Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bạo hành trẻ em: Trách nhiệm không của riêng ai

Phóng viên - 04/12/2020 | 14:31 (GTM + 7)

Hầu hết các vụ việc có thể đã được ngăn chặn kịp thời, nếu chúng ta cùng lên tiếng. Bởi bảo vệ trẻ em không phải trách nhiệm của riêng ai.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Bảo vệ trẻ em không phải trách nhiệm của riêng ai - Ảnh minh họa
Bảo vệ trẻ em không phải trách nhiệm của riêng ai - Ảnh minh họa

Khi phiên tòa xét xử vụ án mẹ đẻ và bố dượng bạo hành con gái 3 tuổi tử vong ở Hà Nội chưa kịp lắng xuống, thì tiếp tục diễn ra vụ việc cậu bé 15 tuổi ở Bắc Ninh thường xuyên bị bà chủ quán đánh đập dã man phải bỏ trốn.

Theo ghi nhận của phóng viên, vụ việc được hàng xóm nghi ngờ nhưng không ai để ý và trình báo cơ quan chức năng. Hầu hết các vụ việc có thể đã được ngăn chặn kịp thời, nếu chúng ta cùng lên tiếng. Bởi bảo vệ trẻ em không phải trách nhiệm của riêng ai.

Vụ việc cậu bé 15 tuổi bị bạo hành dã man tại tỉnh Bắc Ninh đã và đang gây phẫn nộ trong dư luận. Liên tiếp trong vòng một tháng làm thuê tại quán bánh xèo, cậu bé bị chủ quán đánh đập gây thương tích, phải nằm điều trị tại Trung tâm y tế huyện Yên Phong.

“Xót xa những ngày đầu báo đăng, không dám click vào đọc. Vượt quá sức chịu đựng của mình khi nhìn vết thương”.
“Bức xúc, không nghĩ người ta đối xử với em bé như vậy. Mong cơ quan pháp luật vào cuộc làm rõ”.
"Bức xúc không làm ta vô can", tựa đề cuốn sách của Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang có lẽ thích hợp dùng trong trường hợp này.

Liệu chúng ta có sẵn sàng lên tiếng khi chứng kiến trẻ em bị bạo hành hay chỉ đứng từ xa thấy buồn bã cho một số phận?
Những người hàng xóm ngay liền kề thường xuyên chứng kiến chủ quán chửi mắng nhân viên, thấy nhân viên bị đánh đập, nửa đêm phải bắt xe ôm bỏ đi nhưng không ai lên tiếng.

Câu chuyện tương tự được báo chí nhắc đến vào tháng 9 vừa qua. Người dân ở khu phố Tân Lập, huyện Từ Sơn đã né tránh khi được hỏi "Vì sao không tố cáo người đàn ông hành hung con gái 6 tuổi đến gãy tay?"

Bà Lê Quỳnh Lan đại diện Tổ chức Plan International Việt Nam nêu những lý do của sự im lặng: “Chỉ khi vụ việc được báo chí vào cuộc hoặc hậu quả nghiêm trọng thì mới phát hiện và chúng ta thường giải quyết hậu quả. Mọi người thờ ơ khi chấp nhận hành vi bạo lực, cho rằng người lớn có quyền đánh đập trẻ em khi mắc lỗi. Cái đó là ngộ nhận của người biết mà không tố cáo. Tâm lý e ngại, sợ bị trả thù nên thường thờ ơ, bỏ qua không nghĩ đó là việc của mình. Mọi người thiếu cả về nhận thức pháp luật. Khi mọi người bỏ qua nghĩa là đã tiếp tay cho hành vi bạo lực và có thể bị xử lý pháp luật”.

