Đưa đặc sản Bắc Giang đến với người tiêu dùng Thủ đô
Phóng viên - 08/06/2019 | 6:51 (GTM + 7)
Vải thiều Lục Ngạn và các đặc sản sản Bắc Giang như: mỳ gạo Chũ, mật ong, phấn hoa…, đang được quảng bá và đưa tới tận tay người tiêu dùng Hà Nội.
Chiều 7/6, UBND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Tuần lễ Vải thiều Lục Ngạn tại Hà Nội năm 2019.
Đây là năm thứ 4 liên tiếp, Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Các sự kiện tổ chức hằng năm đã tạo được hiệu ứng lan tỏa, góp phần khẳng định thương hiệu, mở rộng phân phối tiêu thụ, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh vượt trội của sản phẩm vải thiều Lục Ngạn ở cả thị trường trong và ngoài nước.
Ông Cao Văn Hoàn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Lục Ngạn cho biết, Lục Ngạn được biết đến với nhiều sản phẩm đặc trưng; trong đó có vải thiều, cam, bưởi, mì gạo Chũ...
Các sản phẩm được quảng bá, giới thiệu và bán tại tuần lễ là những sản phẩm sạch, có chất lượng cao được lựa chọn, đóng gói chuẩn hóa, có tem nhãn truy suất nguồn gốc. Riêng vải thiều là sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩnVietGAP, GlobalGAP.
Năm nay, tổng sản lượng vải thiều Lục Ngạn đạt khoảng 80.000 tấn; trong đó vải chín sớm 13.000 tấn, vải thiều chính vụ 67.000 tấn.
Do chất lượng ổn định, mẫu mã sản phẩm được đánh giá tốt hơn hẳn so với năm trước nên từ đầu vụ đến nay, giá bán các loại chín sớm liên tục tăng cao, bình quân 30.000-40.000 đồng/kg. Hiện vải thiều tại địa phương đang có giá 60.000 đồng/kg.
Bên cạnh thị trường trong nước, nhiều năm nay, vải thiều Lục Ngạn còn chinh phục được các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh… và đang được bảo hộ nhãn hiệu tại tám quốc gia.
Theo ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), với chủ đề “Chắp cánh thương hiệu- kết nối cung cầu”, Tuần lễ vải thiều và các sản phẩm đặc trưng Lục Ngạn là dịp kết nối cung cầu, giúp các đơn vị sản xuất của huyện Lục Ngạn trao đổi, giao dịch trực tiếp với các doanh nghiệp phân phối, xuất khẩu trong cả nước.
Đặc biệt, chương trình góp phần tạo lập, duy trì kênh cung ứng chính thức và mạng lưới các điểm bán vải thiều, các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang tại Thủ đô Hà Nội để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vải thiều nói riêng và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang nói chung.
Trong khuôn khổ sự kiện còn diễn ra lễ ký kết hợp tác tiêu thụ sản phẩm giữa các đơn vị sản xuất của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang với các đơn vị phân phối lớn trên địa bàn Hà Nội.
Khu tái định cư dành cho người dân phải tốt hơn hoặc không được kém nơi ở cũ. Đây là mục tiêu và chủ trương của TP. Hà Nội khi xây dựng các khu nhà tái định cư dành cho người dân thuộc diện bị giải phóng mặt bằng.
Tối ngày 16/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình cầu truyền hình “Tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng” tại 3 điểm Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa.
Theo báo cáo của Sở GTVT Hà Nội, việc tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội buộc phải dừng tàu sau khi xảy ra sự cố tại ga Cầu Giấy hôm 24/10, tại thời điểm xảy ra sự cố, Hanoi Metro - đơn vị vận hành không có nhân sự trực.
UBND quận Hoàn Kiếm đang đề xuất hạn chế xe hợp đồng trên 16 chỗ sử dụng nhiên liệu diesel vào khu vực nội đô, nhất là khu vực phố cổ để góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc và ô nhiễm khí thải.
Mang Thít là vùng đất được bao bọc bởi hai con sông Cổ Chiên và Mang Thít. Hàng năm, theo dòng Cửu Long đổ về hạ lưu, những hạt phù sa mịn đã vượt hàng ngàn cây số tập kết về đây, hình thành những mỏ đất sét quý giá.
Giải ngân vốn đầu tư công có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, góp phần tháo gỡ các nút thắt về hạ tầng giao thông, đô thị, nâng cao chất lượng giáo dục, văn hóa, y tế, xã hội.
Đằng sau những vụ tai nạn gần đây do người chưa đủ tuổi điều khiển xe máy gây ra là vi phạm của các phụ huynh khi để con em mình có cơ hội điều khiển phương tiện tham gia giao thông.