch định chính sách. Các chủ trương, kế hoạch hầu hết rất đúng đắn. Tuy nhiên, đến lúc triển khai thì nhiều dự án lại được thực hiện theo kiểu “đẽo cày giữa đường”.

Mô hình bãi đỗ xe trung chuyển (Park and Ride) đã chứng nh tính hiệu quả ở các đô thị tiên tiến trên thế giới. Ở Hà Nội, không ít người tiếp cận với mô hình này, khi tới trung tâm thương mại AEON Mall Long Biên, gửi xe ễn phí trong ngày, rồi lên xe buýt vào nội đô làm việc.

Mô hình này là điều kiện bắt buộc phải có nếu muốn triển khai các đề án khác, như thu phí ô tô vào nội đô, hạn chế xe cá nhân vào vùng lõi.

Bởi trong bối cảnh kiến trúc đô thị tạo ưu thế cho xe cá nhân, thì chỉ khi cảm thấy việc lái xe tới trạm trung chuyển dễ dàng, chi phí thấp, có thể di chuyển bằng xe buýt, tàu điện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian đến các điểm, trạm gần nơi làm việc, khi ấy mới có thể thu hút được người dân từ bỏ một phần phương tiện cá nhân trên lộ trình của họ.

Còn ngược lại, người dân vẫn bất chấp một lộ trình “khổ ải”, mất thời gian, hại sức khỏe vì kẹt xe, khói bụi di chuyển trên phương tiện cá nhân.

Một ngày nào đó, những mô hình dạng BRT hay Park and Ride khác xuất hiện, chúng cũng không thể là cứu tinh cho giao thông Thủ đô

Vấn đề của Hà Nội ít khi thuộc về hoạch định chính sách. Các chủ trương, kế hoạch hầu hết rất đúng đắn. Tuy nhiên, đến lúc triển khai thì nhiều dự án lại được thực hiện theo kiểu “đẽo cày giữa đường”.

Buýt nhanh theo quy hoạch có 8 tuyến BRT cố định và 3 tuyến BRT quá độ. Nhưng đến nay mới có một tuyến gây nhiều tranh cãi là Yên Nghĩa-Kim Mã.

Đường sắt đô thị có 10 tuyến metro cả trên cao lẫn đi ngầm, cùng 3 tuyến tàu điện một ray. Nhưng đến nay, cũng mới có tuyến Cát Linh-Hà Đông đi vào hoạt động.

Xe buýt dường như đang đi chệch hướng khi cố gắng dàn đều diện bao phủ trên một địa bàn Thủ đô rất rộng lớn, nhưng lại thiếu tập trung tăng tuyến, tăng tần suất cho các đối tượng có nhu cầu thực sự là dân văn phòng làm việc ở nội đô, người dân ở các khu đô thị, chung cư mới.

Hệ quả là sau khi đạt đỉnh cao, xe buýt dần đuối sức và hiện nay chỉ đáp ứng chưa được 17% nhu cầu đi lại của nhân dân Thủ đô.

Trở lại với mô hình trạm trung chuyển. Nếu để ý kỹ, hiện nay các trạm trung chuyển phụ thuộc chủ yếu vào tiến độ xây dựng của những khu phức hợp trung tâm thương mại quy mô lớn kết hợp với bãi đỗ xe công cộng, trong khi những bến bãi đỗ xe tập trung hầu hết vẫn nằm trên giấy.

Nghĩa là chính sách này của thành phố đang phụ thuộc lớn vào các dự án trung tâm thương mại, vốn ưu tiên mục tiêu kinh tế hơn là các lợi ích cộng đồng.

Bên ngoài vành đai 3, hiện tìm đỏ mắt cũng chỉ có một vài khu vực tạm gọi là điểm trung chuyển, hấp dẫn được người dân tới gửi xe và di chuyển tiếp bằng các loại hình vận tải công cộng.

Hà Nội không thể hình thành được thói quen đi lại mới cho người dân bằng chỉ 1 tuyến buýt nhanh, 1 tuyến tàu điện metro, 1 trạm trung chuyển và mạng lưới xe buýt đang ngày một già cỗi, đuối sức.

Hà Nội cũng không thể thúc đẩy người dân sử dụng giao thông công cộng bằng những mệnh lệnh hành chính là “cấm xe máy” hay “dựng rào thu phí ô tô cá nhân”.

Một ngày nào đó, những mô hình dạng BRT hay Park and Ride khác xuất hiện, chúng cũng không thể là cứu tinh cho giao thông Thủ đô. Các lời giải này cần được thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ và ăn khớp với nhau theo từng giai đoạn, chứ không phải đơn lẻ, mạnh ai nấy làm.

Nền giao thông công cộng Hà Nội không thiếu những ý tưởng và giải pháp khả thi, nó cần một bộ máy quản trị đô thị hiệu quả, thực hiện các cam kết, kế hoạch đề ra đúng tiến độ.