Vận chuyển hàng hóa bằng container đường thủy nội địa với ưu thế là chi phí rẻ, có thể vận chuyển với lượng hàng lớn, giảm thiểu khí phát thải gây ô nhiễm môi trường.
Cứ 5 tấn hàng hóa lưu thông, thì có 1 tấn hàng hóa được vận chuyển bằng đường thủy nội địa. Mặc dù có những lợi thế về giá cả, khối lượng vận chuyển lớn, an toàn và hạn chế phát thải ra môi trường, nhưng đến nay mức độ đáp ứng của vận tải thủy nội địa vẫn rất khiêm tốn với tiềm năng.
Nút thắt từ hạ tầng kết nối đang cản trở hoạt động vận tải đường thủy nội địa như thế nào ? phải giải quyết ra sao để có thể thu hút vốn đầu tư cải thiện hạ tầng kết nối đường thủy nội địa với các phương thức vận tải khác, nâng cao hiệu quả vận tải nói chung và đóng góp xứng tầm với những tiềm năng to lớn mà thiên nhiên ban tặng?
Đón nghe: Diễn đàn 91, từ 16h đến 17h, thứ Bảy ngày 30/4/2022, trên VOVGT FM91 và vovgiaothong.vn
DOANH NGHIỆP VẬN TẢI KHÔNG MẤY MẶN MÀ VỚI VẬN TẢI THỦY NỘI ĐỊA
Với vị trí địa lý nằm giáp Quốc lộ 18 và Quốc lộ 17, cảng cạn Tân cảng - Quế Võ, Bắc Ninh là cảng cạn duy nhất ở khu vực phía Bắc có kết nối đường thủy và đường bộ thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa đến các Khu công nghiệp tại một số địa phương.
Tại khu vực phía Nam, hiện chỉ có Tân Cảng - Nhơn Trạch có chức năng kết nối với đường thủy, nhưng lại quá gần so với cảng Hiệp Phước và cảng Cái Mép nên chưa phát huy được hiệu quả.
Tuy nhiên, kết nối giữa vận tải đường thủy nội địa với các phương thức vận tải khác, nhất là đường bộ và cảng biển chưa thuận lợi, ông Trần Văn Cường, Giám đốc Cảng cạn Tân Cảng -Quế Võ nêu dẫn chứng:
"Cảng Tri Phương của công ty Bắc Kỳ về quy mô khoảng trên 2 héc-ta nhưng không kết nối đường bộ được vì xe container phải chạy qua khu dân cư. Bài toán của cảng là người ta đã bỏ một số tiền rất lớn nhưng không kết nối giao thông đường bộ rất khó không phát triển được".
Hàng năm, hơn 70% số lượng hàng hóa xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long được vận chuyển bằng đường bộ chủ yếu để đến các cảng khu vực TP. HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu để xuất khẩu.
Mặc dù tổng chiều dài đường thủy khu vực này lên tới khoảng 15.000 km nhưng lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy nội địa thấp do những bất cập của hạ tầng đường kết nối hậu cần của cảng với các nơi sản xuất, cung ứng hàng hóa còn kém.
Ông Đinh Xuân Khánh, Giám đốc công ty cổ phần vận tải thủy Tân Cảng cho biết:
"Hệ thống cảng biển Hải Phòng, Tp.HCM và Bà Rịa Vũng Tàu. Tuy nhiên, các hệ thống cảng này thiếu đi quy hoạch các bến thủy nội địa dẫn đến phương tiện vận chuyển hàng hóa phải chờ đợi. Đặc biệt khu vực Cái Mép khi tàu cập cảng thì sẽ không có chỗ trống để phương tiện thủy cập bảng".
Dù có chi phí vận chuyển rẻ, nhưng tỷ lệ vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa chưa cao là do các cảng, bến thủy nội địa có quy mô hạn chế, trang thiết bị bốc xếp lạc hậu, trình độ cơ giới hóa thấp. Ông Đỗ Quốc Cường, Phòng cảng, thuộc Cảng thủy container Hải Linh phản ánh:
"Nhiều khu vực cảng đặc biệt là khu vực Hà Nội lên khu vực trung du kết cấu hạ tầng kém, để nâng hạng các công hàng đặc biệt là vận chuyển container. Còn cảng hàng rời, đa phần các cảng có kết cấu cũ nên không được chuyên nghiệp, việc bốc dỡ hàng hóa chậm, phụ thuộc vào thiên nhiên".
Một số ý kiến cho biết, mặc dù hiện cả nước có khoảng 6.800 bến thủy nội địa nhưng nhiều cảng, bến thủy có quy mô nhỏ, manh mún. Nhiều địa phương, khu vực chưa có quy hoạch bến thủy nội địa để phương tiện cấp bến làm hàng, ảnh hưởng phần nào đến sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư vào lĩnh vực này.
GIẢI PHÁP NÀO GỠ NÚT THẮT CHO VẬN TẢI THỦY NỘI ĐỊA
Vận chuyển hàng hóa bằng container đường thủy nội địa với ưu thế là chi phí rẻ, có thể vận chuyển với lượng hàng lớn, giảm thiểu khí phát thải gây ô nhiễm môi trường.
Để đánh thức tiềm năng của lĩnh vực đường thủy nội địa, theo ông Trần Văn Cường, Giám đốc Cảng cạn Tân Cảng Quế Võ, cần phải tạo sự hấp dẫn cho hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa:
"Cần có một quy hoạch bài bản cho hệ thống cảng thủy nội địa đặc biệt khu vực phía Bắc vì phần lớn các khu vực có thể xây dựng cảng có thể nằm ngoài đê . Đề nghị sớm có nghiên cứu để sửa đổi Luật đê đều để làm sao có thể tận dụng quỹ đất ở ngoài đê để xây dựng cơ sở hạ tầng cảng".