Nếu chỉ trông chờ sự vào cuộc của cơ quan chức năng, chúng ta chỉ có thể giải quyết hậu quả chứ không thể phòng ngừa nạn bạo hành trẻ em xảy ra.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em cho rằng, phải làm tốt công tác phòng ngừa bằng việc tuyên truyền đến các hộ gia đình, các chủ sở hữu doanh nghiệp, các cơ sở dịch vụ… Làm sao để cho mọi người dân khi chứng kiến hoặc nghi ngờ bất kỳ một hành vi xâm hại trẻ em, bóc lột thế nào thì ngay lập tức báo cho các cơ quan chức năng: “Chúng tôi kêu gọi sự tham gia của các cơ quan báo chí để truyền thông cho người dân hiểu rằng trách nhiệm quy định trong Luật trẻ em khi ta chứng kiến, nghi ngờ bất kỳ hành vi xâm hại, bóc lột trẻ em nào thì phải báo cho cơ quan chức năng: công an xã, chính quyền xã hoặc đơn giản nhất là gọi cho tổng đài 111. Ngay lập tức mọi việc sẽ được kết nối, được xử lý”.

Bác sĩ Nguyễn Trọng An, Phó giám đốc trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng kiến nghị, để giải quyết rốt ráo câu chuyện phòng ngừa bạo hành trẻ em, cần hình thành dịch vụ bảo vệ trẻ em chuyên nghiệp. Bên cạnh đó phải có sự ủng hộ tham gia của cộng đồng và của mạng lưới dịch vụ công, nhân viên rải khắp, giúp thu thập thông tin tốt hơn: “Việc cần làm ngay là chúng ta phải thực hiện đúng Luật trẻ em năm 2016. Điều khoản đầu tiên của chương Bảo vệ trẻ em là phải kiện toàn mạng lưới bảo vệ trẻ em 3 cấp độ, ưu tiên cấp độ phòng ngừa. Muốn có cấp độ này cần có đội ngũ cán bộ công tác xã hội bảo vệ trẻ em ở cộng đồng có đào tạo”.

Bảo vệ trẻ em là trách nhiệm không của riêng ai. Im lặng khi chứng kiến trẻ bị bạo hành chắc chắn là tiếp tay cho tội ác. Chúng ta thấy sai mà không lên tiếng, một ngày nào đó biết đâu bạn cũng sẽ nhận lại sự im lặng đáng sợ từ người xung quanh.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây:

Tags:
Ý kiến của bạn
Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Năm 2024 được xem là năm bùng nổ của hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam, với hàng nghìn km đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Bên cạnh hiệu quả và lợi ích của việc phát triển hệ thống đường cao tốc, thì rất nhiều thách thức mới cũng xuất hiện trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Sau 20 năm xây dựng, với hơn 2.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, hệ thống giao thông nước ta đã tạo được bước đột phá chiến lược, vươn tới và khai phá những không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Bằng việc phân tích các thách thức hiện tại trong việc nâng cao kỹ năng, kiến thức của người tham gia giao thông trên cao tốc, VOV Giao thông cùng các đơn vị quản lý các tuyến cao tốc, qua đó giảm thiểu tai nạn giao thông, ứng phó hiệu quả với các tình huống xấu.

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Sau mỗi đợt mưa bão, nhiều xây xanh bị gẫy, đổ nhưng việc cắt gọt, thu dọn hiện trường còn chậm trễ, không kịp thời, ảnh hưởng đến đời sống và đi lại của nhân dân. Hiện nay, sự phân cấp, phân quyền đối với việc thu dọn, cắt tỉa cây xanh sau bão đang được quy định ra sao?Giải pháp nào để khắc phục?

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM hiện có khoảng 120 tuyến xe buýt công cộng trong đó có 90 tuyến được trợ giá. Hoạt động của hệ thống xe buýt công cộng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân bởi nhiều vướng mắc chưa được giải quyết trong đó có tình trạng ùn tắc do triều cường, mưa ngập.

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Thông tin về việc hãng dược AstraZeneca của Anh và Thụy Điển lần đầu tiên thừa nhận vắc xin COVID-19 của họ có thể gây tác dụng phụ như " hiện tượng rối loạn máu đông" khiến nhiều người đã từng tiêm vắc xin này khá lo lắng.

Kiên Giang: Nhiều cơ sở chế biến bột cá gây ô nhiễm nghiêm trọng

Kiên Giang: Nhiều cơ sở chế biến bột cá gây ô nhiễm nghiêm trọng

Hàng chục năm qua người dân sống tại ấp An Bình, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang đoạn dưới dạ cầu Cái Bé phải sống chung với mùi hôi và khói bụi từ các cơ cở chế biến bột cá.

// //