Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Độc đáo ‘Tủ quần áo 0 đồng’ trực tuyến

Thu Thủy - Hồng Nhung - 13/04/2022 | 14:07 (GTM + 7)

Nếu như mô hình "Tủ quần áo 0 đồng", với phương châm "ai cần đến lấy, ai thừa đến cho" đã trở nên quen thuộc tại nhiều đại phương trên cả nước, để hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn thì "Tủ quần áo 0 đồng" trực tuyến lại khá mới mẻ.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Anh Nguyễn Trung Nghĩa đang chuẩn bị đồ cho khách hàng

Anh Nguyễn Trung Nghĩa đang chuẩn bị đồ cho khách hàng

Chỉ với 3 bước đơn giản là chuẩn bị quần áo và chụp lại; Điền các thông tin cần thiết; Nhấn tạo đơn quyên góp, bất kể ai cũng có thể chia sẻ những bộ quần áo không dùng tới đến với người cần, thay vì phải bỏ đi. Đây cũng là lý do ''tủ quần áo 0 đồng'' Reshare ra đời. 

Chia sẻ về cơ duyên thành lập anh Nguyễn Trung Nghĩa – Người sáng lập dự án cho biết REshare ra đời cũng dựa vào nhu cầu của chính bản thân và gia đình anh. “Lúc dọn dẹp nhà, vợ tôi có hai bao đồ không còn dùng đến nhưng không biết phải xử lý như thế nào. Cho thì không biết cho ai, vứt thì sợ gây ảnh hưởng đến môi trường. Do đó, tôi mới nghĩ hay là mình đăng lên website để ai cần thì qua lấy”.

Nghĩ là làm, anh Nghĩa cùng vợ mày mò nghiên cứu về các mô hình tủ đồ 0 đồng do nhận thấy mô hình tủ đồ truyền thống có nhiều điểm hạn chế như không hoạt động được lâu dài, mức độ phổ biến và nhân rộng bị giới hạn bởi địa điểm, khoảng cách vì vậy anh quyết định thực hiện dự án REshare theo hình thức thương mại điện tử.

Chỉ với vài thao tác đơn giản trên website, mọi người có thể quyên góp quần áo cũ, cũng như thoải mái mua sắm mà không cần lo lắng về giá cả. Nếu có nhu cầu quyên góp quần áo thì người dùng chỉ cần vào địa chỉ REshare.vn, chọn mục Dọn dẹp, chụp hình túi đồ mình muốn quyên góp và tạo đơn. Sau đó, shipper của REshare sẽ đến tận nhà để thu gom.

Đồ quyên góp sau khi tập kết về kho sẽ được tiến hành phân loại và kiểm tra một cách tỉ mỉ. Những bộ quần áo có thể tái sử dụng sẽ được làm sạch, chụp hình và cập nhật lên website để mọi người lựa chọn. Với những bộ đồ 0 đồng, khách hàng chỉ cần chi trả phí vận chuyển.

Những bộ đồ sau khi được phân loại, làm sạch

Những bộ đồ sau khi được phân loại, làm sạch

Nhờ tiếp cận bằng hình thức trực tuyến, Reshare đã giải quyết được các hạn chế mà tủ đồ 0 đồng truyền thống gặp phải. 'Tủ đồ 0 đồng' online được đặt ở TP HCM nhưng người gửi và người nhận thì kết nối từ khắp mọi miền đất nước vậy là đã giải quyết được bài toán vị trí, dù ở đâu trên toàn quốc cũng có khả năng nhận được. Thứ hai, mọi người vào website có thể lựa trên loại đồ, size mà mình muốn.

Vài năm gần đây, phong trào sống xanh ngày càng phổ biến trong cộng đồng bằng cách tuyên truyền, hành động để hạn chế sử dụng túi nilông, ly nhựa, ống hút nhựa, trong khi quần áo hiện cũng là một trong các gánh nặng gây áp lực lên môi trường vì vậy mà Reshare muốn mang đến thông điệp kéo dài thời gian sử dụng cho quần áo để giảm rác thải ra môi trường, giúp mọi người tiết kiệm hơn. Hiện dự án thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng khách hàng trong độ tuổi từ 18 - 45 tuổi.

Từ khi biết đến tủ đồ 0 đồng, bạn Nguyễn Thái Châu (sinh viên năm 2 Trường Đại học Quốc Gia TP.HCM) đã trở thành khách hàng quen thuộc của REshare. Châu cho biết dù là đồ 0 đồng nhưng quần áo rất đa dạng về mẫu mã và có nhiều kích cỡ khác nhau, với chất lượng thật sự rất tốt.

"Reshare là một dự án rất hay, từ lợi ích cho tới ý nghĩa. Những bộ đồ còn rất mới mà bỏ đi thật lãng phí, tôi nghĩ rằng đối với các bạn trẻ quan tâm đến lối sống xanh, hướng tới tái sinh rác thải, nhất là rác thải từ thời trang nhanh thì điều mà REshare mang đến thật sự ý nghĩa"

Những khách hàng có nhu cầu quyên góp trang phục cũ có thể mang quần áo đến trụ sở của REshare tại quận Bình Thạnh hoặc kho tại TP Thủ Đức - cũng là nơi xử lý, phân loại, đóng gói lại các trang phục này. Đến thời điểm hiện tại, dự án đã thu gom và phân loại hơn 20.000 sản phẩm, tuần hoàn được hơn 3.000 sản phẩm và có hơn 2.000 người sử dụng dịch vụ.

Anh Trung Nghĩa cho hay những bộ đồ sau phân loại mà không còn tái sử dụng được nữa thì REshare sẽ gửi cho các tổ chức tái chế: "Thứ nhất là REshare hợp tác với các tổ chức thiện nguyện và tổ chức địa phương để gửi tặng quần áo cần. Các địa phương hay tổ chức sẽ báo số lượng quần áo cần và đối tượng người nhận REshare xuất kho để gửi tặng .

Thứ hai là đối với các quần áo REshare nhận quyên góp từ mọi người mà quần áo không còn khả năng tái sử dụng được nữa thì REshare chuyển sang quy trình tái chế , tái chế có 2 hình thức 1 là băm ra bông để tạo sản phẩm mới ,2 là chuyển sang đốt để luyện xi măng. Đó là 2 hình thức xử lý tái chế của Reshare để hạn chế việc thải quần áo ra môi trường băng cách chôn lấp như hiện nay".

Dự án REshare với mục đích tái tạo vòng đời mới cho quần áo, giảm thiểu rác thải thời trang ra môi trường và giúp nhiều người mặc đẹp mà không tốn nhiều chi phí.

Dự án REshare với mục đích tái tạo vòng đời mới cho quần áo, giảm thiểu rác thải thời trang ra môi trường và giúp nhiều người mặc đẹp mà không tốn nhiều chi phí.

Vậy là từ khi ra đời vào tháng 6 năm 2021 đến nay Reshare đã tiếp nhận hơn 15 tấn quần áo và tuần hoàn hơn 6.000 trang phục, trở thành lựa chọn của nhiều khách hàng muốn mặc đẹp mà lại tiết kiệm chi tiêu. Bên cạnh đó, dự án đã tái chế và chuyển cho nhà máy Insee hơn 2 tấn quần áo.NHẠC CẮT

Theo anh Trung Nghĩa, ngành thời trang đã qua sử dụng là lĩnh vực mới hoàn toàn đối với nhóm sáng lập nên mọi người mất khá nhiều thời gian để tìm hiểu về khách hàng, người dùng, cách xử lý sản phẩm cũng như việc ứng dụng công nghệ như thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu.

Trong thời gian dịch bệnh, đặc biệt là giai đoạn giãn cách xã hội, quá trình thực hiện dự án bị gián đoạn, việc cập nhật sản phẩm lên web bị hạn chế và đơn quyên góp bị tồn đọng rất nhiểu.

Tuy nhiên, đó cũng là khoảng thời gian mọi người dọn dẹp lại tủ đồ của mình để sau đó gửi đến quyên góp cho tủ đồ 0 đồng. Khi giá trị tuần hoàn sản phẩm thời trang được lan tỏa, điều này giúp giảm thiểu tác động đến môi trường và may mắn nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người.

Cuối cùng anh Nghĩa chia sẻ về mong muốn và ước mơ của Reshare trong năm 2022 là có thể giúp tuần hoàn 100.000 sản phẩm và liên kết với các nhãn hiệu thời trang lớn để giúp các nhãn hàng thu gom, tái sử dụng và tái chế sản phẩm mang lại nhiều hơn cơ hội “ kéo dài vòng đời cho quần áo” để dành nó cho những ai cần và thiếu.

---

Các bạn thân mến,

Nếu bạn có những câu chuyện hữu tình trên các cung đường của cuộc sống, hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected]. Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông.

Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast; Google Podcast với từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình.

Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Điều quan trọng là các địa phương cần tính toán việc giữ chân khách để không chỉ đến một lần mà phải quay lại nhiều lần nữa. Chính vì vậy việc liên kết các địa phương, các sản phẩm du lịch, với văn hóa bản địa được xem là vấn đề sống còn đối với du lịch vùng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.

// //