Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Để GPLX quá hạn 3 tháng trở lên có thể bị phạt đến 12 triệu đồng

Phóng viên - 20/09/2021 | 15:33 (GTM + 7)

Bộ GTVT vừa trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt. Trong đó, Bộ GTVT đề xuất sửa đổi, bổ sung, tăng mức phạt đối với nhiều hành vi vi phạm.

Phạt 12 triệu đồng nếu để GPLX quá hạn

Trong đó, đáng chú ý tại dự thảo sửa đổi lần này có tăng mức xử phạt đối với hành vi Người có giấy phép lái xe (GPLX) ô tô để quá hạn, được chia thành 2 mức: GPLX quá hạn dưới 3 tháng và quá hạn trên 3 tháng.

Cụ thể, chủ phương tiện có GPLX nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng dưới 3 tháng, có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 – 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô.

Đối với chủ phương tiện có GPLX nhưng đã hết hạn sử dụng từ 3 tháng trở lên, không có GPLX hoặc sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô. (Quy định hiện hành, mức xử phạt GPLX ô tô để quá hạn 6 tháng từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng)

Bên cạnh đó, Dự thảo Nghị định cũng tăng mức xử phạt từ 800.000 – 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh dưới 175cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô không có GPLX hoặc sử dụng giấy phép không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX bị tẩy xóa.

Riêng, đối với người điều khiển xe máy có dung tích xi lanh trên 175cm3 không có GPLX hoặc sử dụng giấy phép hết hạn, có thể bị xử phạt từ 4.000.000 – 5.000.000 đồng. (Quy định hiện hành, mức xử phạt với lỗi vi phạm này là 3.000.000 – 4.000.000 đồng)

Theo Bộ GTVT, việc tăng mức xử phạt lần này nhằm ngăn chặn tình trạng người vi phạm không xuất trình GPLX để chấp nhận nộp phạt thay vì bị tước bằng lái.

Sản xuất biển số trái phép có thể bị phạt đến 70 triệu đồng

Cũng tại Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 100, quy định mức phạt tiền từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng đối với cá nhân và 20.000.000 – 24.000.000 đồng đối với tổ chức nếu có hành vi Bán biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không phải là biển số do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sản xuất hoặc không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. (Quy định hiện hành, mức xử phạt cá nhân là 1.000.000 – 2.000.000 đồng, còn tổ chức là 2.000.000 – 4.000.000 đồng).

Đặc biệt, đối với hành vi Sản xuất biển số trái phép, mức xử phạt cũng tăng lên 30.000.000 – 35.000.000 đồng đối với cá nhân (hiện là 3.000.000 – 5.000.000 đồng) và 60.000.000 – 70.000.000 đồng đối với tổ chức (hiện là 6.000.000 – 10.000.000 đồng).

Ngoài ra, với các hành vi: Điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển (kể cả rơ-moóc và sơmi rơ-moóc); người vi phạm sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng (hiện là 800.000 – 1.000.000 đồng).
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

// //