Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Lơ là chống dịch chính là giặc nhà

Phóng viên - 09/08/2020 | 7:05 (GTM + 7)

Từ đầu năm đến nay, hoạt động vận tải hành khách dù vẫn chịu tác động nặng nề bởi dịch COVID-19 nhưng để đảm bảo an toàn cho hành khách và cộng đồng trong tình hình chống dịch mới, nhất thiết ngành vận tải hành khách không được lơ là, chủ quan trong việc

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Đợt dịch COVID-19 bùng phát trở lại có diễn biến phức tạp và khó lường. Nhiều tỉnh thành trên cả nước xuất hiện ca bệnh liên quan đến việc di chuyển bằng xe khách từ vùng tâm dịch về địa phương.

Trước thực trạng này, người dân đặt câu hỏi lo ngại về công tác phòng dịch trên các phương tiện vận tải hành khách tại nhiều địa phương thời gian qua.

XE KHÁCH PHÒNG DỊCH
Siết chặt công tác phòng dịch trên các phương tiện vận tải hành khách. Ảnh: Báo Đồng Nai

Sau giãn cách xã hội, TPHCM cùng cả nước vừa chống dịch vừa khôi phục lại nền kinh tế. Nhiều hoạt động kinh doanh, sản xuất dần trở lại bình thường, trong đó có ngành vận tải hành khách.

Tuy nhiên, việc nới lỏng hoạt động vận tải hành khách trong thời gian dịch bệnh được kiểm soát tốt đã phần nào phát sinh tâm lý chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch tại nhiều địa phương.

"Mấy tháng qua, việc đi lại của người dân bằng xe khách được nới lỏng, ít kiểm soát y tế như hồi đầu nên cũng thấy lo".

"Tôi cũng thấy trên xe có ghi tên nhưng cũng chỉ ghi qua loa, không ghi địa chỉ ở đâu hay số điện thoại, khi mà truy tìm hành khách cũng hơi khó".

"Tôi thấy do người ta chủ quan nên việc đi lại ở nhà xe rất phức tạp, khả năng lây bệnh cao".

"Lo thì cũng có lo, cố gắng mang khẩu trang thôi".

Trước diễn biến mới của dịch bệnh, ông Trần Văn Phương – Phó Giám đốc bến xe Miền Tây cho rằng lo ngại của người dân là có cơ sở. Do thời gian qua bên cạnh các doanh nghiệp vận tải hành khách chấp hành tốt quy định thì vẫn còn số ít doanh nghiệp và hành khách còn khá lơ là trong công tác phòng chống dịch bệnh.

"Hiện nay vẫn còn một số hạn chế nhất định, một số khách đến bến xe không đeo khẩu trang nên bảo vệ bến xe đã nhắc nhở. Một số doanh nghiệp chưa thực hiện đo thân nhiệt cho hành khách, để hổ trợ cho doanh nghiệp thì khi hành khách mua vé xong vào cửa, bảo vệ bến xe có đo thân nhiệt cho khách. Thời gian tới, bến xe giám sát việc thực hiện đeo khẩu trang của người dân, sẽ không phục vụ khách nếu không đeo khẩu trang. Đối với doanh nghiệp không chấp hành sẽ lập biên bản và báo cáo về cơ quan quản lý".

Công tác phòng chống dịch đã tái khởi động. Ảnh: Bộ GTVT

Để thắt chặt an toàn cho hành khách, cùng với bến xe Miền Tây, ga Sài Gòn, ông Đỗ Phú Đạt – Phó tổng giám đốc bến xe Miền Đông cho biết, công tác phòng chống dịch đã tái khởi động. Các nhân viên, lái xe phải tuân thủ việc đeo khẩu trang, trang bị dung dịch sát khuẩn, vệ sinh, phun thuốc khử trùng xe, khai báo y tế điện tử cho hành khách.