Khuyến khích hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống cảng theo cụm, tạo điều kiện hình thành các cảng đầu mối có quy mô lớn có công nghệ bốc xếp hiện đại, tiến tới hình thành các trung tâm logistics đường thuỷ nội địa.
PGS-TS Hồ Thị Thu Hòa, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam cho rằng các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long cần có quyết tâm hơn trong việc hình thành một trung tâm logistics của vùng:
"Đặc biệt đối với cơ quan quản lý nhà nước chú trọng quy hoạch mạng lưới hạ tầng logistics bao gồm hạ tầng cứng và hạ tầng mềm.Từ đó có thể đưa những mặt hàng ở ĐBSCL để xuất khẩu trực tiếp đi thay vì phải đổ về TPHCM".
Nhằm khắc phục những chồng chéo trong công tác quản lý Nhà nước đối với quy hoạch bến thủy nội địa trên miền Nam và miền Bắc, cần ưu tiên quy hoạch, điều chỉnh độ tĩnh không của các cây cầu ở một số điểm nghẽn lên 7m.
Ông Đinh Xuân Khánh, Giám đốc công ty cổ phần vận tải thủy Tân Cảng nêu ý kiến:
"Làm sao để tháo gỡ nút thắt trên các tuyến luồng chính kết nối với 3 hệ thống cảng biển chính. Bên cạnh đó, Trung ương và địa phương dành những quỹ đất để xây dựng các cảng thủy nội địa".
Theo GS. TS Nguyễn Văn Thụ, chuyên gia giao thông, để phát huy tiềm năng của các cảng thủy nội địa, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng cần cải thiện, xây dựng hệ thống giao thông kết nối đảm bảo tính đồng bộ, thông suốt và mỗi địa phương có những chính sách đầu tư đặc thù:
"Muốn thúc đẩy ở từng cảng hoặc cụm cảng thì cần có chính sách đặc thù: kéo dài thời gian thu phí, khai thác, hoặc góp vốn cùng Nhà nước".
Nhiều ý kiến cho rằng, để thu hút vốn đầu tư vào hạ tầng kết nối cảng thủy nội địa, cần có những chính sách, cơ chế thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư vào trang thiết bị, kết cấu hạ tầng cảng mang tính “dẫn dắt” đầu tàu.
Các địa phương cũng cần cải cách các thủ tục hành chính, nhanh chóng giải phóng mặt bằng, ưu tiên quỹ đất cho hạ tầng kết nối đường thủy nội địa.
Đánh thức tiềm năng đường thủy nội địa, cần đầu tư bài bản cho hạ tầng kết nối
Cứ 5 tấn hàng hóa lưu thông, thì có 1 tấn hàng hóa được vận chuyển bằng đường thủy nội địa. Mặc dù có những lợi thế về giá cả, khối lượng vận chuyển lớn, an toàn và hạn chế phát thải ra môi trường, nhưng đến nay mức độ đáp ứng của vận tải thủy nội địa vẫn rất khiêm tốn với tiềm năng.
Nút thắt từ hạ tầng kết nối đang cản trở hoạt động vận tải đường thủy nội địa như thế nào ? phải giải quyết ra sao để có thể thu hút vốn đầu tư cải thiện hạ tầng kết nối đường thủy nội địa với các phương thức vận tải khác, nâng cao hiệu quả vận tải nói chung và đóng góp xứng tầm với những tiềm năng to lớn mà thiên nhiên ban tặng?
Đón nghe: Diễn đàn 91, từ 16h đến 17h, thứ Bảy ngày 30/4/2022, trên VOVGT FM91 và vovgiaothong.vn
Được coi là công trình "giải cứu" tình trạng ùn tắc tại phía Nam Hà Nội, thế nhưng nhiều tháng qua việc thi công dự án đường nối cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với Vành đai 3 lại rất ì ạch.
Theo thống kê, độ tuổi kết hôn trung bình tại TP.HCM thời gian gần đây đã tăng lên 30,4 tuổi, trong khi mức sinh tại địa phương dừng ở mức 1,32 con/gia đình, thấp nhất cả nước.
Tình trạng vi phạm pháp luật một cách hồn nhiên, vì không biết hành vi của mình là vi phạm, tôi tin rằng nếu có thống kê thì con số sẽ rất đáng sợ. Bởi vì chúng ta nhìn thấy điều đó hàng ngày, trong mọi tình huống của đời sống dân sinh.
Vì quá choáng ngợp trước màu vàng rực một góc Hồ Gươm và mùa ra hoa đầy lãng mạn, mà bao người đều tìm đến vị trí cây Mõ duy nhất ở Hồ Gươm để lưu lại những bức ảnh đáng nhớ.
Theo thông tư số 73/2024/TT-BCA ngày 15/11/2024, đã có quy định mới về việc Cảnh sát giao thông dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát, cần lưu ý.
Vào thời điểm cuối năm nhiều gia đình bỏ đi những vật dụng gia đình không dùng đến. Thay vì mất một khoản tiền cho đơn vị thu gom thì họ chọn cách vứt trộm tại những trục đường vắng. Những bãi rác thải tự phát không chỉ gây mất vệ sinh môi trường mà còn ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.