Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Làm thế nào để phát triển thương hiệu làng nghề thủ công?

Phóng viên - 24/05/2018 | 4:25 (GTM + 7)

VOVGT-Một trong những niềm tự hào của thương hiệu Việt là những sản phẩm mang đậm văn hóa dân tộc, là những sản phẩm được sản xuất từ các làng nghề...

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Hàng thủ công ở những làng nghề luôn là 1 trong những niềm tự hào của Việt Nam

Những năm gần đây, với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó có các Ban chỉ đạo Cuộc vận động, cộng với sự nỗ lực, cố gắng của chính các doanh nghiệp trong nước thì hàng Việt Nam đã từng bước chinh phục được người tiêu dùng và có chỗ đứng trên thị trường, đủ sức cạnh tranh với hàng nhập ngoại, thậm chí một số sản phẩm đã vươn xa hơn tới thị trường quốc tế.

Một trong những niềm tự hào của thương hiệu Việt là những sản phẩm mang đậm văn hóa dân tộc, là những sản phẩm được sản xuất từ các làng nghề, từ đôi bàn tay của các nghệ nhân của chính các làng nghề đó. Vậy, làm thế nào để bảo tồn, phát huy những giá trị của những sản phẩm làng nghề truyền thống trong giai đoạn hiện nay? Mời quý vị và các bạn cùng nghe bài viết: Làm thế nào để phát triển thương hiệu làng nghề thủ công?

Hà Nội là 1 trong những địa phương quy tụ nhiều làng nghề thủ công truyền thống, rất nhiều làng nghề được đầu tư phát triển, trở thành thương hiệu và niềm tự hào của người dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. Như làng nghề gốm Bát Tràng, làng Lụa Vạn Phúc, làng kim hoàn Định Công, làng dao kéo Sinh Từ…

Đề cập đến vấn đề phát triển thương hiệu làng nghề, bà Trần Thị Lan Phương - Phó GĐ Sở Công Thương thành phố Hà Nội cho rằng: Đối với việc giúp cho các DN xây dựng được thương hiệu và phát triển nghề truyền thống, và đặc biệt là phát triển du lịch làng nghề, trong những năm gần đây Tp. Hà Nội rất quan tâm. Trước hết phải nói đến thương hiệu để DN có được là không phải dễ dàng, nó xuất phát từ góc độ của doanh nghiệp, có những sản phẩm tốt và chúng ta có những kế hoạch bài bản để giữ vững thương hiệu trên thị trường. Thứ hai là phải có sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước, đồng hành với DN để doanh nghiệp có thể đến được với thị trường ở trong nước cũng như trên thế giới…

Trong những năm vừa qua, Tp. Hà Nội cũng đã hỗ trợ được cho hàng trăm DN xây dựng được thương hiệu của mình trên thị trường, trong đó có khoảng 20 làng nghề đã được hỗ trợ để tiếp cận thị trường, đặc biệt trong đó phải kể đến làng Lụa Vạn Phúc và làng Gốm Bát Tràng.

Theo ông Nguyễn Khắc Hà - Chủ tịch Hội làng nghề Lụa Vạn Phúc - chủ doanh nghiệp Lụa Phúc Hưng cho biết, để giúp người tiêu dùng nhận diện thương hiệu lụa Vạn Phúc, ngay từ năm 2014, Hội làng nghề Vạn Phúc đã nghiên cứu dệt tên làng nghề lên biên vải, đồng thời, mỗi hộ gia đình lại dệt thêm tên của họ bên cạnh. Như vậy, vừa đảm bảo cho khách hàng nhận diện được thương hiệu làng nghề, vừa có thể quảng bá được thương hiệu cá nhân của từng hộ sản xuất.

Vì khi gia đình đã đưa tên của họ lên sản phẩm là họ phải chịu trách nhiệm với khách hàng, với hội làng nghề về chất lượng, thương hiệu…: Trong quá trình sản xuất hiện nay, chúng tôi thường xuyên động viên các nghệ nhân thường xuyên cải tiến các thiết bị công nghệ để làm sao đảm bảo được yêu cầu của khách hàng. Ví dụ như những chi tiết cải tiến trong khung dệt phải thay đổi, làm như thế thì tự nhiên sản phẩm của làng nghề được người tiêu dùng ưa thích…

Cũng theo ông Hà, hiện nay 1 số cơ sở sản xuất đã đưa sản phẩm lên mạng giúp tiếp cận khách hàng tốt hơn, cập nhật được những sản phẩm mới ra thị trường 1 cách nhanh nhất. Khuyến khích nghệ nhân, thợ giỏi sáng tạo ra những sản phẩm mới để chinh phục khách hàng.

