Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thứ Tư, 2/4/2025
Sự việc

Không gian đôi bờ sông Tô Lịch: Tiềm năng chờ đánh thức

Hải Hà: Thứ năm 27/03/2025, 08:24 (GMT+7)

Thành phố Hà Nội đang quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng sông Tô Lịch. Thành phố cũng đặt ra mục tiêu  biến sông Tô Lịch thành không gian xanh, điểm nhấn cảnh quan và sinh thái phục vụ cộng đồng.

Tiềm năng phát triển không gian du lịch không gian 2 bên bờ sông Tô Lịch như thế nào?  Phát triển được không gian du lịch này sẽ có ý nghĩa ra sao đối với môi trường và kinh tế xã hội?

 

Nước thải xả thẳng xuống lòng sông, rác thải sinh hoạt cũng được người ta vứt thẳng xuống đây. Ảnh: Quang Hùng

Nước thải xả thẳng xuống lòng sông, rác thải sinh hoạt cũng được người ta vứt thẳng xuống đây. Ảnh: Quang Hùng

Thường xuyên chứng kiến và chịu đựng mùi hôi và ô nhiễm của nước sông Tô Lịch, nhiều người dân thấy vui mừng, phấn khởi khi nghe thông tin thành phố Hà Nội sẽ xây dựng không gian xanh, sinh thái ở khu vực này:

"Hàng ngày đi qua đây, mùi khá hôi, sống và làm việc xung quanh đây cũng quen rồi, nhưng nếu cải tạo thành sông xanh sạch, đẹp, không khí trong lành vẫn thích hơn. Dự án này em nghe nói cũng lâu rồi nhưng không được thực hiện".

"Mong muốn cải tạo được thì rất tốt, nhưng phải thay đổi cả ý thức của người dân xung quanh, chứ một người cải tạo, một người vứt thì quá khó. Mong muốn có một không gian vui chơi, giải trí cho người dân lao động vì người dân không có nhiều điểm vui chơi, điểm giải trí".

"Em mong nước sông Tô Lịch sẽ được cải thiện để bớt ô nhiễm hơn, sông Tô Lịch nếu xanh sạch thì sẽ thu hút được khách du lịch và người dân ngắm cảnh quan được nhiều hơn".

KTS Trần Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho rằng hiện nay, cảnh quan 2 bên bờ sông Tô Lịch đã khá đẹp, nhưng không thân thiện với con người do chất lượng nước sông ô nhiễm, gây độc hại với sức khỏe của con người và gây cảm xúc khó chịu mỗi khi đi qua. Bởi vậy, cải tạo sông Tô Lịch phải cải tạo đồng thời hệ sinh thái cảnh quan, hệ sinh thái mặt nước, và thủy sinh trong sông Tô Lịch mới có thể đem lại hiệu quả:

"Tôi cho rằng việc mà tạo ra không gian hấp dẫn cho con người đầu tiên phải đảm bảo vệ sinh cho con người. Nếu chỉ cần làm cái nước sạch sẽ và có đủ nước thì cảnh quan sông Tô Lịch đã tự thu hút các hoạt động của con người xung quanh đó mà không cần bất cứ phải đầu tư gì, không cần mở rộng, không cần phải trồng thêm cây….".

KTS Trần Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư Hà Nội

KTS Trần Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư Hà Nội

TS. KTS Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch Chi hội Kiến trúc sư Cảnh quan Việt Nam, Trưởng bộ môn Kiến trúc cảnh quan, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học xây dựng Hà Nội, cho rằng việc quyết tâm cải tạo dòng sông Tô Lịch là một quyết định đúng nhưng cần phải thực hiện triệt để.

Ông Tuấn chia sẻ về cơ hội phát triển không gian xanh ở khu vực 2 bờ sông Tô Lịch: "Nếu nói phát triển 2 bên bờ sông thì không hẳn tạo ra một không gian xanh hoàn chỉnh. Vì phần đầu, phần thượng nguồn đến đoạn sông gần trường tiểu học Đại Kim gần không còn nhiều quỹ đất, chỉ là dải cây xanh rất hẹp ven bờ sông. Quỹ đất còn lại chỉ từ trường Tiểu học Đại Kim đó về hạ lưu, khi nhập đến sông Nhuệ thì còn có những dải đất khá rộng để phát triển không gian công cộng.

