Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giải phóng mặt bằng dự án giao thông: Mập mờ trách nhiệm, khó thành công

Phóng viên - 20/12/2019 | 11:33 (GTM + 7)

Những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng đã đang và sẽ còn làm chậm tiến độ hàng loạt các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng trên địa bàn TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung nếu như không kịp thời tìm ra lời giải hữu hiệu.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Tình trạng hàng loạt dự án trọng điểm quốc gia liên tục chậm tiến độ vì không đảm bảo giải phóng mặt bằng đã trở thành một căn bệnh kinh niên trong nhiều năm qua. Không chỉ vậy, nó còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của hàng triệu người dân liên quan.

Vì sao giải phóng mặt bằng luôn là bài toán khó trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản và phải làm gì để có thể chữa trị dứt điểm căn bệnh trầm kha này? 

Nhà thầu thi công đoạn 2,75km của tuyến Vành đai 2 đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa
Nhà thầu thi công đoạn 2,75km của tuyến Vành đai 2 đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa. Ảnh: Báo Giao thông

Dự án đường vành đai 2, đoạn nối từ Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa (quận Thủ Đức, TPHCM) tuy chỉ dài có hơn 2,75km nhưng đã nhiều năm nay vẫn chưa thể hoàn thành. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ này, tuy nhiên theo chủ đầu tư dự án thì vướng mắc lớn nhất vẫn là chậm giải phóng mặt bằng.

Ông Trần Đức Thắng, Giám đốc Công ty Cổ phần Văn Phú Bắc Ái, chủ đầu tư dự án cho biết hiện mới chỉ có hơn 60% hộ dân chấp nhận giao mặt bằng, ngoài ra còn vướng các khó khăn khác về hạ tầng kỹ thuật như đường dây điện, cáp quang, đường ống nước…, một số đoạn bàn giao không liền mạch nên không thể triển khai thi công xây dựng.

"Công ty rất tích cực, có mặt bằng đến đâu thì thi công đến đó. Công ty kiến nghị UBND TP và sở ban ngành nhanh chóng đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư như cam kết để đảm bảo tiến độ như hợp đồng".

Cũng chung tình cảnh như đường Vành đai 2, tuyến Vành Đai 3 dài 97km được phê duyệt từ năm 2011 qua địa bàn 4 tỉnh là TPHCM, Long An, Bình Dương và Đồng Nai mới chỉ đưa vào khai thác được 16km đoạn Mỹ Phước - Bình Chuẩn (tỉnh Bình Dương) vì chưa bố trí được vốn lẫn thiếu mặt bằng sạch để thi công. Trước thực tế này, trong cuộc họp với Thủ Tưởng Chính Phủ vừa qua, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đã đề xuất:

"Tuyến vành đai 3 là của Trung ương cả về quy hoạch lẫn quản lý ngân sách. TPHCM sẽ cùng các tỉnh bỏ tiền để đền bù giải phóng mặt bằng trước sau đó xây dựng, chứ để 5 năm nữa mới đền bù thì đắt lắm".

Theo báo cáo mới nhất mà Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam gửi Bộ GTVT vào cuối tháng 11 vừa qua thì tình hình giải phóng mặt bằng phục vụ cho công tác thi công đường cao tốc Bến Lức - Long Thành vẫn còn rất ngổn ngang.

Theo ông Lê Mạnh Hùng - Giám đốc Ban quản lý các đường cao tốc phía Nam thì tại đoạn tuyến qua huyện Bình Chánh TPHCM vẫn còn 18 hộ chưa giao mặt bằng với diện tích hơn 2ha; đoạn tuyến qua địa phận tỉnh Đồng Nai vẫn còn 39 hộ chưa đồng ý bàn giao với diện tích hơn 5,5ha. Ông Hùng cho biết, hầu hết các hộ chưa bàn giao đều nằm ở những vị trí trọng yếu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công:

"Chúng tôi không thể thi công để thông tuyến nên đã dẫn đến việc kéo dài hơn 15 tháng so với dự kiến ban đầu. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất trong công tác thi công dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành. Ngoài ra, nhà thầu cũng phải chịu thiệt hại khi phải huy động thiết bị máy móc, quản lý. Việc điều chỉnh giá, xem xét các trượt giá kèm theo là một khoản tiền không nhỏ. Đây không phải lý do chủ quan do nhà thầu hay ban quản lý dự án mà do khách quan là không được bàn giao mặt bằng đúng thời hạn".