Nói về sự khác biệt và niềm tự hào của lụa Vạn Phúc, ông Hà khẳng định: Lụa Vạn Phúc của chúng tôi là sản phẩm làm hoàn toàn thủ công, từ cách chọn tơ cho đến công đoạn dệt, mọi mẫu mã hoa văn được dệt thẳng vào vải, cho nên lụa Vạn Phúc dùng được 2 mặt như nhau. Đấy là 1 trong những ưu điểm…

Một trong những việc làm thiết thực và thường xuyên được tổ chức để đưa sản phẩm làng nghề đến với người tiêu dùng, theo bà Trần Thị Lan Phương hiện nay đang được triển khai khá tốt đó là:

Ngoài ra cũng hỗ trợ cho các DN làng nghề tham gia vào các chương trình khuyến công, đẩy mạnh hỗ trợ về tư vấn thiết kế mẫu mã sản phẩm, tổ chức các cuộc thi về thiết kế mẫu mã sản phẩm, những cuộc bầu chọn hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích để DN có cơ hội quảng bá sản phẩm của mình…

Hiện nay, các DN làng nghề cũng đã có nhiều cố gắng để khôi phục nghề truyền thống, đồng thời với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, Sở Công thương, cũng như các ban ngành liên quan, đến nay sản phẩm của nhiều làng nghề đã đứng vững được trên thị trường nhờ uy tín và chất lượng cao…

Tags:
Ý kiến của bạn
Những người trẻ tiếp nước, “giải khát” cho miền Tây hạn mặn

Những người trẻ tiếp nước, “giải khát” cho miền Tây hạn mặn

Khoảng hơn 2 tháng trở lại đây, các tỉnh miền Tây Nam Bộ xuất hiện nhiều đợt xâm nhập mặn vào sâu nội đồng cùng các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, hệ thống sông Tiền, sông Hậu.

Mở đường Láng rộng gấp đôi, cần phải làm gì?

Mở đường Láng rộng gấp đôi, cần phải làm gì?

Mới đây Sở GTVT Hà Nội có báo cáo UBND thành phố việc triển khai lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy (đường Láng), với tổng đầu tư trên 21.000 tỷ đồng.

Garage tư nhân “mọc” trên vỉa hè

Garage tư nhân “mọc” trên vỉa hè

Những ngày hè tháng Năm này, hoa bằng lăng tím trổ bông dọc theo dòng Kim Ngưu khiến các cung đường phía Nam Hà Nội như duyên dáng hơn. Tuy nhiên, chút chất thơ đó không khỏa lấp được những bất cập trên vỉa hè khu vực này, khi người đi bộ thực sự bối rối với những chướng ngại vật không ngờ tới.

Quà chiều trên phố

Quà chiều trên phố

Cao điểm chiều, đó là thời điểm nhộn nhịp nhất của phố xá, khi dân công sở tan làm, học sinh sinh viên tan học, dòng người ngược xuôi trên phố trong sự sốt ruột, mau chóng để sớm trở về nhà sau một ngày lao động.

Giao thông thông minh, cách tiếp cận để thúc đẩy giao thông bền vững

Giao thông thông minh, cách tiếp cận để thúc đẩy giao thông bền vững

Để giải quyết những thách thức trong sự gia tăng nhanh chóng số lượng phương tiện cá nhân sử dụng nhiên liệu hoá thạch, giao thông công cộng chậm phát triển, các thành phố đứng trước cơ hội rất lớn trong cách tiếp cận giải quyết vấn đề hướng tới giao thông bền vững và bảo vệ môi trường.

Nỗi niềm những tài xế giao đồ ăn

Nỗi niềm những tài xế giao đồ ăn

Kể từ đại dịch COVID-19, thị trường giao đồ ăn tại Trung Quốc bùng nổ và tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, những tài xế của các nền tảng giao đồ ăn tại quốc gia tỷ dân này đang phải làm việc trong điều kiện lao động khắc nghiệt, với thời gian làm việc kéo dài nhưng thu nhập lại thấp.

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Sau 20 năm xây dựng, với hơn 2.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, hệ thống giao thông nước ta đã tạo được bước đột phá chiến lược, vươn tới và khai phá những không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

// //