Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bệnh viện chuyển công năng, F0 dáo dác tìm nơi chạy thận

Phóng viên - 18/12/2021 | 8:22 (GTM + 7)

Những người mắc suy thận mạn tính bấu víu vào cuộc sống nhờ chạy thận lọc máu hàng tuần. Nếu chẳng may dính thêm COVID, họ coi như bước một chân vào cửa tử. Và khi các bệnh viện phải dồn lực chống dịch, họ buộc phải “sơ tán” đến nhiều nơi để duy trì sự số

Bệnh nhân chạy thận tại Bệnh viện Trưng Vương TP.HCM (Ảnh: Bệnh nhân cung cấp)
Ảnh: Phan Nhơn

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Căn phòng chạy thận ở một bệnh viện quận 11, TP.HCM vẫn hoạt động hết công suất, dù những tháng ngày căng thẳng nhất đã tạm qua.

Hơn 5 tháng ròng, 3 bác sĩ chính, 11 điều dưỡng phải chạy thận cho hơn 60 F0 cùng hàng chục bệnh nhân thường. Vỏn vẹn 9 máy lọc thận, 2 máy đi mượn, mỗi ngày chạy 5 ca, từ 5 giờ sáng ngày này đến tận 1 giờ sáng hôm sau.

Ảnh: Phan Nhơn

Bác sĩ Phan Chí Thịnh, Phụ trách Khoa Nội thận -Thận Nhân Tạo, BV Quận 11 vẫn không thể quên quãng thời gian căng thẳng hồi tháng 7 tháng 8. Lúc đó, nhiều bệnh viện trên địa bàn thành phố bị phong tỏa hoặc phải chuyển đổi công năng, bệnh nhân chạy thận phải tự tìm đường để lọc máu. Nhiều bệnh viện tư đóng cửa đơn vị chạy thận, khiến người bệnh bơ vơ.

Bác sĩ Thịnh chia sẻ: “Thường trong dịch bệnh, bệnh nhân chết do không chạy thận chứ không phải chết do Covid. Bệnh nhân đi lòng vòng, nếu phát hiện bệnh nhân F0 chạy thận liền, hoặc liên hệ bệnh viện khác có chạy thận chuyển đi liền. Việc điều trị liên tục liên tục, kịp thời... Có những tuần tăng đến 10 ca F0, viện chỉ 1 cái máy dành riêng cho F0, 9 máy lọc thận cho bệnh nhân thường. Xoay xoay cố duy trì kéo sống sót qua được mùa dịch…” 

Bác sĩ Nguyễn Thuỵ Trâm Anh nhớ lại:“Tình hình lúc đó rất căng thẳng. Tâm lý trong đây bệnh nhân rất sợ. Hôm nay mình chạy (lọc máu) rồi ngày hôm sau người kế bên không còn chạy nữa. Có thể người đó chuyển viện vì Covid, hai là người đó tử vong. Những người mới càng lo lắng hơn. Nhân viên thì lo lắng lây nhiễm chéo..."

Đã có 14 trong số 62 F0 chạy thận ở  bệnh viện Quận 11 đã không qua khỏi.

Được trở lại chốn quen thuộc, nằm trên giường bệnh, bà Nguyễn Thị Kim Chi (71 tuổi) vẫn cảm thấy thật khó tin khi mình vượt qua thời gian cam go nhất. “Thấy mừng chớ, bao nhiêu người ở kế bên cùng tuổi bác mà ra đi mà bác còn thì mừng lắm. Ở xóm ai cũng tưởng bác chết rồi…”

Ảnh: Phan Nhơn

Hai năm, căn bệnh suy thận mạn bào mòn nhiệt huyết của chị Trần Thị Kim Thương (38 tuổi, quê Ba Tri, Bến Tre). Có lúc, chị tưởng buông xuôi cho số phận khi trở thành F0.