Nhưng nó là cơ hội để tạo những dải cây xanh ven sông, dải cảnh quan ven sông, tạo ra công viên dạng tuyến, góp phần giảm thiểu sự đứt gãy của hệ sinh thái đô thị".

Theo PGS.TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch, nhiều thành phố ở Châu Âu đã thành công trong phát triển du lịch đường sông như Paris (Pháp), sông Danube (Đức)… . Tuy nhiên, để phát triển được tuyến du lịch dọc theo các dòng sông, thì môi trường của dòng sông đặc biệt quan trọng và phải có các điểm nhấn kiến trúc cảnh quan đô thị dọc 2 bên bờ sông để du khách trải nghiệm.

Một đoạn sông Tô Lịch chảy qua địa bàn huyện Thanh Trì với làn nước đen đặc và bốc mùi hôi thối nồng nặc, từ xa đã cảm nhận được. Ảnh: Quang Hùng

Một đoạn sông Tô Lịch chảy qua địa bàn huyện Thanh Trì với làn nước đen đặc và bốc mùi hôi thối nồng nặc, từ xa đã cảm nhận được. Ảnh: Quang Hùng

Hiện nay, Hà Nội đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để cái tạo môi trường, cung cấp đủ nước cho sông Tô Lịch nhưng khu vực 2 bên sông còn thiếu những điểm nhấn kiến trúc  cảnh quan đô thị. Bởi vậy, PGS.TS Phạm Trung Lương cho rằng, Hà Nội cần cân nhắc và lựa chọn phương án phát triển du lịch phù hợp với điều kiện thực tiễn:

"Bản thân dòng sông nếu mà cải tạo tốt thì chính dòng sông đó đã là một điểm nhấn cảnh quan, chính lòng sông. Thay vì chúng ta tổ chức tour du lịch theo dọc sông Tô Lịch, chúng ta nên tìm những vị trí mà có không gian tốt, tạo thêm không gian công cộng để cho người dân, khách du lịch sử dụng vào buổi chiều hoặc gì đó. Nếu kết hợp được các show diễn mang tính nghệ thuật truyền thống dọc sông này cũng là điểm để thu hút khách du lịch. Tôi cho rằng cũng rất là rất hay".

Ông Đỗ Thanh Tùng, nguyên Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia đánh giá cao những nỗ lực mà thành phố Hà Nội đang thực hiện nhằm cải thiện môi trường nước của sông Tô Lịch trở nên xanh và sạch hơn. Tuy nhiên, để biến sông Tô Lịch thành một địa điểm du lịch, điểm nhấn cảnh quan của thành phố, theo ông Tùng, thành phố trước hết cần có cái nhìn tổng hợp, bao quát hơn và cần phải thực hiện quy hoạch tổng thể cảnh quan khu vực các vùng đô thị mà dòng sông chảy qua:

"Đối với quy hoạch đô thị cảnh quan không chỉ thực hiện cho riêng dòng sông mà phải gắn với cả các vùng đô thị mà con sông đi qua. Bởi vì, nó còn liên quan đến các giá trị kiến trúc cảnh quan và các hoạt động cộng đồng của từng khu vực đô thị và chúng ta sẽ phải giải quyết những giá trị gắn với cảnh quan từng khu vực đấy. Có thể là, một dự án đó được phân ra và được lồng ghép vào các dự án chỉnh trang đô thị của những khu vực dòng sông đi qua. Tôi nghĩ là, cách làm như vậy sẽ hợp lý hơn là chúng ta thực hiện một dự án riêng cho dòng sông".

Ông Đỗ Thanh Tùng, nguyên Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia

Ông Đỗ Thanh Tùng, nguyên Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia

Bên cạnh đó, ông Tùng cho rằng, hiện nay nhiều đô thị trên thế giới hiện chỉ sử dụng bờ kè cứng dọc các con sông ở những khu vực đô thị không còn quỹ đất phát triển, còn đối với những khu vực có môi trường, có không gian tự nhiên, người ta đã tháo các bờ kè cứng ra và trả lại đó là những bờ kè tự nhiên bằng đất, bằng vỏ cây ...Đây cũng là giải pháp mà thành phố Hà Nội nên cân nhắc, kết hợp hài hòa giữa việc sử dụng bờ kè cứng và bờ kè tự nhiên cho sông Tô Lịch.

