Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hải Vân 2 sẽ thông hầm vào tháng 9/2019

Phóng viên - 21/06/2019 | 14:21 (GTM + 7)

Dự kiến tháng 9/2019, Hải Vân 2 thông hầm, đưa vào khai thác trong năm 2020.

Dự kiến tháng 9/2019 sẽ thông hầm Hải Vân 2 và đưa vào khai thác trong năm 2020.

Ngày 21/6, Ban Quản lý Dự án hầm Hải Vân cho biết, đơn vị vừa phát động thi đua “90 ngày về đích thông hầm Hải Vân 2”, hầm đường bộ song song với trục hầm Hải Vân 1, cách nhau 30m.

Hầm Hải Vân 2 được khởi công tháng 4/2016, gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn một nâng cấp đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua đèo Hải Vân và nâng cấp, sửa chữa hầm Hải Vân 1 đã hoàn thành vào tháng 8/2017.

Giai đoạn 2 đang triển khai là thi công mở rộng ống hầm Hải Vân 2 (trên cơ sở hầm lánh nạn cũ), công tác đào và gia cố đã đạt 5.357 m/6.258 m (đạt 86%), đổ bê tông vỏ hầm đạt 2.303 m/6.258 m (đạt 37%). Các hạng mục khác đang được triển khai đồng bộ.

Tổng sản lượng giai đoạn 2 đã đạt 1.452/2.559 tỷ đồng (đạt 57%), đảm bảo tiến độ hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2020.

Thi công hạng mục cầu dẫn phía bắc hầm Hải Vân 2.

Theo Công ty cổ phần Đầu tư Đèo Cả, các tiêu chí của đợt thi đua lần này gồm tuân thủ quy trình vệ sinh an toàn lao động, đảm bảo 100% an toàn lao động. Công trình đạt chất lượng, về đích đúng tiến độ cam kết, phấn đấu thông hầm ngày 25/9.

Ông Nguyễn Tấn Đông, Giám đốc Ban quản lý dự án hầm Hải Vân khẳng định ở hạng mục hầm Hải Vân 2 đơn vị đã hoàn toàn làm chủ về mặt công nghệ so với hầm Hải Vân 1 trước đây là phải dựa vào nước ngoài.

Hạng mục hầm Hải Vân 2 nằm trong dự án đầu tư xây dựng Hầm Đèo Cả, bao gồm hầm Đèo Cả, hầm Cổ Mã, hầm Cù Mông và hầm Hải Vân 2 với tổng vốn đầu tư 26.154 tỷ đồng. Trong đó, vốn hỗ trợ Nhà nước và trái phiếu Chính phủ là 5.048 tỷ đồng.

Tags:
Ý kiến của bạn
Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Năm 2024 được xem là năm bùng nổ của hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam, với hàng nghìn km đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Bên cạnh hiệu quả và lợi ích của việc phát triển hệ thống đường cao tốc, thì rất nhiều thách thức mới cũng xuất hiện trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Sau 20 năm xây dựng, với hơn 2.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, hệ thống giao thông nước ta đã tạo được bước đột phá chiến lược, vươn tới và khai phá những không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Bằng việc phân tích các thách thức hiện tại trong việc nâng cao kỹ năng, kiến thức của người tham gia giao thông trên cao tốc, VOV Giao thông cùng các đơn vị quản lý các tuyến cao tốc, qua đó giảm thiểu tai nạn giao thông, ứng phó hiệu quả với các tình huống xấu.

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM hiện có khoảng 120 tuyến xe buýt công cộng trong đó có 90 tuyến được trợ giá. Hoạt động của hệ thống xe buýt công cộng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân bởi nhiều vướng mắc chưa được giải quyết trong đó có tình trạng ùn tắc do triều cường, mưa ngập.

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Sau mỗi đợt mưa bão, nhiều xây xanh bị gẫy, đổ nhưng việc cắt gọt, thu dọn hiện trường còn chậm trễ, không kịp thời, ảnh hưởng đến đời sống và đi lại của nhân dân. Hiện nay, sự phân cấp, phân quyền đối với việc thu dọn, cắt tỉa cây xanh sau bão đang được quy định ra sao?Giải pháp nào để khắc phục?

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Thông tin về việc hãng dược AstraZeneca của Anh và Thụy Điển lần đầu tiên thừa nhận vắc xin COVID-19 của họ có thể gây tác dụng phụ như " hiện tượng rối loạn máu đông" khiến nhiều người đã từng tiêm vắc xin này khá lo lắng.

Thiệt đơn, thiệt kép khi công ty chậm hoặc không đóng bảo hiểm

Thiệt đơn, thiệt kép khi công ty chậm hoặc không đóng bảo hiểm

Trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, cùng với đó, ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao trong việc tuân thủ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

// //