Nhưng may mắn qua khỏi, được trở về cùng người thân, giờ ước ao lớn nhất của chị là được đăng ký ghép thận để duy trì sự sống, cùng chồng nuôi dạy 3 đứa con thơ:

 “Nghĩ trong lòng số trời tới đâu hay tới đó.  Mình không cho người nhà biết sợ ba má lo. Mình cũng ráng vượt qua, giữ tinh thần không để suy sụp làm bệnh tình xấu thêm...”

Cuộc sống của bệnh nhân thận mạn tính phục thuộc vào vòng quay lọc máu 3 lần/tuần.

Bà Chi hay chị Thương chỉ là số ít những người may mắn tìm được nơi bấu víu để duy trì chạy thận. Vẫn còn không ít các bệnh nhân mắc thận mạn tính đang dáo dác, hoang mang tìm nơi điều trị, bệnh cảnh trầm trọng thêm, thậm chí tử vong khi quá trình chạy thận bị gián đoạn.

Hơn lúc nào hết, họ mong mỏi được quan tâm để có nơi thăm khám, chữa trị ổn định, để níu giữ lấy sự sống quý giá dù trong cảnh gieo neo.

Tags:
Ý kiến của bạn
Những người trẻ tiếp nước, “giải khát” cho miền Tây hạn mặn

Những người trẻ tiếp nước, “giải khát” cho miền Tây hạn mặn

Khoảng hơn 2 tháng trở lại đây, các tỉnh miền Tây Nam Bộ xuất hiện nhiều đợt xâm nhập mặn vào sâu nội đồng cùng các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, hệ thống sông Tiền, sông Hậu.

Mở đường Láng rộng gấp đôi, cần phải làm gì?

Mở đường Láng rộng gấp đôi, cần phải làm gì?

Mới đây Sở GTVT Hà Nội có báo cáo UBND thành phố việc triển khai lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy (đường Láng), với tổng đầu tư trên 21.000 tỷ đồng.

Garage tư nhân “mọc” trên vỉa hè

Garage tư nhân “mọc” trên vỉa hè

Những ngày hè tháng Năm này, hoa bằng lăng tím trổ bông dọc theo dòng Kim Ngưu khiến các cung đường phía Nam Hà Nội như duyên dáng hơn. Tuy nhiên, chút chất thơ đó không khỏa lấp được những bất cập trên vỉa hè khu vực này, khi người đi bộ thực sự bối rối với những chướng ngại vật không ngờ tới.

Quà chiều trên phố

Quà chiều trên phố

Cao điểm chiều, đó là thời điểm nhộn nhịp nhất của phố xá, khi dân công sở tan làm, học sinh sinh viên tan học, dòng người ngược xuôi trên phố trong sự sốt ruột, mau chóng để sớm trở về nhà sau một ngày lao động.

Giao thông thông minh, cách tiếp cận để thúc đẩy giao thông bền vững

Giao thông thông minh, cách tiếp cận để thúc đẩy giao thông bền vững

Để giải quyết những thách thức trong sự gia tăng nhanh chóng số lượng phương tiện cá nhân sử dụng nhiên liệu hoá thạch, giao thông công cộng chậm phát triển, các thành phố đứng trước cơ hội rất lớn trong cách tiếp cận giải quyết vấn đề hướng tới giao thông bền vững và bảo vệ môi trường.

Tăng cường xử lý, vi phạm nồng độ cồn giảm mạnh

Tăng cường xử lý, vi phạm nồng độ cồn giảm mạnh

Thời gian qua, Công an TP. Hà Nội đã triển khai nhiều phương án, huy động các lực lượng phối hợp lập nhiều chốt, thành lập các tổ tuần lưu kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. nồng độ cồn.

Nỗi niềm những tài xế giao đồ ăn

Nỗi niềm những tài xế giao đồ ăn

Kể từ đại dịch COVID-19, thị trường giao đồ ăn tại Trung Quốc bùng nổ và tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, những tài xế của các nền tảng giao đồ ăn tại quốc gia tỷ dân này đang phải làm việc trong điều kiện lao động khắc nghiệt, với thời gian làm việc kéo dài nhưng thu nhập lại thấp.

// //