7-1923

Xây dựng không gian xanh, tạo điểm nhấn cảnh quan cho sông Tô Lịch sẽ giúp cải thiện mỹ quan đô thị, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, những người dân sống trong các khu vực gần đó là người thụ hưởng nhiều nhất, họ cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì và bảo đảm sự tồn tại bền vững của những không gian đó.

Đây chính là góc nhìn của VOV Giao thông: "Thiết kế cảnh quan sông Tô Lịch: Con người là trung tâm".

Sông Tô Lịch có giá trị lịch sử, văn hóa hàng nghìn năm của thủ đô Hà Nội. Trải qua tiến trình phát triển của các thời kỳ Thăng Long, sông Tô Lịch khi xưa là con sông lớn, lòng sông rộng nên đã là một trục giao thông thủy quan trọng nối từ Đông sang Tây của kinh thành Thăng Long. Không những vậy, sông Tô Lịch còn có ý nghĩa trong phát triển kinh tế khi có tới 30 làng, xã với các làng nghề truyền thống hình thành dọc tuyến sông.

Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, quá trình đô thị hóa, ấn tượng về sông Tô Lịch trong mắt nhiều người dân thủ đô chỉ còn là màu đen của nước sông ô nhiễm và những mùi khó chịu. Bởi vậy, khi thành phố Hà Nội quyết tâm thực hiện nhiều giải pháp làm sống lại dòng sông và xây dựng không gian xanh, sinh thái 2 bên bờ sông đã nhận được sự quan tâm rất lớn của người dân và cộng đồng các chuyên gia thiết kế cảnh quan đô thị.

Vậy, quá trình thiết kế, xây dựng không gian cảnh quan 2 bên bờ sông Tô Lịch cần lưu ý gì?

Trước hết, với chiều dài gần 14km, sông Tô Lịch chảy qua nhiều khu vực có nhiều đặc điểm đô thị khác nhau, thì cần tiến hành khảo sát, đánh giá lại những giá trị lịch sử, văn hóa, những không gian, quỹ đất dọc theo 2 bên sông. Từ đó, các địa phương cùng các chuyên gia xây dựng quy hoạch, thiết kế cảnh quan của toàn tuyến.

Quá trình cải tạo, thiết kế cảnh quan phải thực hiện đồng bộ từ không gian đô thị 2 bên sông, hệ thống thu gom nước mưa, nước thải, cải thiện môi trường đa dạng sinh học, để đảm bảo nước sông Tô Lịch luôn có sự tuần hoàn, xanh, sạch.

Với vai trò quan trọng trong việc trữ và thoát nước cho thành phố mỗi khi có mưa lớn, úng ngập, các công trình thiết kế cảnh quan ở dọc sông Tô Lịch phải đặt ưu tiên chức năng này lên hàng đầu.

Tùy vào điều kiện thực tế về quỹ đất, các nhà quy hoạch, các chuyên gia thiết kế các công trình cảnh quan phù hợp, song cần đảm bảo những không gian cảnh quan hài hòa với yếu tố thiên nhiên, an toàn và bền vững.

Những công trình này cũng cần đặt yếu tố con người làm trung tâm, đảm bảo khả năng tiếp cận với cộng đồng dân cư sống ở các khu vực dân cư gần 2 bên bờ sông, thân thiện với con người, mang lại những cảm xúc tích cực đối với người dân.  

Mặc dù, phát triển các tuyến du lịch dọc tuyến sông là một xu hướng của nhiều đô thị trên thế giới, nhưng Hà Nội cần có sự thận trọng khi phát triển theo hướng này. Bởi lẽ, Tp.HCM đã đạt được thành công trong cải tạo chất lượng nước kênh Thị Nghè, nhưng không phát triển du lịch trên tuyến này.

