Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bộ GTVT yêu cầu sửa xong mặt cầu Thăng Long trong tháng 9/2020

Phóng viên - 06/04/2020 | 13:32 (GTM + 7)

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung sửa chữa cầu Thăng Long để hoàn thành trong tháng 9/2020, đưa vào khai thác đồng bộ với dự án đường vành đai III đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long (Hà Nội).

Các đơn vị liên quan tập trung sửa chữa cầu Thăng Long để hoàn thành trong tháng 9/2020 (Ảnh: baogiaothong)
Các đơn vị liên quan tập trung sửa chữa cầu Thăng Long để hoàn thành trong tháng 9/2020 (Ảnh: baogiaothong)

Để đảm bảo tiến độ trên, Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Vụ Khoa học - công nghệ, Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và các cơ quan liên quan đẩy nhanh việc thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo chất lượng, tiến độ.

Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị lựa chọn giải pháp kỹ thuật, công nghệ; lập, thẩm định, phê duyệt dự án theo thẩm quyền; đồng thời, xây dựng kế hoạch chi tiết, tổ chức triển khai dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long đảm bảo yêu cầu về tiến độ, chất lượng và tuổi thọ công trình; trong đó, cần lưu ý tăng cường giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động cho người và phương tiện lưu thông trong khu vực thi công.

Bộ cũng giao Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông tham mưu, phê duyệt kế hoạch sửa chữa mặt cầu Thăng Long bằng nguồn vốn quỹ bảo trì đường bộ theo đúng quy định pháp luật; theo dõi, dôn đốc Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các cơ quan liên quan triển khai sửa chữa đảm bảo tiến độ yêu cầu.

"Vụ trưởng Vụ Khoa học - công nghệ tham gia với tư cách chuyên gia về các nội dung liên quan đến công nghệ, giải pháp kỹ thuật sửa chữa cầu Thăng Long đảm bảo chất lượng khai thác ổn định, lâu dài", Bộ GTVT chỉ đạo.

Dù đã trải quan nhiều đợt sửa chữa, những vết rạn nứt vẫn xuất hiện trên mặt cầu Thăng Long (Ảnh: TTXVN)
Dù đã trải quan nhiều đợt sửa chữa, những vết rạn nứt vẫn xuất hiện trên mặt cầu Thăng Long (Ảnh: TTXVN)

Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, mặt cầu Thăng Long đã qua 2 đợt sửa chữa lớn vào năm 2009 và các năm từ 2012 - 2014. Tuy nhiên, đến thời điểm này mặt cầu Thăng Long lại bị hư hỏng nặng,

Cụ thể, năm 2009, mặt cầu Thăng Long được sửa chữa tổng thể toàn bộ mặt cầu (kết cấu lớp phủ mặt cầu tính từ dưới lên). Sau một thời gian khai thác, lớp bê tông nhựa SMA bị hư hỏng, trượt, xô dồn nứt dẫn đến lớp bê tông nhựa mặt cầu nhanh bị phá hỏng.

Trong  đợt 2, Bộ Giao thông Vận tải thi công sửa chữa, khắc phục hư hỏng lớp bê tông nhựa mặt cầu Thăng Long bằng máy rải chuyên dụng của hãng HallBrother (Mỹ), sử dụng vật liệu dính bám nhũ tương nhựa đường polyme và bê tông nhựa polyme.

Bộ GTVT cho biết, cầu Thăng Long đang được chia nhỏ ra từng hạng mục để 3 đơn vị cùng quản lý gồm: Công ty cổ phần Đường sắt Hà Thái quản lý toàn bộ kết cấu cầu, dàn thép, khe co dãn mặt cầu tầng hai, hệ thống chiếu sáng trên cầu.
Cục Quản lý đường bộ I – Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý phần mặt đường ô tô trên 5 liên dàn thép của cầu chính.

Sở GTVT Hà Nội quản lý phần mặt đường dẫn hai bên đầu cầu và phần đường bộ hành công vụ, hệ thống lan can.

Mặt đường bộ tầng 2 cầu Thăng Long có tổng chiều dài khoảng 3.116m. Phần cầu chính dài 1.688m. Bề rộng mặt cầu 20,5m gồm 4 làn xe cơ giới rộng 16,5m, hai bên là phần đường bộ hành công vụ mỗi bên rộng 2,0m. 

Phần cầu dẫn bê tông cốt thép có tổng chiều dài 1.428m; bề mặt rộng 16,5m. Mặt đường bê tông nhựa được tổ chức xe lưu thông hai chiều không dải phân cách giữa, gồm 4 làn xe./.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Năm 2024 được xem là năm bùng nổ của hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam, với hàng nghìn km đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Bên cạnh hiệu quả và lợi ích của việc phát triển hệ thống đường cao tốc, thì rất nhiều thách thức mới cũng xuất hiện trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Sau 20 năm xây dựng, với hơn 2.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, hệ thống giao thông nước ta đã tạo được bước đột phá chiến lược, vươn tới và khai phá những không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Bằng việc phân tích các thách thức hiện tại trong việc nâng cao kỹ năng, kiến thức của người tham gia giao thông trên cao tốc, VOV Giao thông cùng các đơn vị quản lý các tuyến cao tốc, qua đó giảm thiểu tai nạn giao thông, ứng phó hiệu quả với các tình huống xấu.

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM hiện có khoảng 120 tuyến xe buýt công cộng trong đó có 90 tuyến được trợ giá. Hoạt động của hệ thống xe buýt công cộng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân bởi nhiều vướng mắc chưa được giải quyết trong đó có tình trạng ùn tắc do triều cường, mưa ngập.

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Sau mỗi đợt mưa bão, nhiều xây xanh bị gẫy, đổ nhưng việc cắt gọt, thu dọn hiện trường còn chậm trễ, không kịp thời, ảnh hưởng đến đời sống và đi lại của nhân dân. Hiện nay, sự phân cấp, phân quyền đối với việc thu dọn, cắt tỉa cây xanh sau bão đang được quy định ra sao?Giải pháp nào để khắc phục?

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Thông tin về việc hãng dược AstraZeneca của Anh và Thụy Điển lần đầu tiên thừa nhận vắc xin COVID-19 của họ có thể gây tác dụng phụ như " hiện tượng rối loạn máu đông" khiến nhiều người đã từng tiêm vắc xin này khá lo lắng.

Thiệt đơn, thiệt kép khi công ty chậm hoặc không đóng bảo hiểm

Thiệt đơn, thiệt kép khi công ty chậm hoặc không đóng bảo hiểm

Trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, cùng với đó, ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao trong việc tuân thủ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

// //