Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bão số 9 chỉ còn cách Vũng Tàu 20km, tiểu thương vẫn bám chợ

Phóng viên - 25/11/2018 | 8:45 (GTM + 7)

Bão số 9, lúc 7h sáng nay (25/11), chỉ còn cách Vũng Tàu khoảng 20km, cách Bến Tre 95km.

>>>Bão số 9: Vẫn còn nhiều người dân chủ quan buôn bán, các tỉnh phía Nam tập trung lực lượng ứng phó

>>>Cuộc sống người dân nơi trú bão số 9

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có 2 tàu cá trên biển bị mất liên lạc, 1 người ở huyện Cần Giờ (TP.HCM) rơi xuống biển mất tích.

Theo thông tin mới nhất, vị trí tâm bão (07 giờ ngày 25/11): Khoảng 10,20N; 107,40E, cách Vũng Tàu khoảng 30km, cách Bến Tre 95km.Sức gió mạnh nhất: cấp 9 (75-90km/h), giật cấp 12. Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 5Km/h, hướng đến Vũng Tàu-Bến Tre.  

Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ (TP.HCM) chia sẻ với Kênh VOV Giao thông về tình trạng mưa bão tại huyện Cần Giờ.

TẠI TP.HCM: Sáng nay (25/11), tại huyện Cần Giờ, mưa lớn, cộng gió mạnh. Trên các tuyến phố của huyện chỉ một vài bóng người qua lại. Chỉ có các tuyến xe buýt đang hoạt động, trên xe cũng thưa thớt người. Nhà cửa của người dân ở khu vực trung tâm huyện cũng nhưng ven biển được chằng chống khá cẩn thận.

Theo quan sát, tại khu vực ven biển, hàng quán hầu hết đóng cửa, tàu thuyền được neo đậu an toàn ở khu vực ven bờ. Mưa tại khu vực Cần Giờ, đặc biệt là khu vực ven biển càng lúc càng nặng hạt, gió rít mạnh. Hoạt động sôi động nhất ở huyện hiện nay là ở chợ Cần Giờ.

Các tiểu thương vẫn giao dịch bình thường, trưng hàng hóa bán dù lượng người mua không đáng kể. Tuy nhiên theo phản ánh của các tiểu thương, hoạt động này ít hơn so với thường ngày. Việc mưa gió như hiện nay, theo họ vẫn chưa đến mức đáng sợ.

Phóng viên Kênh VOV Giao thông có mặt tại chợ Cần Giờ.
 
 

Nhiều người đã nắm được thông tin bão số 9 nhưng vì chưa thấy nguy hiểm nên chưa di dời và còn rất nhiều đồ nên phải trông giữ.

 

Bộ tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh sẵn sàng tăng cường quân số của 24 quận huyện thuộc quyền về huyện Cần Giờ hỗ trợ nếu cần.

TẠI ĐỒNG THÁP: Ông Khương Lê Bình - Giám đốc Đài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh, từ 06 giờ đến 10 giờ ngày 25/11 là lúc cao điểm của bão tác động đến địa bàn Đồng Tháp, nguy cơ mưa to và xảy ra giông lốc, nhất là khu vực phía Nam của tỉnh. Sức gió mạnh cấp 4, cấp 5, giật cấp 6, cấp 7. Đến ngày 26/11 thời tiết vẫn còn xấu, có mưa và giông rải rác.

Trước hướng đi của bão nêu trên, ông Nguyễn Văn Công - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị người dân hạn chế đi ra khỏi nhà, nơi đồng trống sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt là khai thác thuỷ sản, hoạt động tại các bến đò ngang v.v..

Để giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Nguyễn Thanh Hùng yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tuyệt đối không chủ quan, mặc dù bão số 9 khi đến Đồng Tháp có khả năng chuyển thành áp thấp nhiệt đới cũng phải tập trung theo dõi chặt chẽ về diễn biến bão số 9 để kịp thời tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, bảo vệ tính mạng con người là ưu tiên hàng đầu.

Ông Nguyễn Thanh Hùng yêu cầu các địa phương rà soát lại các khu vực sạt lở xung yếu để di dời người dân đến nơi an toàn; trong ngày 25/11, Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo xã, phường, thị trấn dừng hẳn các hoạt động ngoài trời có sự tham gia của học sinh.

Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các địa phương chủ động để bảo vệ sản xuất, chống ngập úng và bảo vệ bè cá trên sông; tăng cường kiểm tra, đảm bảo an giao thông đường thủy, nếu tình hình diễn biến phức tạp cần tạm ngưng hoạt động tại các bến khách ngang sông.

Tất cả thành viên Ban Chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp giữ thông tin xuyên suốt, duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ để sẵn sàng ứng cứu khi có sự cố - Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh nhấn mạnh.

TẠI SÓC TRĂNG: ông Lương Minh Quyết, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng cũng cho biết địa phương chưa tổ chức sơ tán dân. Tuy nhiên, nếu bão chuyển hướng bất ngờ và Sóc Trăng ảnh hưởng bão số 9 thì tỉnh này sẽ sơ tán hàng chục nghìn người dân ở các huyện Cù Lao Dung, Trần Đề, Long Phú và thị xã Vĩnh Châu.

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó phòng Kinh tế thị xã Vĩnh Châu cho biết địa phương ven biển này trời âm u từ sáng đến chiều, có lúc mưa rào nhẹ. Hiện, cán bộ phòng chống bão đã trực tiếp đến các xã, phường để kiểm tra tình hình phòng chống bão.

Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thị xã Vĩnh Châu đã chỉ đạo cho các xã, phường kết hợp cùng các Đồn Biên phòng Vĩnh Hải, Vĩnh Châu, Lai Hòa thông báo cho chủ phương tiện tàu thuyền biết về diễn biến của bão số 9 để chủ động các phương án tránh, trú phù hợp. Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các phương án sơ tán dân, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản đối với các hoạt động trên biển...

Do dông lốc có thể xảy ra nên người dân và cơ quan chức năng ở huyện, thị ven biển phải chằng chống, gia cố nhà cửa, trụ sở, bệnh viện, trường học, các công trình công cộng. Sẵn sàng lực lượng phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Hiện, Sóc Trăng còn 224 phương tiện đánh bắt thủy sản ngoài khơi với 1.401 thuyền viên. Trong đó tàu xa bờ là 189 chiếc (1.315 thuyền viên) và gần bờ có 35 chiếc (86 thuyền viên). Cơ quan chức năng ở tỉnh này đã kêu gọi các tàu khẩn trương vào bờ, tìm nơi tránh, trú bão.

Đối với tàu thuyền đang neo đậu trong bờ đã nhận được lệnh cấm ra khơi.

TẠI TRÀ VINH: Theo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Trà Vinh, cho đến trưa nay, phần lớn số tàu đánh bắt của tỉnh đã vào nơi neo đậu an toàn. Riêng 42 tàu đánh bắt xa bờ với hơn 200 ngư dân đang hoạt động khu vực Tây Nam Trường Sa đã nhận được lệnh và đang di chuyển xuống phía Nam, tránh xa khu vực ảnh hưởng của bão số 9.

Toàn tỉnh Trà Vinh có hơn 1.200 tàu cá và gần 5.000 thuyền viên. Hiện lực lượng Biên phòng đang theo dõi chặt chẽ các bản tin, thông tin kịp thời đến tất cả chủ phương tiện đang hoạt động trên biển và neo đậu tại bến được biết, để chủ động ứng phó.

Những con sóng cao đang đập vào Phú Quý - Ảnh: Người Lao Động

Bão số 9 (USAGI) đổ bộ sẽ gây ngập lụt tại TP HCM, lốc xoáy ở toàn bộ khu vực Nam Bộ.

Theo thông tin từ Trung tâm Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hồi 04 giờ ngày 25/11, vị trí tâm bão số 9 (USAGI) ở vào khoảng 10,1 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, cách Vũng Tàu khoảng 60km, cách Bến Tre 110km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 13. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 100km, bán kính gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 khoảng 50km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão số 9 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc mỗi giờ đi được 5-10km, đi vào đất liền các tỉnh từ Nam Bình Thuận đến Bến Tre với cường độ mạnh cấp 8, giật cấp 11-12; sau đó đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Đến 16 giờ ngày 25/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 10,8 độ Vĩ Bắc; 106,3 độ Kinh Đông, ngay trên đất liền các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km và sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực đất liền Campuchia.

Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Cảnh báo ngập lụt diện rộng tại TP.HCM (Ảnh minh họa).