Thi công gói thầu A7 cao tốc Bến Lức - Long Thành
Thi công gói thầu A7 cao tốc Bến Lức - Long Thành. Ảnh: Báo Giao thông

Không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng gián tiếp còn gây tổn thất không nhỏ đến đời sống, hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, bà con liên quan. Không chỉ vậy, những bất cập trong việc áp giá đền bù cũng là một vấn đề nhức nhối khiến công tác giải phóng mặt bằng trở nên khó khăn.

"Người dân không ai đồng ý giá bồi thường đó hết, vậy mà nay do mai đo mà nay đã mấy chục năm rồi. Thấy ra cứ phập phồng không biết sẽ lấy đất ngày nào, mà có làm cũng không dám làm gì được, khó khăn lắm".

"Bà con ở đây cũng mong muốn còn vài hộ nữa giải quyết sao cho dứt khoát để giao mặt bằng cho đường cao tốc họ thi công chứ không nên kéo dài như vậy hoài. Tôi muốn làm xong càng sớm càng tốt, có đường sá cho dân đi chứ bụi bặm ồn ào quá chịu không nổi".

"Có trường hợp cả trăm ngàn mét vuông dự án chúng tôi chỉ vướng có 2000 3000m mà cả dự án không thể thực hiện được vì chưa bồi thường giải phóng mặt bằng được 100% quỹ đất của dự án nên chưa được chấp thuận làm chủ đầu tư thực hiện dự án".

"Tôi cất cái nhà hơn 500 triệu mười mấy năm rồi mà giờ đền có 260 triệu là không thỏa đáng. Nếu hợp lệ là đi liền nhưng không hợp lệ thì sao đi được".

"Đất của tôi bao nhiêu thì đổi ra bấy nhiêu, rồi đền cái xác nhà để tui làm cái nhà khác cho khỏi dột, khỏi ngập để tui tiếp tục làm sống nuôi gia đình chứ bây giờ tiền là không có rồi".

Nhằm tháo gỡ những khó khăn trong công tác đầu tư xây dựng nói chung và đền bù giải phóng mặt bằng nói riêng, mới đây TPHCM đã đề xuất một cơ chế đặc thù, trong đó tách công tác giải phóng mặt bằng làm một cấu phần riêng biệt.

Đáng chú ý trong đề xuất này là Khung thời gian tối đa hoàn thành việc chi trả bồi thường tái định cư là 240 ngày (rút ngắn được 2/3 thời gian đối với quy định cũ); khung thời gian tối đa hoàn thành việc thu hồi đất bàn giao mặt bằng nhanh nhất là 30 ngày trễ nhất là 180 ngày, trong trường hợp có trên 5 hộ dân không đồng tình thì thành phố sẽ tiến hành cưỡng chế sau khi hoàn thành chi trả bồi thường.

Ông Võ Trung Trực - Phó Trưởng ban chuyên trách Ban chỉ đạo bồi thường, hỗ trợ, tái định cư TPHCM nói:

"Ví dụ có 2 cấu phần trong dự án là đầu tư xây dựng và bồi thường hỗ trợ tái định cư. Thì công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư để có đất triển khai dự án thì phải được làm trước, công tác đầu tư xây dựng phải làm sau thì mới phù hợp".

Những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng đã đang và sẽ còn làm chậm tiến độ hàng loạt các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng trên địa bàn TPHCM nói riêng và cả nước nói chung nếu như không kịp thời tìm ra lời giải hữu hiệu.

