Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa gửi văn bản kiến nghị UBND thành phố Hà Nội và Cục Đường sắt Việt Nam xử lý dứt điểm tình trạng buôn bán, chụp ảnh tại các tụ điểm cà phê đường tàu đang ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường sắt.
Theo VNR, đầu năm 2018 khu vực phía Bắc ga Hà Nội (từ Km 0+595 đến Km 0+840 tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng) xuất hiện loại hình du lịch khách nước ngoài đi tham quan, quay phim chụp ảnh trên đường sắt, nhất là khi có tàu chạy qua.
Cùng với đó là các hàng quán bày bàn, ghế bán nước cho khách du lịch trong phạm vi bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Ngay khi xuất hiện tình trạng trên, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã chỉ đạo Công ty cổ phần Đường sắt Hà Hải (đơn vị được giao quản lý) phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai nhiều biện pháp quyết liệt trong đó có cưỡng chế giải tỏa các hành vi vi phạm, xử phạt hành chính…
Tuy nhiên, khi dịch COVID-19 được kiềm chế, tình trạng vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt tại khu vực này lại tái diễn.
Đầu tháng 5/2022, Công ty cổ phần Đường sắt Hà Hải đã có văn bản gửi các phường Hàng Bông, Cửa Nam, Điện Biên Phủ đề nghị có biện pháp giải quyết dứt điểm tình trạng người dân bày bán hàng, du khách trong nước và nước ngoài quay phim chụp ảnh tại đây.
Cục Đường sắt Việt Nam cũng đã có văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội đề nghị tiếp tục chỉ đạo, xử lý tình trạng bán hàng trên đường sắt.
Ngay sau đó, UBND thành phố Hà Nội ra văn bản giao UBND các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình tiếp tục phối hợp với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chỉ đạo, xử lý tình trạng bán hàng trên đường sắt nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt.
Tuy nhiên, những vi phạm tại khu vực này vẫn hết sức nghiêm trọng. Đặc biệt, thời gian gần đây, nhất là dịp nghỉ lễ 2/9 lại tái diễn tình trạng bán hàng và du khách nước ngoài, người dân đến khu vực này để chụp ảnh, quay phim.
Các “xóm đường tàu” ở Khâm Thiên, Lê Duẩn, Trần Phú-Phùng Hưng… vốn là nơi ở dành cho nhân viên ngành đường sắt. Ngày nay, các khu dân cư này đã trở thành nơi sinh sống của những lao động nghèo, khó khăn. Họ sinh hoạt, giặt giũ, ngắt rau, nuôi gà… ngay sát đường ray.
Điểm độc đáo của xóm đường tàu khi gợi nhớ về một thời xưa cũ đã được giới kinh doanh, du lịch tận dụng. Nhiều chủ nhà cho thuê lại mặt bằng để người khác đến bán café, dịch vụ ăn uống. Địa điểm này trở nên nổi tiếng và thu hút rất đông du khách nước ngoài đến "checkin", ngồi cà phê chờ những chuyến tàu đi xuyên qua khu phố cùng cảnh người dân sinh hoạt bình thường ở đây.
Thực tế, lực lượng chức năng liên tục và thường xuyên ra quân để xử lý những vi phạm lấn chiếm hành lang ATGT đường sắt. Nhưng sau mỗi đợt ra quân, mọi việc không có nhiều chuyển biến đáng kể, khi người dân vẫn đang bám theo đường ray để sinh sống.
Sau khi Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2025 đã tạo ra chuyển biến đáng kể trong nhận thức của người tham gia giao thông.
Nhân tài không chỉ cần sự đãi ngộ bằng lương bổng. Họ cần một môi trường làm việc tốt, nghĩa là có cơ hội phát triển nghề nghiệp, có nguồn lực để phát huy tài năng, cần sự ghi nhận của cộng đồng, đồng nghiệp, lãnh đạo, và công chúng, cần thấy sự hữu ích của bản thân.
Ngày 03/01, Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố bị can đối với bà Giáp Thị Sông Hương - chủ cơ sở mái ấm Hoa Hồng về tội hành hạ người khác. Vậy đến nay số phận và cuộc sống của 86 em bé trong mái ấm Hoa Hồng ra sao?
Tiếng cười, tiếng hát trong trẻo vang lên dưới những gốc cây cổ thụ trong sân Cung Thiếu Nhi lưu giữ bao kỷ niệm tuổi thơ, để mỗi thế hệ lớn lên, hay thậm chí già đi, vẫn đưa con, đưa cháu tới Cung thiếu nhi và ngồi ôn lại kỷ niệm cũng ngay dưới gốc cây cổ thụ năm nào.
Nếu nhắc đến các làng hoa nổi tiếng, người ta thường nghĩ ngay đến Đà Lạt, Sa Đắc hay Mỹ Tho. Tuy nhiên, giữa lòng TP.HCM nhộn nhịp, có một làng hoa mang tên Thới An nằm ở quận 12, đã tồn tại và đẳm chất "hương đất tình người" trong nhiều thập kỷ.
Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), trong phiên giao dịch ngày hôm qua (7/1), giá của hầu hết các mặt hàng kim loại đồng loạt đi lên. Nổi bật, giá bạch kim bật tăng 3,6%, lên mức cao nhất trong vòng 7 tuần qua.
Việt Nam đang trong quá trình trở thành một cường quốc – là đánh giá của đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Công nghệ khi thăm, làm việc tại Việt Nam.