Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cô gái “tí hon” tỏa sáng nghị lực Việt

Ngọc Hương - 30/10/2022 | 9:52 (GTM + 7)

Với vóc dáng nhỏ bé nhưng đầy nghị lực, nhiều năm qua, chị Phan Bích Ngân, ở quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ đã lặng lẽ lao động và giúp ích cho rất nhiều người khuyết tật cần sự hỗ trợ của cộng đồng.

Khi đứng trước nghịch cảnh, mỗi chúng ta sẽ lựa chọn cách đối diện khác nhau. Có người sẽ luôn bị quan và trói mình trong những suy nghĩ tiêu cực nhưng cũng có người sẽ lấy đó làm động lực để tiếp tục sống tốt, đồng thời giúp đỡ cho những người khác cùng vươn lên.

Với vóc dáng nhỏ bé nhưng đầy nghị lực, nhiều năm qua, chị Phan Bích Ngân, ở quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ đã lặng lẽ lao động và giúp ích cho rất nhiều người khuyết tật cần sự hỗ trợ của cộng đồng.

Vừa qua chị cũng là 1 trong 50 tấm gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu của cả nước vinh dự được Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tuyên dương trong chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2022. 

Phan Bích Ngân (trái) hỗ trợ hội viên Hội Phụ nữ khuyết tật thành phố Cần Thơ các vấn đề về pháp lý. (Ảnh: TTXVN phát)

Phan Bích Ngân (trái) hỗ trợ hội viên Hội Phụ nữ khuyết tật thành phố Cần Thơ các vấn đề về pháp lý. (Ảnh: TTXVN phát)

PV: Xin chào chị Bích Ngân! Hiện nay chị đang công tác ở Hội người Khuyết tật TPCT và thời gian qua đã có nhiều đóng góp cho hoạt động của Hội, chị có thể chia sẻ về quá trình chị gắn bó, đồng hành cùng Hội?­­­

Chị Ngân: Hiện tôi đang là một nhân viên của Hội Người khuyết tật TPCT. Tôi đã làm công việc này từ năm 2017. Từ lúc còn là sinh viên tôi đã biết đến Hội. Lúc đó chúng tôi có một CLB sinh viên khuyết tật trong trường và đã nhận được sự hỗ trợ của Hội như là học bổng…

Từ đó tôi biết được thanh niên khuyết tật hay người khuyết tật có được sự hỗ trợ của Hội là điều rất cần thiết. Lúc đó bản thân tôi rất cảm ơn Hội và mong Hội luôn luôn giúp đõ những người khuyết tật khác giống như vậy.

Từ đó tôi có suy nghĩ muốn góp 1 chút sức lực của mình để hỗ trợ lại có Hội hoặc sau khi có việc làm và thu nhập ổn định, tôi sẽ có khả năng hỗ trợ lại cho Hội. Năm 2018, tôi bắt đầu công việc ở Hội và làm cho đến bây giờ.

PV: Chị từng chia sẻ, trước đây, có giai đoạn chị cũng cảm thấy có chút không tự tin về mình nhưng sau đó chị đã vượt qua, động lực từ đâu để chị làm được điều này ạ?

Chị Ngân: Có một khoảng thời gian tôi cảm thấy rất là không tự tin vì từ nhỏ mình đa có rất nhiều khó khăn nhưng phải đi học. Càng học lớp lớn thì mình thấy càng khó khăn. Trong khi các bạn tự đi bộ hoặc đi xe đạp còn mình thì phụ thuộc vào người khác.

Nhưng mà tôi nhận ra là mọi người đều muốn tạo điều kiện hỗ trợ cho mình từ gia đình, thầy cô và bạn bè. Họ luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi. Tôi cảm thấy rất biết ơn. Chính những điều đó giúp tôi tạo qua khó khăn.      

PV: Vừa qua chị Ngân là 1 trong những cá nhân tiêu biểu được vinh danh tại chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt”. Chị nghĩ sao về danh hiệu này? Chị muốn nhắn nhủ điều gì đến những anh, chị, những bạn đang phải đương đầu với nhiều khó khăn, nghịch cảnh?

Chị Ngân: Thật sự mình rất bất ngờ, mình không ngờ những việc làm bình thường hàng ngày của mình lại tạo cảm hứng cho chương trình. Mình rất là hạnh phúc. Điều này làm cho tôi càng mong muốn được làm nhiều hơn để xứng đáng với danh hiệu này.