Đồng thời, các bến xe cũng tuyên truyền hành khách thực hiện, thậm chí sẽ không phục vụ đối với khách không đeo khẩu trang khi lên xe.

"Hiện tại bến xe đã tạm dừng hoạt động các chuyến xe đến Đà Nẵng và Ban Mê thuộc và thực hiện theo đúng các quy định của Bộ Giao thông, Sở Giao thông, Ủy ban, Bộ Y tế về phòng chống covid. Đối với những tỉnh khác nếu chưa có sự thông báo hay chỉ đạo của các cấp cơ quan thì chúng tôi vẫn tiến hành thực hiện phòng chống covid theo quy định đối với nhân viên, nhà xe, tiếp viên, lái xe và hành khách".

khẩu trang
Các bến xe sẽ không phục vụ đối với khách không đeo khẩu trang khi lên xe

Ngoài bến xe liên tỉnh, 128 tuyến xe buýt nội ô cũng kích hoạt nhiều biện pháp phòng dịch bệnh.

Ông Võ Trọng Nhân - Phó Giám đốc trung tâm quản lý giao thông công cộng TPHCM cho biết, hiện hành khách phải khai báo y tế điện tử, nếu không đeo khẩu trang sẽ bị từ chối phục vụ hoặc phải đeo khẩu trang trong suốt hành trình chuyến đi. Tại các trạm, nhà chờ cũng như nhân viên phục vụ, nhiều giải pháp cũng đang được thực hiện.

"Khu vực nhà chờ chúng tôi cho tổ chức vệ sinh sạch sẽ lai, phát loa tuyên truyền về phòng chống dịch, bố trí nước rửa tay sát khuẩn cho hành khách. Đối với phương tiện, yêu cầu trang bị nước rửa tay, các thùng rác phải có nắp đậy, vệ sinh sạch sẽ sau mỗi chuyến đi. Riêng các lái xe, nhân viên phục vụ tất cả đều phải đeo khẩu trang, nhắc nhở người dân tuân thủ các quy định đó".

Với tình hình dịch bệnh lây lan thông qua hoạt động vận tải hành khách hiện nay, việc các địa phương nhanh chóng thực hiện nghiêm các giải pháp phòng chống dịch cho hoạt động này là cấp thiết.

Trước mắt, Sở Giao thông vận tải TP.HCM ngoài rà soát toàn bộ hoạt động vận tải hành khách trên đường bộ, đường sắt và đường thủy, Sở còn lập đoàn thanh kiểm tra công tác đảm bảo an toàn phòng chống dịch khi vận chuyển, nhằm hạn chế tâm lý chủ quan trong công tác chống dịch.

Ông Đỗ Ngọc Hải - Trưởng phòng quản lý vận tải đường bộ, Sở Giao thông vận tải TPHCM cho biết:

"Các tổ giám sát liên ngành bao gồm 2 tổ gồm giám sát đường bộ và đường thuỷ để triển khai giám sát tại các nhà Ga, bến tàu, trên các phương tiện. Về việc thực hiện, phòng chống như thế nào theo hướng dẫn của Sở Y Tế, cũng như của Bộ GTVT. Đồng thời, có văn bản đối với các tuyến xe khách liên Tỉnh trực tiếp từ TPHCM- Đà Nẵng đã tạm ngừng, không hoạt động. Các tuyến đi ngang Đà Nẵng không được dừng lại và phải khai báo y tế cũng như thực hiện phòng chống dịch trên xe".

Đảm bảo an toàn phòng chống dịch khi vận chuyển, nhằm hạn chế tâm lý chủ quan trong công tác chống dịch. Ảnh: Nhân dân

Từ đầu năm đến nay, hoạt động vận tải hành khách dù vẫn chịu tác động nặng nề bởi dịch covid-19 nhưng để đảm bảo an toàn cho hành khách và cộng đồng trong tình hình chống dịch mới, nhất thiết ngành vận tải hành khách không được lơ là, chủ quan trong việc triển khai các giải pháp phòng dịch.

