Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Không để xe ở vỉa hè thì để ở đâu?

Quang Hùng - 09/06/2022 | 13:54 (GTM + 7)

Thời gian vừa qua VOVGT đã có nhiều bài viết phản ảnh về tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi đỗ xe oto, xe máy. Có rất nhiều ý kiến đồng tình nhưng cũng có một số thính giả đặt câu hỏi: Vậy không cho để xe ở vỉa hè thì để ở đâu?

Thoạt nghe câu hỏi, có vẻ như người hỏi không hiểu về việc để xe ở vỉa hè, lòng đường là vi phạm quy định.

Tuy nhiên, nếu nhìn lại thực tế xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở, cũng như thiết kế của các toà nhà cao tầng, trụ sở văn phòng hiện nay đều cho thấy sự thiếu quan tâm đến việc xây dựng các bãi, hầm đỗ xe.

Bài liên quan

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc chiếm dụng lòng đường vỉa hè diễn ra thường xuyên, phổ biến và kéo dài từ năm này qua năm khác…

Trên thực tế, chi phí dành cho việc xây dựng tầng hầm cho việc để phương tiện là rất lớn, thậm chí chiếm phân nửa kinh phí xây dựng của cả toà nhà.

Chính vì điều này, mà nhiều công trình xây dựng, chủ đầu tư đã “cố tình” cắt bỏ hạng mục này, hoặc xây cho có, không đủ sức chứa cho toàn bộ xe của cán bộ, nhân viên đơn vị.

Đây cũng là nguyên nhân khiến việc vỉa hè, lòng đường trước cổng các toà nhà bị chiếm dụng làm nơi để xe. Cùng với đó là sự cho phép “ngầm”, hoặc làm ngơ của chính quyền địa phương.

Vỉa hè đã chật hẹp, thậm chí có biển báo không dừng đỗ, nhưng có vẻ như biển báo này chỉ dành cho người lạ, còn người ở cơ quan này vẫn bình thản đỗ xe thoải mái, bất chấp việc phần đường cho các phương tiện tham gia giao thông cũng rất chật hẹp

Vỉa hè đã chật hẹp, thậm chí có biển báo không dừng đỗ, nhưng có vẻ như biển báo này chỉ dành cho người lạ, còn người ở cơ quan này vẫn bình thản đỗ xe thoải mái, bất chấp việc phần đường cho các phương tiện tham gia giao thông cũng rất chật hẹp

Xe để chiếm hết vỉa hè và oto để chiếm nửa lòng đường

Xe để chiếm hết vỉa hè và oto để chiếm nửa lòng đường

Ngang nhiên hơn nữa, có nhiều đơn vị thậm chí cho kẻ vạch sơn, dựng biển “sở hữu” luôn phần vỉa hè và lòng đường trước cổng trụ sở của mình. Như câu chuyện chính bản thân người viết đã từng chứng kiến sau đây:

Bữa nọ, có việc qua nhà anh bạn trên phố chơi. Nhà bạn mặt tiền phố lớn, xung quanh là các tòa nhà văn phòng cho thuê, sang trọng, lộng lẫy. Cẩn thận để xe sát vỉa hè trước cửa nhà bạn, chưa kịp xuống xe đã thấy có anh mặc đồng phục bảo vệ từ cửa ngân hàng bên cạnh nhà bạn vung vẩy cây gậy gỗ chạy ra yêu cầu di chuyển xe ra chỗ khác vì đây là chỗ đỗ xe của ngân hàng.

Khi được hỏi đơn vị nào cấp phép cho ngân hàng sử dụng lòng đường làm chỗ đỗ xe? Anh này gằn giọng vung gậy gỗ đòi hành hung và cương quyết khẳng định phạm vi lòng đường và vỉa hè thuộc quyền của ngân hàng nên nếu không phải khách của ngân hàng sẽ không được dừng đỗ xe (?).