Tôi nghĩ mục tiêu của giải thưởng này là lan tỏa những suy nghĩ tích cực để những cố gắng của mình sẽ mang lại động lực cho mọi người, giúp họ tự tin hơn, sống tích cực hơn. Tôi mong mọi người dù trong hoàn cảnh nào cũng đừng bỏ cuộc, hãy suy nghĩ tích cực thì cuộc sống sẽ dễ dàng hơn; thậm chí có thật bại thì cũng hãy xem đó là một bài học quý giá để mình tiếp tục.

PV: Chị đáng ấp ủ những kế hoạch gì cho cá nhân mình cũng như hoạt động của Hội trong tương lai?

Chị Ngân: Trong đơn vị làm việc của tôi ai cũng muốn trao dồi kỹ năng để phục vụ công việc. Tôi cũng vậy, muốn làm điều đó hết sức để hỗ trợ cho công việc của mình và hỗ trợ cho hội viên; học thêm nhiều kiến thức về ngành công tác xã hội và ngôn ngữ ký hiệu để hỗ trợ cho những hội viên cần giao tiếp.

Hiện Hội Người khuyết tật TPCT có nhiều hoạt động để hỗ trợ hội viên với nhiều dạng hỗ trợ khác nhau như người khuyết tật vận động hay khuyết tật nghe nói.

Hội luôn đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ vốn vay, tạo điều kiện để các anh chị hội viên có thể tự lao động kiếm sống, không phụ thuộc vào ai.

Đây là hoạt động chính của Hội với mong muốn người khuyết tật cải thiện kinh tế, nâng cao vị thế của người khuyết tật. Mình cũng muốn nói thêm là, Hội luôn cố gắng tháo cản mọi rào cản để người khuyết tậ hòa nhập xã hội dễ dàng hơn. Đây là một chặng đường dài mà chúng tôi sẽ không làm một mình.

Người khuyết tật sẽ có khả năng làm giống như người không khuyết tật nếu không có rào cản. 

PV: Cảm ơn chị Ngân đã dành thời gian chia sẻ của chương trình. Chúc chị luôn được nhiều sức khỏe để tiếp tục thực hiện những kế hoạch của mình và góp phần vào hoạt động ý nghĩa của Hội.

Phan Bích Ngân (thứ 2 từ phải sang) hỗ trợ giới thiệu việc làm cho hội viên khuyết tật. (Ảnh: TTXVN phát)

Phan Bích Ngân (thứ 2 từ phải sang) hỗ trợ giới thiệu việc làm cho hội viên khuyết tật. (Ảnh: TTXVN phát)

Được trò chuyện, tiếp xúc cùng chị Phan Bích Ngân, ấn tượng ban đầu chị để lại trong chúng tôi là sự cởi mở, nhiệt tình cùng nguồn năng lượng dồi dào mà không phải ai cũng có. Và những điều này lại càng đặc biệt hơn khi người sở hữu là cô gái có thân hình rất nhỏ nhắn.

Không may mắn như những người khác, chị mắc bệnh bẩm sinh, đến hết tiểu học chị chỉ cao 1m25, nặng 38kg và không phát triển thêm cho đến khi trưởng thành. Thể trạng nhỏ nhắn khiến đôi chân đi lại chậm chạp, khó khăn. Nhưng bù lại, chị lại có một nghị lực vươn lên hoàn cảnh mạnh mẽ và luôn khao khát được đến trường.

Trong những năm tháng học tập tại Trường Đại học Cần Thơ, chị đã được tiếp xúc và nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Hội Người khuyết tật TPCT. Điều đó đã thôi thúc chị cố gắng học tập thật tốt để sau khi ra trường có thể bằng nhiều cách hỗ trợ hoạt động của Hội, giúp ích cho những người cùng gặp khó khăn như mình. Nghĩ là quyết tâm làm. Giai đoạn từ năm 2006-2010, chị hoạt động rất tích cực trong CLB sinh viên khuyết tật của Đại học Cần Thơ.

Ngay khi ra trường, chị bắt đầu hành trình tình nguyện vì cộng đồng. Đến năm 2016, dù đứng trước nhiều cơ hội nghề nghiệp nhưng chị vẫn quyết định công tác tại Hội Người khuyết tật TP. Cần Thơ.