Cảnh bảo nguy cơ ngập lụt diện rộng

Thành phố Hồ Chí Minh: Ngày và đêm nay (25/11) có mưa rất to (100-200mm) và có khả năng xảy ra lốc xoáy. Nguy cơ rất cao mưa lớn kết hợp triều cường gây ngập lụt diện rộng.

Cảnh báo gió mạnh trên biển: Do ảnh hưởng của bão số 9, ở vùng biển từ Nam Bình Thuận đến Bến Tre có gió mạnh cấp 6-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12-13. Biển động rất mạnh. Sóng trên biển vùng gần tâm bão cao 5-7m, vùng gần bờ cao 2-4m.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ở Vịnh Bắc Bộ gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 8; biển động.

Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: Trên đất liền các tỉnh từ Nam Bình Thuận đến Bến Tre có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; riêng vùng ven biển Nam Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Vùng ven biển các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Sâu trong đất liền các tỉnh Đông Nam Bộ có gió giật mạnh, lốc xoáy trên toàn bộ khu vực Nam Bộ.

Cảnh báo mưa lớn

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9, ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, khu vực Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 250mm; khu vực Bắc Tây Nguyên và Tây Nam Bộ có mưa to 50-100mm.

Từ đêm nay (25/11) đến đêm 27/11, do ảnh hưởng hoàn lưu sau bão kết hợp với không khí lạnh từ phía Bắc tăng cường nên mưa to đến rất to mở rộng ra các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa, lượng mưa phổ biến: các tỉnh Quảng Trị, Khánh Hòa (50-80mm/ngày); ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Phú Yên (80-150mm/ngày); ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định (100-200mm/ngày).

Cảnh báo lũ

Từ nay đến 28/11, trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Thuận, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên xuất hiện một đợt lũ. Đỉnh lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Thuận phổ biến ở mức BĐ2-BĐ3 và trên BĐ3; các sông ở khu vực Tây Nguyên ở mức BĐ1-BĐ2 và trên BĐ2. Nguy cơ cao xảy ra lũ lớn cục bộ, lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, đô thị tại các tỉnh trên.

Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 2-3.

Tags:
Ý kiến của bạn
Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Năm 2024 được xem là năm bùng nổ của hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam, với hàng nghìn km đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Bên cạnh hiệu quả và lợi ích của việc phát triển hệ thống đường cao tốc, thì rất nhiều thách thức mới cũng xuất hiện trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Sau 20 năm xây dựng, với hơn 2.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, hệ thống giao thông nước ta đã tạo được bước đột phá chiến lược, vươn tới và khai phá những không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Bằng việc phân tích các thách thức hiện tại trong việc nâng cao kỹ năng, kiến thức của người tham gia giao thông trên cao tốc, VOV Giao thông cùng các đơn vị quản lý các tuyến cao tốc, qua đó giảm thiểu tai nạn giao thông, ứng phó hiệu quả với các tình huống xấu.

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM hiện có khoảng 120 tuyến xe buýt công cộng trong đó có 90 tuyến được trợ giá. Hoạt động của hệ thống xe buýt công cộng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân bởi nhiều vướng mắc chưa được giải quyết trong đó có tình trạng ùn tắc do triều cường, mưa ngập.

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Sau mỗi đợt mưa bão, nhiều xây xanh bị gẫy, đổ nhưng việc cắt gọt, thu dọn hiện trường còn chậm trễ, không kịp thời, ảnh hưởng đến đời sống và đi lại của nhân dân. Hiện nay, sự phân cấp, phân quyền đối với việc thu dọn, cắt tỉa cây xanh sau bão đang được quy định ra sao?Giải pháp nào để khắc phục?

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Thông tin về việc hãng dược AstraZeneca của Anh và Thụy Điển lần đầu tiên thừa nhận vắc xin COVID-19 của họ có thể gây tác dụng phụ như " hiện tượng rối loạn máu đông" khiến nhiều người đã từng tiêm vắc xin này khá lo lắng.

Thiệt đơn, thiệt kép khi công ty chậm hoặc không đóng bảo hiểm

Thiệt đơn, thiệt kép khi công ty chậm hoặc không đóng bảo hiểm

Trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, cùng với đó, ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao trong việc tuân thủ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

// //