Đem thắc mắc này tham khảo ý kiến Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, một vị lãnh đạo đơn vị này cho biết, các bãi trông giữ xe phải có biển cấp phép của Sở mới là hợp pháp, còn lại là vi phạm quy định pháp luật.

Chiếc ô tô đỗ ngang chắn hết phần vỉa hè, chèn ngang qua phần đường dành cho người khiếm thị trước cổng đơn vị Thanh tra giao thông trên phố Nguyễn Bỉnh Khiêm

Chiếc ô tô đỗ ngang chắn hết phần vỉa hè, chèn ngang qua phần đường dành cho người khiếm thị trước cổng đơn vị Thanh tra giao thông trên phố Nguyễn Bỉnh Khiêm

Vậy nhưng, trên thực tế có thể thấy rằng những trường hợp “chiếm dụng quyền sở hữu” vỉa hè, lòng đường của các tổ chức, cá nhân là khá phổ biến.

Không những vậy, ngay kể cả những phần vỉa hè không “thuộc sở hữu” theo kiểu… nhận vơ như kể trên thì việc các phương tiện chiếm dụng làm nơi đỗ xe là khá phổ biến ở khắp đường phố Thủ đô.

Thậm chí, nhiều chủ phương tiện không những để xe chiếm vỉa hè mà còn chặn luôn cả phần đường trên vỉa hè dành cho người khiếm thị đi lại?...

Chắc hẳn trong số chúng ta đã không ít lần đã bị các bà hàng nước chè đuổi thẳng cổ khi trót dừng xe dưới lòng đường, trước hàng nước của họ… dù chỉ vài phút.

Thoải mái sử dụng vỉa hè làm nơi đỗ xe - hình ảnh phổ biến ở khắp nơi

Thoải mái sử dụng vỉa hè làm nơi đỗ xe - hình ảnh phổ biến ở khắp nơi

Hầu như năm nào cũng thấy thành phố Hà Nội cho tu sửa lại vỉa hè. Năm sau đàng hoàng, to đẹp hơn năm trước, hết lát gạch lại đến lát đá tự nhiên. Và những tưởng, theo đúng luật, thì khách bộ hành là những người được hưởng lợi từ những công trình ấy!?

Vỉa hè sạch đẹp sẽ là niềm tự hào của người dân Thủ đô. Ai lại không muốn đi bộ trên hè phố sạch sẽ, thoáng mát cơ chứ?

Thế nhưng, liệu có mấy con phố có vỉa hè mà người đi bộ được tận hưởng cảm giác đi lại thoải mái? Hay lại phải mạo hiểm bước xuống lòng đường để cùng… tham gia giao thông với các phương tiện cơ giới?

Hay nếu có một người khiếm thị nào đó muốn đi trên vỉa hè, theo đúng phần đường dành cho mình, chắc hẳn cũng là một thử thách cực đại, nếu không muốn nói là bất khả thi…

Và thực tế là, như một chuyện hiển nhiên và được cả xã hội chấp nhận, ngay sau khi sửa sang, lát đá sạch sẽ xong, vỉa hè liền được “phân chia” cho các đơn vị sở hữu.

Chỗ rộng thì các đơn vị khai thác điểm đỗ xe “chiếm” làm bãi trông giữ xe máy, hay các công ty, cơ quan Nhà nước sử dụng làm nơi để ô tô, xe máy cho cán bộ nhân viên; Nơi nhỏ hẹp thì các hộ gia đình dọc phố sử dụng làm sân sinh hoạt riêng.

Cứ như thế, trở thành thói quen mặc nhiên của tất cả mọi người. Nên thực ra cũng dễ hiểu khi đọc những bài phản ánh vi phạm lòng đường vỉa hè của các chủ phương tiện tham gia giao thông, thì vẫn có người sẽ đặt câu hỏi:

Không cho để xe ở vỉa hè thì để ở đâu?

Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

// //