Chị Bích Ngân chia sẻ: "Sau này khi Hội đang có nhu cầu tuyển dụng thì tôi được mời đi ứng tuyển. Hỏi tôi là có mong muốn làm việc với Hội không. Tôi cảm thấy mọi người tin tưởng mình, công việc này cũng hợp với mình nên muốn thử trải nghiệm. Và bản thân mình cũng muốn làm việc hỗ trợ cho Hội viên, người khuyết tật, giống như tôi ngày xưa đã từng được Hội hỗ trợ".

Với tâm niệm “người đã giúp mình, giờ mình giúp người”, chị Bích Ngân làm việc hăng say tại Hội người khuyết tật. Chị cùng thành viên trong Hội giới thiệu học bổng cho trẻ em khuyết tật (hoặc con người khuyết tật); vận động xe lăn, xe lắc, dụng cụ chỉnh hình cho người khuyết tật; tìm nguồn vốn giúp họ mưu sinh, khởi nghiệp… Qua đó giúp họ thêm tự tin vào mình và không tự ti, xa cách cộng đồng.

"Hiện tại người khuyết tật rất khó, họ rất ngại bước ra khỏi vùng an toàn của mình, của gia đình đã hỗ trợ. Có thể có một số hội viên rất mạnh mẽ, họ chấp nhận thay đổi để phát triển tích cực hơn. Nhưng cũng có một số anh chị vẫn chưa nhận ra được khả năng của mình, vẫn tự ti và rụt rè. Đó là một công tác cần sự kiên nhẫn để hỗ trợ họ".

Nhiều năm qua, chị Bích Ngân còn đóng vai trò là người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu trong CLB người điếc, đồng hành cùng người khiếm thính đi đến tòa án, bệnh viện, xin việc tại các doanh nghiệp. Đối tượng được giúp đỡ đa phần là người khuyết tật ở TP. Cần Thơ, ngoài ra cũng có người khác tỉnh liên hệ bày tỏ những nỗi niềm.

Phan Bích Ngân (thứ 2 từ phải sang) nhận được nhiều giải thưởng từ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Cần Thơ. (Ảnh: TTXVN phát)

Phan Bích Ngân (thứ 2 từ phải sang) nhận được nhiều giải thưởng từ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Cần Thơ. (Ảnh: TTXVN phát)

Anh Trần Việt Tuấn, Phó Bí thư Thành đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam TP. Cần Thơ nhận định, chị Bích Ngân hiện là chủ nhiệm lâm thời CLB Thanh niên khuyết tật TP. Cần Thơ. Hàng năm, chị đưa ra những hoạt động bổ ích hỗ trợ các bạn trẻ kém may mắn có điều kiện được vui chơi, sinh hoạt, giao lưu với nhau. Chị cũng tích cực vận động các bạn trẻ khuyết tật vào CLB Thanh niên khuyết tật và vào Hội người khuyết tật; phối hợp tổ chức các chương trình hỗ trợ gia cảnh vào những dịp lễ, tết:

"Chị Bích Ngân là một tấm gương thanh niên khuyết tật. Trong cuộc sống chị nỗ lực vươn lên, vượt qua khó khăn, khiếm khuyết của mình để có những thành công trong cuộc sống. Bên cạnh đó chị cũng giúp đỡ cho những thành viên khuyết tật khác. Chị là chủ nhiệm Câu lạc bộ Thanh niên khuyết tật trực thuộc Hội LHTN Việt Nam TPCT".

Ngoài được công nhận danh hiệu cao quý của chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2022, với sự cống hiến, nỗ lực không ngừng, những năm qua, chị Phan Bích Ngân còn nhận được nhiều khen thưởng từ Hội Người người khuyết tật TP. Cần Thơ; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. Cần Thơ; Hội Liên hiệp phụ nữ TP. Cần Thơ. Mỗi một lần được vinh danh là một lần chị thêm động lực để cống hiến hết mình cho cộng đồng.

"Nhìn chung trong công việc Ngân khá là linh động chuyện phải tìm cách giải quyết vấn đề. Với hội viên thì Ngân rất mềm mỏng, khi hội viên cần liên hệ với Ngân hoặc liên hệ với Hội trong một số công việc thì Ngân cũng hỗ trợ nhiệt tình, rồi tận tình chỉ dẫn cách thức để làm như thế nào".

"Trong thời gian qua chị đã có nhiều sáng kiến, nhiều hoạt động để hỗ trợ, động viên những thanh niên khuyết tật nói riêng và người khuyết tật nói chung trên địa bàn thành phố. Qua đó giúp cho những người khuyết tật có thêm động lực và niềm tin vượt qua những khó khăn hiện tại trong cuộc sống của mình".

Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.

// //