Mời các bạn đến với góc nhìn của VOVGT qua bình luận nhan đề: “Lơ là chống dịch là giặc nhà”.

Có thể nói, từ những ngày đầu dịch COVID-19, cả hệ thống chính trị Việt Nam đã có những biện pháp quyết liệt, đúng đắn trong việc ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh như khoanh vùng, cách ly, giãn cách xã hội; kiểm soát chặt hoạt động vận tải hành khách đường bộ, hàng không, đường thủy; tuần tra vùng giáp ranh, nhập cảnh biên giới. Bằng chứng là trong khoảng 100 ngày, tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát tốt.

Thế nhưng, chỉ một ca dương tính trong cộng đồng và hàng loạt ca bệnh tại nhiều tỉnh thành sau đó trở về từ tâm dịch, khó tránh việc người dân hoài nghi về công tác rà soát, phòng chống dịch bệnh trên các chuyến vận tải hành khách thời gian qua có thực sự chặt chẽ như đã hô hào. Bởi ca bệnh ghi nhận tại Đà Nẵng ngày 24/7, thực tế đã có dấu hiệu bệnh từ khoảng tháng 6 nhưng không được xét nghiệm, phát hiện sớm, cách ly, khoanh vùng dập dịch như các nhà chức trách vẫn làm tốt trước đó. Cả việc người dân bỏ thói quen sát khuẩn tay, đeo khẩu trang khi tiếp xúc tại bệnh viện, trên xe khách, nơi đông người, phải chăng do sự chủ quan cá nhân hay do việc tuyên truyền đã có phần lỏng lẻo.

Lại nói, sau thời gian cách ly tại nhà, thông qua các chương trình kích cầu kinh tế, kích cầu du lịch, người người đổ xô du lịch, thỏa mãn nhu cầu giải trí mà chưa chủ động phòng dịch. Đến khi dịch bùng phát trở lại thì hành động đối phó là nhanh chóng tháo chạy khỏi tâm dịch, thay vì cần trình báo y tế, kiểm tra dịch tể. Chính việc làm lúng túng này khiến dịch càng bùng mạnh trong cộng đồng.

Khi vấn đề dịch bệnh thế giới còn diễn biến phức tạp, việc kiểm soát biên giới còn nhiều khó khăn thì việc lập “tuyến hàng rào” phòng dịch cho ngành vận tải tải hành khách là rất cần thiết. Hàng loạt các biện pháp cấp thiết được họp bàn, tính toán, tái thiết phòng dịch như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, khử trùng phương tiện, khai báo y tế điện tử, tuyên truyền dưới mọi hình thức tờ rơi, loa phát thanh, hình ảnh...

Các chuyến xe từ tâm dịch đã tạm hoãn. Quân đội lần nữa vào cuộc, cửa ngỏ biên giới lại thắt chặt. Các chỉ thị mang tính áp chế hiện nay như từ chối phục vụ người không đeo khẩu trang khi đi xe khách, xe buýt; phạt hành chính nếu không đeo khẩu trang nơi đông người là phù hợp để nâng cao tính tự giác của người dân.

Ngoài ra, với chủ trương “không ngăn sông cấm chợ” như đợt chống dịch trước đó, công tác dập dịch chỉ khoanh vùng trong phạm vi bán kính vừa đủ để quản lý, phân loại và kiểm soát phòng chống dịch, đảm bảo mục tiêu các hoạt động kinh tế xã hội được bình thường. Điều này đòi hỏi người dân cả nước phải đồng lòng cùng hệ thống chính trị với tinh thần tự giác cao.

Mỗi người cần thay đổi suy nghĩ, thói quen, cách sống trong điều kiện chống dịch, tự nguyện đeo khẩu trang, giám sát lẫn nhau, sẳn sàng cách ly theo yêu cầu của nhà nước.

