Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hà Nội: Tiêm nhanh, nhưng ứng dụng công nghệ nhiều nơi còn chậm

Phóng viên - 14/09/2021 | 7:05 (GTM + 7)

Như VOVGT đã cập nhật, trong ngày hôm qua, ngành Y tế Hà Nội tiêm đã nâng tổng số vaccine COVID-19 đã được tiêm lên hơn 4,48 triệu liều.

Mặc dù công suất tiêm khá tốt, giãn cách nhìn chung được đảm bảo, tuy vậy việc ứng dụng công nghệ vào tiêm chủng còn khá chậm, nhiều nơi vẫn đang tiến hành thủ công. 

Nghe nội dung chi tiết:

Mấy ngày gần đây, xã Liên Hà, huyện Đông Anh mở thêm một dây để đẩy nhanh hoạt động tiêm vaccine COVID-19 cho những người trên 18 tuổi.

Để có thể dễ dàng theo dõi số lượng người được tiêm mỗi ngày, chính quyền xã Liên Hà đã chỉ đạo các thôn lập danh sách những người đăng ký tiêm gửi lên xã, sau đó xã sẽ được nhập liệu vào máy tính, các giấy mời tiêm được đánh số thứ tự để chính quyền dễ dàng quản lý và thông báo đến những người chưa kịp đi tiêm.

Một người dân thôn Hà Lỗ, xã Liên Hà cho biết: "Cả hệ thống đưa lên sân khấu của nhà thi đấu, chia làm 2 dây, có 6 cái máy, 6 người chuyên nhập dữ liệu, toàn các cô giáo và đoàn thanh niên. Tất cả danh sách này, tất cả trên các máy, từ đầu vào đến đầu ra".

Còn tại một số chung cư trên địa bàn phường Mộ Lao, quận Hà Đông, thời gian tiêm chủng được bố trí xen kẽ giữa các tổ dân phố. Lịch tiêm và địa điểm tiêm được Ban quản lý, trưởng tầng thông báo cho cư dân qua các nhóm zalo và hệ thống phát thanh. Nhờ vậy, mà tránh được tình trạng tập trung đông người.

Tuy nhiên, đối với những người thuê nhà, hiện đang tạm trú trên địa bàn phường này chủ yếu nhận được thông báo lịch tiêm thông qua các chủ nhà trọ, dù họ đã cài đặt ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử nên tình trạng chờ đợi vẫn diễn ra. Một số người dân phản ánh:

"Lúc đầu bảo ở bên Ao sen nên bọn em cứ sang hết đấy. Mãi về sau thấy đông, đẩy sang đây. Nhưng bọn em xếp từ 1h30. Bọn em ở tổ khác đợi 3 tiếng đồng hồ vẫn không được tiêm, bảo sang đây thì hết vắc xin".

"Mọi người phải bố trí theo tổ, cho từng tổ một. Đây mọi người gọi hết xong rồi lại lọc ra. Cái người đến sau ở tổ 1,2,3 lại được gọi. Bọn em ở tổ 6 không được gọi".

Trước đó, khi chuẩn bị chiến lược tiêm chủng lớn nhất toàn quốc, trả lời VOVGT, đại diện của Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel, Tập đoàn viễn thông quân đội (Viettel) cho biết, ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử có thể hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý, điều hành hoạt động tiêm chủng.

Căn cứ trên số lượng đăng ký và năng lực tiêm của các điểm, trung tâm điều phối sẽ hẹn lịch người dân sao cho đảm bảo giãn cách và không phải chờ lâu. Tuy nhiên theo ghi nhận, tại khá nhiều địa bàn dân cư Hà Nội lần này, người dân vẫn xuống tiêm theo thông báo của xã phường, tổ dân phố, chứ không phải theo lịch hẹn gửi đến tin nhắn điện thoại

Chị My Hà, một người dân được tiêm tại điểm trường THCS Hoàng Mai, quận Hoàng Mai phản ánh: "Thực sự không giống như mình tưởng tượng ở trên báo chí. Hôm đấy mình đến mọi thứ vẫn thủ công, mọi thứ vẫn hơi sơ sài, không có app gì để quét. Mọi thứ vẫn viết tay trên một bản giấy in sẵn".

Ngay cả việc khai báo thông tin y tế về bệnh nền trên ứng dụng cũng chưa phát huy tác dụng. Đa phần, những người cao tuổi vẫn khai thông tin về bệnh lý nền vào các bản giấy. Bác Nguyễn Thị Lan, ở Hà Đông cho biết: "Người ta sẽ phát cho mình tờ giấy, khai tên họ và tất cả các bệnh ghi vào trong đấy rồi, ra đấy họ hỏi thêm".

Một số người có bệnh nền huyết áp tim mạch cho hay, việc hướng dẫn sàng lọc cũng chưa được thực hiện sớm và có hướng dẫn từ ban đầu, mà phải trực tiếp tại điểm tiêm. Có người đã khai báo sàng lọc trên điện tử, khi nhận được thông báo ra tiêm, đến khi khám sàng lọc thì lại phải quay về và hướng dẫn đến khám, tiêm tại bệnh viện, khiến người dân lãng phí hàng tiếng đồng hồ chờ đợi.

---

Nghe thêm Nhật ký Đô thị trên Apple Podcast:

Tags:
Ý kiến của bạn
Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Năm 2024 được xem là năm bùng nổ của hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam, với hàng nghìn km đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Bên cạnh hiệu quả và lợi ích của việc phát triển hệ thống đường cao tốc, thì rất nhiều thách thức mới cũng xuất hiện trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Sau 20 năm xây dựng, với hơn 2.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, hệ thống giao thông nước ta đã tạo được bước đột phá chiến lược, vươn tới và khai phá những không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Bằng việc phân tích các thách thức hiện tại trong việc nâng cao kỹ năng, kiến thức của người tham gia giao thông trên cao tốc, VOV Giao thông cùng các đơn vị quản lý các tuyến cao tốc, qua đó giảm thiểu tai nạn giao thông, ứng phó hiệu quả với các tình huống xấu.

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM hiện có khoảng 120 tuyến xe buýt công cộng trong đó có 90 tuyến được trợ giá. Hoạt động của hệ thống xe buýt công cộng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân bởi nhiều vướng mắc chưa được giải quyết trong đó có tình trạng ùn tắc do triều cường, mưa ngập.

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Sau mỗi đợt mưa bão, nhiều xây xanh bị gẫy, đổ nhưng việc cắt gọt, thu dọn hiện trường còn chậm trễ, không kịp thời, ảnh hưởng đến đời sống và đi lại của nhân dân. Hiện nay, sự phân cấp, phân quyền đối với việc thu dọn, cắt tỉa cây xanh sau bão đang được quy định ra sao?Giải pháp nào để khắc phục?

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Thông tin về việc hãng dược AstraZeneca của Anh và Thụy Điển lần đầu tiên thừa nhận vắc xin COVID-19 của họ có thể gây tác dụng phụ như " hiện tượng rối loạn máu đông" khiến nhiều người đã từng tiêm vắc xin này khá lo lắng.

Thiệt đơn, thiệt kép khi công ty chậm hoặc không đóng bảo hiểm

Thiệt đơn, thiệt kép khi công ty chậm hoặc không đóng bảo hiểm

Trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, cùng với đó, ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao trong việc tuân thủ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

// //