Mập mờ trách nhiệm - câu chuyện giải phóng mặt bằng khó thành công 

Trước hàng loạt những bất cập trong công tác giải phóng mặt bằng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ các dự án, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị số 30 về việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm ngành GTVT. Trước đó, TPHCM cũng đã đề xuất xin cơ chế đặc thù để có thể tháo gỡ những điểm nghẽn trong giải phóng mặt bằng tại địa phương mình. Rõ ràng, nếu không thực sự quyết liệt, mạnh tay và trách nhiệm thì giải phóng mặt bằng sẽ mãi là những điểm nghẽn gây suy yếu nền kinh tế đất nước. 

tuyến Vành Đai 3 dài 97km được phê duyệt từ năm 2011 qua địa bàn 4 tỉnh là TPHCM, Long An, Bình Dương và Đồng Nai mới chỉ đưa vào khai thác được 16km đoạn Mỹ Phước - Bình Chuẩn (tỉnh Bình Dương) vì chưa bố trí được vốn lẫn thiếu mặt bằng sạch để thi công.
Vướng mặt bằng khiến nhiều dự án chậm tiến độ. Ảnh: Dân trí

Cần phải khẳng định rằng, giải phóng mặt bằng đã đang và sẽ là điểm nóng trong đầu tư xây dựng cơ bản, khiến nhiều dự án trọng điểm của quốc gia bị ảnh hưởng tiến độ giải ngân, đội vốn đầu tư; thậm chí không đạt mục tiêu đầu tư, kết nối giao thông để giải quyết tình trạng ùn tắc, ô nhiễm môi trường...

Không khó để chỉ mặt đặt tên các dự án tiêu biểu cho tình trạng này là dự án đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 2); Dự án hầm đường bộ qua đèo Cả (bao gồm hầm Đèo Cả, Cù Mông và Hải Vân); Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành; Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận; các Dự án đường sắt đô thị TP.HCM; Dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội…

Tệ trạng này đã làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, gián tiếp tác động đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế và chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia.

Cũng cần nhắc lại rằng quy trình thực hiện giải phóng mặt bằng hiện nay của nước ta còn tồn tại nhiều bất cập như chính sách giá đền bù, công tác xét duyệt, giá đền bù, năng lực cán bộ thực thi còn yếu kém thậm chí có tư tưởng trực lợi cá nhân…đó là chưa kể sự thiếu tích cực của chính quyền địa phương nơi các dự án đi qua.

Mặc dù người đứng đầu Chính phủ đã nhiều lần chỉ đạo và yêu cầu các bộ, ngành địa phương cần tìm cách tháo gỡ và thúc đẩy nhưng chuyển động thực tế là chưa cao.

Là một trong những đầu tàu kinh tế của đất nước và là địa phương có nhiều dự án trọng điểm đang triển khai, việc TPHCM chủ động đề xuất cơ chế đặc thù nhằm rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng được xem là một tín hiệu tích cực nhằm đánh tan những cục máu đông trong các dư án đầu tư xây dựng cơ bản. Tín hiệu lạc quan là Chính Phủ và các Bộ Ngành bước đầu đã đồng thuận với đề xuất trên của TP.HCM. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để thành phố này vượt khó và có thể về đích thành công.        

Điều mà cả nước mong chờ lúc này là TP.HCM làm gì để có thể đảm bảo triển khai công tác giải phóng mặt bằng có hiệu quả và thực chất. Muốn vậy cần phải giảm thểu cái khâu trung gian và các thủ tục hành chính không cần thiết để rút ngắn được thời gian. Cần có cơ chế để các chủ đầu tư, các doanh nghiệp tự thương lượng giá đền bù với người dân để hạn chế thấp nhất thiệt hại lẫn các vấn đề pháp lý liên quan.

Trên hết là cần đưa ra những quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm của các cá nhân tổ chức người được phân công tham gia công tác giải phóng mặt bằng. Có cơ chế động viên, khen thưởng cụ thể khi hoàn thành nhiệm vụ cũng như có hình thức kỷ luật rõ ràng nếu để xảy ra tình trạng chây ì, “dậm chân tại chỗ”.

Khi mà trách nhiệm được gắn với từng cái tên, địa chỉ cụ thể thì mới có hi vọng mở được những nút thắt, phá tan được những cục máu đông để khơi thông dòng chảy của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

// //