Quan trọng là công tác quản lý này cần thực hiện liên tục; tinh thần tự giác, tự nguyện này cần được duy trì. Bên cạnh việc tái khởi động các giải pháp phòng dịch, nhà nước cần kiểm tra, xử lý trách nhiệm cá nhân thiếu ý thức, trách nhiệm, địa phương, cơ sở buông lỏng quản lý, nếu để dịch bệnh lây lan, phát tán trong cộng đồng.

Bất kể giai đoạn chống dịch nào thì phương châm bất di bất dịch vẫn là “Chống dịch như chống giặc” - nói được phải làm được. Mỗi gia đình, thôn xóm, bản làng là một pháo đài, không cho phép bất kỳ ai lơ là, chủ quan. Ai trong chúng ta đừng trở thành “giặc nhà” trong chính cuộc chiến đầy nổ lực của cả dân tộc./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hiện đại hóa hệ thống phương tiện cấp cứu tai nạn giao thông

Hiện đại hóa hệ thống phương tiện cấp cứu tai nạn giao thông

Theo kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, có tới 51% nạn nhân tai nạn giao thông không được sơ cứu trước khi đến bệnh viện, chỉ có 10,5% nạn nhân được nhân viên y tế sơ cứu và chỉ có 1/3 nạn nhân được vận chuyển bằng xe cứu thương.

Thu nhập 2 vợ chồng dưới 15 triệu/tháng mới được mua nhà ở xã hội?

Thu nhập 2 vợ chồng dưới 15 triệu/tháng mới được mua nhà ở xã hội?

Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Ngoài các tiêu chí về việc chưa có nhà ở hoặc nhà ở có diện tích dưới 15m2 sàn/người, để được mua thì mức thu nhập bình quân hàng tháng của người đứng đơn và vợ hoặc chồng của người đó không quá 15 triệu/tháng.

TP.HCM: Thêm gần 300 điểm xe đạp công cộng, đặc biệt là tại các tuyến Metro

TP.HCM: Thêm gần 300 điểm xe đạp công cộng, đặc biệt là tại các tuyến Metro

Sau hơn 2 năm đưa vào hoạt động, dịch vụ xe đạp công cộng ở TP.HCM đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ người dân. Dự kiến trong thời gian tới, dịch vụ này sẽ tiếp tục được nhân rộng ra nhiều địa bàn ở thành phố. Trong đó có nhiều điểm tại tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Khi xe ba gác, xe giả thương binh thành hung thần giao thông

Khi xe ba gác, xe giả thương binh thành hung thần giao thông

Hiện nay, trên địa bàn TP.Hà Nội có hàng ngàn xe ba bánh gắn mác “thương binh” hay xe tự chế vẫn ngày đêm hoạt động gây mất an toàn giao thông. Dù đã có quy định, thế nhưng các hung thần đường phố này vẫn chưa được xử lý dứt điểm, mặc cho nhiều vụ TNGT thương tâm do các xe này gây ra.

“Nóng” vấn đề ép mua bảo hiểm

“Nóng” vấn đề ép mua bảo hiểm

Sáng nay (18/3), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn với lĩnh vực tài chính. Nội dung được nhiều đại biểu đặt câu hỏi nhất là về công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

Quốc hội chất vấn nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, bảo hiểm nhân thọ

Quốc hội chất vấn nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, bảo hiểm nhân thọ

Sáng nay (18/3), Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc về nhiều lĩnh vực đang được quan tâm. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, đến nay chưa triển khai được các loại hình đặt cược về bóng đá, đua ngựa, đua chó.

Hoang mang vì đèn tín hiệu giao thông

Hoang mang vì đèn tín hiệu giao thông

Gần 3 tháng nay, trên tuyến Quốc lộ 1, đoạn gần cầu Rạch Chiếc, hướng từ thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đến thành phố Cần Thơ xuất hiện một trụ đèn tín hiệu giao thông ở vị trí chỉ một con đường thẳng. Chính điều này đã khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu.

// //