Giá xăng, dầu đồng loạt tăng
Trong kỳ điều chỉnh ngày 27/3, giá xăng tiếp tục tăng. Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 7 lần, giảm 6 lần.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Vừa qua Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thống nhất và giao Đảng bộ Chính phủ thực hiện đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện và tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.
Chủ trương này đã và đang nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận cả nước, trong đó có việc lựa chọn Trung tâm hành chính mới (hay còn gọi là thủ phủ) của các địa phương sau sáp nhập. PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với chuyên gia quy hoạch đô thị, Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn về nội dung này.
PV: Xin chào KTS Ngô Viết Nam Sơn, điều mà rất nhiều người đang quan tâm trong chủ trương sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh là nên lựa chọn các thủ mới của các địa phương này như thế nào?
KTS Ngô Viết Nam Sơn: Về thủ phủ thì tôi cho rằng khi nhập 2 đơn vị hành chính lại với nhau thì tỉnh có vai trò kinh tế xã hội cao hơn thì thủ phủ chắc chắn sẽ đặt ở tỉnh đó. Ví dụ như Huế và Quảng Trị nếu có nhập lại thì chắc chắn thủ phủ sẽ đặt ở Huế.
Hiện giờ tôi thấy việc sáp nhập đáng chú ý về vấn đề quản lý nhân sự nhiều hơn, tuy nhiên, khi sáp nhập các đơn vị hành chính thì đó không chỉ là một quyết định hành chính mà nên có định hướng về việc kết nối như thế nào, trong đó đương nhiên bao gồm vấn đề về tổ chức kinh tế, xã hội.
Ví dụ như TP.HCM muốn phát triển hướng biển nhưng các kết nối từ nội thành ra Cần Giờ chủ yếu nằm trong khu vực TP.HCM. Trong trường hợp Bà Rịa - Vũng Tàu có sáp nhập vào TP.HCM thì rõ ràng là vị thế biển của Vũng Tàu hơn hẳn Cần Giờ.
Do đó nếu Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong TP.HCM thì định hướng phát triển hay quy hoạch sẽ theo 1 hướng hoàn toàn khác. Hiện nay quy hoạch TP.HCM, Bà Rịa Vũng Tàu và nhiều tỉnh thành cũng đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì khi sáp nhập lại thì bài toán quy hoạch cũng cần được xem lại vì cách đặt vấn đề hiện nay đã khác.
PV: Câu chuyện mở rộng TP.HCM theo hướng biển hay theo các cực tăng trưởng về công nghiệp, dịch vụ ở các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai cũng được nhiều chuyên gia nhất trí để khu vực Đông Nam Bộ phát triển đồng bộ hơn, quan điểm của ông ra sao?
KTS Ngô Viết Nam Sơn: Tôi thấy rằng việc sáp nhập hiện nay thì Trung ương đang cố gắng thực hiện rất nhanh, ví dụ như tháng 4 này phải trình được phương án để quyết định thành ra theo tôi chỉ mới nhìn được các chỉ tiêu về dân số, hạ tầng, quy mô… để sáp nhập.
Nếu có nhiều thời gian hơn, cần xem thêm các tiêu chí hiệu quả về kinh tế bởi vì khi sáp nhập tỉnh A với tỉnh B thì hiệu quả kinh tế sẽ rất khác nhau. Thời điểm này có nói gì cũng như đang bàn ra, tuy nhiên, tôi cho rằng Quốc hội và Trung ương cần dành thêm thời gian hơn cho việc nghiên cứu này, nên lấy ý kiến các chuyên gia, các tỉnh thành về việc sáp nhập như thế nào để thúc đẩy phát triển lên 1 tầm cao mới.
PV: Là chuyên gia nhiều kinh nghiệm quy hoạch quốc tế lẫn trong nước, đâu là những ý kiến ông muốn đóng góp cho các bên liên quan cho câu chuyện sáp nhập để làm sao phát triển các địa phương một cách toàn diện?
KTS Ngô Viết Nam Sơn: Tôi thấy rằng tầm nhìn sáp nhập lần này mới chỉ dừng ở mức tỉnh thành, nhưng ở góc độ quy hoạch thì tôi quan tâm nhiều hơn đến quan hệ vùng và tôi cho rằng ở thế kỷ 21 thì mối tương quan cạnh tranh giữa vùng đô thị quan trọng hơn là cạnh tranh giữa các tỉnh thành.
Tôi cho rằng chúng ta không nên vội vã sáp nhập rất nhiều tỉnh thành cùng 1 lúc mà cần tập trung hơn vào sự sáp nhập các vùng đô thị lớn của cả nước. Ví dụ như vùng Thủ đô Hà Nội – sáp nhập hay không sáp nhập để làm cho cho vùng này phát triển tốt nhất.
Với vùng TP.HCM, nếu sáp nhập với Bà Rịa Vũng Tàu thì việc phát triển hướng biển của TP.HCM sẽ có một tầm nhìn mở hoàn toàn khác. Với vùng đô thị miền Trung với 2 đô thị trực thuộc Trung ương là Huế và Đà Nẵng cũng cần được quan tâm vì tiềm năng thì rất lớn nhưng hiệu quả về tăng trưởng kinh tế hay đóng góp cho ngân sách cũng không cao. Vùng thứ 4 là vùng đô thị ven biển Khánh Hoà nối kết với Tây Nguyên.
Tôi cho rằng việc sáp nhập nên tập trung tư duy ở 4 vùng này để giúp 4 vùng này đạt hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế.
PV: Xin cám ơn ông!
Trong kỳ điều chỉnh ngày 27/3, giá xăng tiếp tục tăng. Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 7 lần, giảm 6 lần.
Mang nét đặc trưng của từng địa phương, phố đi bộ thu hút người trải nghiệm bởi nét văn hóa riêng vừa thân thiện với người dân lại vừa tạo dấu ấn cho du khách. Thế nhưng, tại Hà Nội, nhiều tuyến phố đi bộ lại như bị “rơi vào quên lãng” vì thiếu đặc trưng và chưa phù hợp với du khách.
Hành vi chuyển làn ẩu trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây khiến một tài xế xe khách phải bị xử phạt số tiền 5 triệu đồng.
Vừa qua VOV Giao thông có nhận được phản ánh từ người dân sinh sống tại hẻm 268, đường Lý Thái Tổ, Phường 1, quận 3, TP.HCM về tình trạng một hộ dân nuôi hàng chục con chó, mèo trong khu dân cư gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và môi trường.
Thành phố Hà Nội đang quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng sông Tô Lịch. Thành phố cũng đặt ra mục tiêu biến sông Tô Lịch thành không gian xanh, điểm nhấn cảnh quan và sinh thái phục vụ cộng đồng.
Không dừng lại ở 100 nghìn, số cán bộ chịu ảnh hưởng từ sắp xếp, tinh gọn bộ máy lần này có thể cao hơn gấp đôi, thậm chí gấp nhiều lần, khi thực hiện sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện và tiếp tục sắp xếp cấp xã.
Khi bị yêu cầu dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn, một nam thanh niên ở Thái Bình đã có hành vi chống đối, tông xe máy vào CSGT đang làm nhiệm vụ.