Phát triển, thiết kế xây dựng cảnh quan ở sông Tô Lịch, không đơn thuần chỉ là trồng cây xanh, tạo không gian xanh ở 2 bên bờ sông mà là một giải pháp đồng bộ, đòi hỏi sự tham gia của các cấp, các ngành và các địa phương, doanh nghiệp và người dân.

Thời gian tới, thành phố cũng có thể xem xét tổ chức cuộc thi các ý tưởng thiết kế cảnh quan xung quanh sông Tô Lịch để lựa chọn ý tưởng thiết kế phù hợp nhất, có lấy ý kiến của cộng đồng dân cư sống 2 bên bờ sông. Bởi những công trình cảnh quan, chỉ có thể tồn tại và phát triển bền vững, nếu có sự đồng thuận và cam kết của người dân trong việc bảo vệ những công trình này. Trong đó, yếu tố quan trọng, tiên quyết chính là bảo vệ sự sạch sẽ, trong xanh của dòng sông Tô Lịch sau khi đã được cải tạo, phục hồi.

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
vovgiaothong.vn
Thủ đô quá tải?

Thủ đô quá tải?

Chuyện đô thị là nơi cư dân tập trung đông đúc, quá tải, đường phố luôn chật chội, giao thông tắc nghẽn, khói bụi mù mịt, ô nhiễm môi trường… có lẽ là đặc trưng của những thành phố lớn. Tuy nhiên, từ đó cũng có thể nhìn thấy sự phát triển không đồng đều giữa thành thị và nông thôn…

Khi những biển cấm trở nên “vô hình”

Khi những biển cấm trở nên “vô hình”

Xuất hiện với tần suất dày đặc trên các con đường của thủ đô, thế nhưng nhiều biển báo cấm đỗ xe lại trở nên “vô dụng”. Bởi, bất chấp những biển báo này nhiều chủ xe vẫn vô tư đỗ xe dưới lòng đường.

Giấc mơ trên đảo Muối

Giấc mơ trên đảo Muối

Nghề làm muối tại ấp đảo Thiềng Liềng, xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh) ra đời cùng với những cư dân đến đây khai hoang, bắt đầu vào khoảng năm 1973.

Gấp rút xây trạm dừng nghỉ phục vụ nhân dân dịp 30/4

Gấp rút xây trạm dừng nghỉ phục vụ nhân dân dịp 30/4

Nhiều thính giả VOV Giao thông quan tâm các trạm dừng nghỉ nào trên cao tốc Bắc - Nam sẽ hoạt động dịp 30/4, đáp ứng nhu cầu đi lại. Đồng thời, tiến độ xây dựng các trạm do Bộ Xây dựng quản lý hiện ra sao?

Hà Nội: Địa chỉ 30 đơn vị công an tiếp nhận hồ sơ cấp đổi GPLX

Hà Nội: Địa chỉ 30 đơn vị công an tiếp nhận hồ sơ cấp đổi GPLX

Để tạo thuận lợi tối đa cho người dân, Công an TP Hà Nội mở rộng mạng lưới tiếp nhận hồ sơ cấp đổi GPLX với 30 điểm mới, đồng thời đẩy mạnh hình thức trực tuyến, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho người dân thủ đô.

Thiết kế cảnh quan sông Tô Lịch: Con người là trung tâm

Thiết kế cảnh quan sông Tô Lịch: Con người là trung tâm

Xây dựng không gian xanh, tạo điểm nhấn cảnh quan cho sông Tô Lịch sẽ giúp cải thiện mỹ quan đô thị, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, những người dân sống trong các khu vực gần đó cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì và bảo đảm sự tồn tại bền vững của không gian đó.

Người dân TP.HCM háo hức mong chờ cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn

Người dân TP.HCM háo hức mong chờ cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn

Với vị trí chiến lược, đắc địa nằm phía đông sông Sài Gòn, đối diện khu trung tâm hiện hữu của TP.HCM, nơi đây được quy hoạch bài bản, đồng bộ và kỳ vọng trở thành một trung tâm tài chính, thương mại và dịch vụ quốc tế, bổ sung và gia tăng chức năng cho khu trung tâm lịch sử của thành phố.