Cộng đồng phản ứng gay gắt cà phê đường tàu, Hà Nội sẽ dẹp trước 12/10
Phóng viên - 08/10/2019 | 8:20 (GTM + 7)
Có ý kiến cho rằng: 'Tại sao không nghĩ ra giải pháp tích cực và thông minh hơn để giữ nét đặc trưng, sao cứ phải cấm. Có thể thông báo trước loa phát thanh 15 phút..." thì ngay lập tức nhận được câu trả lời: 'Cấm chính là quản lý, chứ không phải không qu
Liên quan tới việc lấn chiếm hành lang đường sắt, ngày 7/10, ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội đã ký công văn gửi Cục Đường sắt Việt Nam, Sở GTVT, Công an thành phố, UBND các quận, huyện (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàng Mai,Thanh Xuân, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, Hoài Đức, Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh và Văn phòng Ban An toàn giao thông TP.Hà Nội) yêu cầu kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự ATGT đường sắt; bàn giao để phối hợp quản lý các lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn thành phố.
Theo đó, giao các quận, huyện trên địa bàn thành phố có tuyến đường sắt đi qua phải tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm để đảm bảo ATGT đường sắt trên địa bàn, hoàn thành trước ngày 12/10.
Đồng thời, trong quá trình triển khai, phải chủ động phối hợp với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và các đơn vị liên quan trong ngành đường sắt để thực hiện hiệu quả, xử lý dứt điểm các vi phạm.
Bên cạnh đó, UBND Tp. Hà Nội cũng giao Sở GTVT Hà Nội kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của UBND các quận, huyện nêu trên, tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo UBND Tp. Hà Nội theo quy định trước ngày 12/10.
Trước đó, ngày 3/10, Thử trường Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đã có văn bản khẩn yêu cầu các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng khẩn trương xử lý vi phạm an toàn giao thông trước việc người dân và du khách tụ tập đông đứng chụp ảnh, uống cà phê trong lòng đường sắt; các hộ dân kinh doanh lấn chiếm đường sắt để họp chợ và buôn bán.
Ngoài ra, Bộ GTVT yêu cầu các quận này tăng cường tuyên truyền pháp luật người dân; kiên quyết xử lý các trường hợp lấn chiếm hành lang đường sắt.
Cả 3 quận phải quản lý chặt chẽ việc giao đất cho các tổ chức và cá nhân dọc hành lang đường sắt. Nếu xảy ra vi phạm, người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm.
Phố Phùng Hưng hiện có 38 hộ kinh doanh cà phê, cụ thể: phường Cửa Đông 13 hộ, phường Hàng Bông 22 hộ, phường Cửa Nam 3 hộ.
Một cán bộ ngành đường sắt cho biết: Tính từ mép ray, mỗi bên phải có 6,5m để bảo vệ công trình và an toàn chạy tàu và thêm 3m hành lang an toàn. Tổng cộng là 9,5m. Nhưng các nhà ở đây chỉ cách đường ray chỉ từ 1,3 đến 1,7m.
Một số hình ảnh và phản ứng của cộng đồng trước thú vui mạo hiểm này:
Sau khi thực hiện sắp xếp, sáp nhập, tinh giản, bộ máy sẽ dôi dư nhiều công chức, viên chức và sẽ có một số lượng lớn người lao động dịch chuyển từ khu vực công sang khu vực tư. Vậy, cần làm gì để những người lao động này tìm kiếm được các vị trí việc làm mới, phù hợp trong nền kinh tế?
Tết Nguyên đán đang đến gần, thị trường tiêu dùng đã trở nên sôi động. Đây cũng là lúc gia tăng nguy cơ bùng phát các hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, vi phạm an toàn thực phẩm, ảnh hưởng không nhỏ đến người tiêu dùng cũng như sự phát triển của nền kinh tế.
Năm 2024, giao thông vận tải đường sắt (ĐS) bị gián đoạn và thiệt hại nặng nề sự cố sạt lở tại hầm Chí Thạnh, hầm Bãi Gió; cùng với đó là ảnh hưởng của cơn bão yagi, Trà Mi và nhiều đợt mưa lũ khiến hạ tầng hư hỏng nặng.
Mặc dù khởi công chậm so với kế hoạch và vướng khá nhiều điểm nghẽn, nhưng đến nay mặt bằng dự án này đã được giải quyết, một số khó khăn trước đây bước đầu được khơi thông.
Ngày 05/1, Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 – HURC 1 tổng kết 2 tuần đầu vận hành thương mại Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), cung cấp tổng quan hoạt động hành khách và nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tuân thủ văn hóa metro.
Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông cho biết kể từ ngày 1/1/2025, lực lượng cảnh sát giao thông được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe.