Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Để phiếu phạt không thể bị ngó lơ

Phóng viên - 15/12/2020 | 15:26 (GTM + 7)

Dán phiếu phạt xe vi phạm là một trong các biện pháp phạt nguội tiến bộ được triển khai tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên, với điều kiện dữ liệu giao thông hiện nay, vẫn có khả năng phiếu phạt bị ngó lơ, quyết định xử phạt không thể hoặc rất khó thực thi. Cần

Lực lượng CSGT dán phiếu phạt để thông báo cho chủ xe biết hành vi vi phạm của mình và đến cơ quan chức năng chấp hành quyết định xử phạt

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Sáng ngày 14/12, Đội CSGT số 2, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội tổ chức ra quân thực hiện xử lý tình trạng ô tô dừng đỗ sai quy định trên tuyến phố Liễu Giai - Văn Cao, quận Ba Đình, Hà Nội.

Đây là tuyến phố thường xuyên xảy ra tình trạng ô tô dừng đỗ sai quy định ở cả hai chiều đường. Tại buổi ra quân này, với những trường hợp xe dừng đỗ sai quy định, lực lượng CSGT sẽ dùng loa kêu gọi chủ xe, lái xe để lập biên bản xử lý.

Với những trường hợp sau nhiều lần gọi loa, tài xế không xuất hiện, lực lượng CSGT sẽ dán phiếu phạt, thông báo cho chủ xe, lái xe biết hành vi vi phạm của mình và đến cơ quan chức năng chấp hành quyết định xử phạt. Chứng kiến hoạt động của lực lượng chức năng, một số người dân chia sẻ:

"Biện pháp này rất hợp lý, bởi vì thực tế chủ xe không cớ ở đó, cho nên làm như thế là đúng. Thứ nhất, mình thực hiện đúng với chủ trương để ta hiểu và răn đe người ta, để cho người ta có ý thức".

"Làm như thế là tốt, để cho mọi người không có công an cũng phải chấp hành, chứ không phải có lực lượng mới chấp hành".

Nói về kế hoạch của Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội về việc xử lý phương tiện dừng đỗ sai quy định, thiếu tá Nguyễn Quang Thành, Phó đội trưởng Đội cảnh sát giao thông số 2, Phòng CSGT Công an TP. Hà Nội cho biết:

"Nếu lái xe không có thì chúng tôi sẽ lập biên bản vi phạm dán trên kính, thông báo cho người vi phạm biết, trong 3- 5 ngày sẽ đến xử lý. Nếu không xử lý thì sẽ tra cứu và thông báo đến người chủ phương tiện. Sau đó, nếu 3- 5 ngày mà người vi phạm không đến thì chúng tôi sẽ gửi thông báo cơ quan nơi làm việc, nơi ở, Công an phường, phối hợp mới đăng kiểm để thông báo xe vi phạm".

Thiếu tá Nguyễn Quang Thành cũng cho biết, sau những ngày đầu tuyên truyền cho chủ xe, lái xe và những hộ dân sinh sống, kinh doanh tại mặt đường trên địa bàn về kế hoạch xử lý xe dừng đỗ sai quy định.

Sau buổi ra quân đầu tiên, đơn vị đã xử lý 4 trường hợp (trong đó dán phiếu phạt đối với 1 phương tiện), nhắc nhở 2 trường hợp dừng đỗ sai quy định. Anh Nguyễn Quang Toàn, một tài xế bị xử lý cho biết:

"Thực ra là phiếu phạt thì cũng được. Bởi vì có thể áp dụng bằng sử dụng khi mình đăng kiểm có thể phạt được. Còn nhiều khi là có những trường hợp là xe mượn sẽ khó khăn trong việc thu tiền".

Đánh giá về biện pháp dán thông báo phạt đối với các chủ xe vi phạm, chuyên gia giao thông Phan Lê Bình, Trường đại học Việt – Nhật cho biết, đây là một hình thức xử lý vi phạm tiệm cận với cách làm ở các nước tiên tiến.

Giải pháp này cũng có nhiều ưu điểm, nhanh gọn, ít ảnh hưởng đến quyền lợi của lái xe, chủ xe. Nhờ vậy lực lượng chức năng xử lý được nhiều phương tiện vi phạm:

"Giả sử 2 cảnh sát làm trong 1 giờ đồng hồ chỉ được 3 xe thôi chẳng hạn, vì nó còn thủ tục gọi xe, gọi cẩu thì bây giờ trong một tiếng không phải 3 xe nữa mà có thể xử lý được 5-10 xe, như vậy về năng suất xử lý được nhiều hơn và tác dụng răn đe nhanh hơn".

Tuy vậy, TS Trần Hữu Minh, Phó Chánh Văn phòng UBAGTGQG cho rằng, do chưa có dữ liệu đồng bộ, đầy đủ trong công tác quản ý xe chính chủ, quản lý về địa chỉ nên thông báo vi phạm nhiều khi không gửi được đến người vi phạm. Bởi vậy, hiệu quả xử phạt nguội qua hệ thống camera hoặc dán thông báo vi phạm trên phương tiện vi phạm bị ảnh hưởng:

"Một khó khăn rất lớn chúng ta phải giải quyết nếu chúng ta muốn nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý trong GTVT. Bởi vì tất cả công tác về xử phạt nguội đều phụ thuộc vào việc chúng ta có quản lý được phương tiện và người lái theo một địa chỉ cụ thể hay không? Chừng nào chúng ta chưa làm được việc đó thì hiệu quả công tác xử phạt nguội còn rất thấp và lúc đó hiệu lực thực thi pháp luật sẽ bị ảnh hưởng".

Ở góc độ khác, luật sư Phạm Thành Tài, Giám đốc Văn phòng luật sư Phạm Danh (Hà Nội) cho rằng, trước mắt, khi chưa thể xử phạt chủ sở hữu phương tiện trên giấy đăng ký xe thì cần nâng cao mức phạt đối với trường hợp không sang tên đổi chủ:

"Các cơ quan ban hành pháp luật cần nghiên cứu tăng mức xử phạt hành chính đối với thủ tục không sang tên chuyển chủ để đảm bảo mục đích răn đe, phòng ngừa. Vấn đề này phải được thực hiện một cách nghiêm túc, đồng bộ thì việc xử phạt nó mới chuẩn được đối với trực tiếp người vi phạm".

Ứng dụng công nghệ vào quản lý là xu thế tất yếu. Nhưng để những phiếu phạt không bị ngó lơ, những bất cập trong công tác quản lý phương tiện và người lái cần được sớm khắc phục

Không thể phủ nhận những lợi ích từ việc xử phạt nguội giao thông. Cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, các hình thức xử lý vi phạm cũng dần được cải tiến, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Tuy vậy, để việc xử lý vi phạm đạt hiệu quả cao, cần nhiều hơn những nỗ lực thuần túy về biện pháp xử lý 

Mời quý vị và các bạn đến với góc nhìn này của VOVGT qua bài bình luận với nhan đề: Để phiếu phạt không thể bị ngó lơ

Phải khẳng định, nỗ lực của Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội trong việc nâng cao hiệu quả xử lý, xử phạt các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, từ việc trang bị hệ thống camera giám sát giao thông để phạt nguội, đến hình thức dán biên bản vi phạm trên phương tiện. Đây cũng là các biện pháp được nhiều nước trên thế giới áp dụng một cách hiệu quả.

Tuy vậy, thống kê của lực lượng CSGT đưa ra giữa năm 2019 cho thấy, tỷ lệ người vi phạm tự giác chấp hành quyết định xử phạt nguội của lực lượng chức năng khá thấp: Cục CSGT khoảng 70%, Hà Nội 50%, thậm chí tại TP. HCM, con số này chỉ đạt 17,6%.

Không khó để nhận thấy, nguyên nhân dẫn đến kết quả chưa mấy khả quan này là do chúng ta chưa có dữ liệu đầy đủ về xe chính chủ. Mặc dù Nghị định 100 đã nâng mức xử phạt đối với hành vi không sang tên đổi chủ lên mức 400 - 600 nghìn đồng đối với cá nhân, từ 800 - 1,2 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy; đồng thời phạt từ 2 - 4 triệu đồng đối với cá nhân, từ 4 - 8 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô.

Tuy vậy, quy định hiện hành mới chỉ cho phép xử phạt lỗi không sang tên đổi chủ trong 2 trường hợp: Thông qua công tác điều tra, giải quyết TNGT và qua công tác đăng ký xe. Thực tế cũng cho thấy, có quá ít trường hợp không sang tên đổi chủ khi mua, bán, cho, tặng phương tiện bị xử lý, xử phạt, nên nhiều trường hợp phớt lờ quy định, gây khó khăn cho công tác quản lý.

Bên cạnh đó, dù biên bản vi phạm đã được lập, địa chỉ người sở hữu phương tiện vi phạm cũng được xác nhận, song không ít trường hợp biên bản vi phạm không gửi được đến địa chỉ cần thiết, do chủ phương tiện thay đổi chỗ ở. Do vậy, nỗ lực của cơ quan chức năng “đổ sông, đổ bể”.

Rõ ràng, những nỗ lực của cơ quan chức năng trong việc cải tiến phương pháp phát hiện vi phạm, xử lý, xử phạt là chưa đủ. Những yêu cầu rốt ráo của Chính phủ, của lãnh đạo Ủy ban ATGTQG về việc xây dựng cơ sở dữ liệu về an toàn giao thông, trong đó có dữ liệu về phương tiện và người lái cần sớm được thực hiện, trong đó việc quản lý xe chính chủ. Điều này cần có biện pháp, lộ trình cụ thể, gắn với trách nhiệm của từng Bộ, ngành, từng địa phương. 

Bên cạnh đó, cần sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong đó không thể bỏ qua trách nhiệm của chủ xe trong việc trì hoãn sang tên đổi chủ. Chỉ khi chủ xe cũng phải chịu trách nhiệm trong việc sang tên đổi chủ, cùng với các biện pháp tuyên truyền, xử phạt chủ sở hữu phương tiện, việc sang tên, đổi chủ mới có thể thực hiện. Khi đó, lực lượng chức năng không phải chạy lòng vòng truy tìm người vi phạm.

Đặc biệt, trong nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, Bộ Công an đang tiến hành xây dựng sổ hộ khẩu điện tử. Hơn lúc nào hết, đây là cơ hội “có một không hai” để cập nhật dữ liệu dân cư. Chỉ khi dữ liệu về người lái được chính xác thì phiếu phạt mới đến được nơi cần đến.

Ứng dụng công nghệ vào quản lý là xu thế tất yếu. Nhưng để những phiếu phạt không bị ngó lơ, những bất cập trong công tác quản lý phương tiện và người lái cần được sớm khắc phục. Có như vậy, những nỗ lực của lực lượng chức năng mới đem lại hiệu quả như mong muốn, qua đó góp phần cải thiện tình trạng ùn tắc và giảm thiểu tình trạng mất ATGT./.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Năm 2024 được xem là năm bùng nổ của hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam, với hàng nghìn km đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Bên cạnh hiệu quả và lợi ích của việc phát triển hệ thống đường cao tốc, thì rất nhiều thách thức mới cũng xuất hiện trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Sau 20 năm xây dựng, với hơn 2.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, hệ thống giao thông nước ta đã tạo được bước đột phá chiến lược, vươn tới và khai phá những không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Khai thác đất trái phép và những hệ lụy đau lòng

Khai thác đất trái phép và những hệ lụy đau lòng

Hơn 2 năm qua, hàng chục hecta đất ruộng của người dân ấp Láng Cơm, xã Bình Giang, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang bị bỏ trống không thể dùng để làm nông nghiệp. Nguyên nhân do những đối tượng xấu thời gian trước đây đến dụ dỗ người dân với mục đích mướn và mua đất để canh tác lúa.

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Bằng việc phân tích các thách thức hiện tại trong việc nâng cao kỹ năng, kiến thức của người tham gia giao thông trên cao tốc, VOV Giao thông cùng các đơn vị quản lý các tuyến cao tốc, qua đó giảm thiểu tai nạn giao thông, ứng phó hiệu quả với các tình huống xấu.

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Sau mỗi đợt mưa bão, nhiều xây xanh bị gẫy, đổ nhưng việc cắt gọt, thu dọn hiện trường còn chậm trễ, không kịp thời, ảnh hưởng đến đời sống và đi lại của nhân dân. Hiện nay, sự phân cấp, phân quyền đối với việc thu dọn, cắt tỉa cây xanh sau bão đang được quy định ra sao?Giải pháp nào để khắc phục?

Sốt ruột với các dự án chống ngập

Sốt ruột với các dự án chống ngập

Mùa mưa sắp đến, người dân đang hết sức sốt ruột vì các dự án chống ngập trên địa bàn TP.HCM, trong đó có dự án chống ngập 10.000 tỷ đến nay vẫn chưa thể hoàn thành. Rõ ràng, việc chống ngập là việc quan trọng, cần có quy hoạch và phải ưu tiên bố trí vốn.

Phụ huynh bối rối khi con sắp nghỉ hè

Phụ huynh bối rối khi con sắp nghỉ hè

Sau ngày 31/5 học sinh cả nước bước vào kỳ nghỉ hè, đây cũng là lúc các bậc phụ huynh đau đầu với việc tổ chức một kỳ nghỉ hè bổ ích, an toàn cho con em mình.

// //