Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tiếng đàn Hành Cung

Phóng viên - 13/03/2018 | 3:22 (GTM + 7)

VOVGT- Với vẻ lãng mạn, thơ mộng, Hồ Tây từ xưa vẫn luôn là một đề tài để các thi nhân, mặc khách bao đời chiêm ngưỡng, tạo nên những vần thi ca đặc sắc...

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Hồ Tây nhìn từ trên cao xuống 

Không chỉ được xem như một báu vật chứa đựng tâm thức Hà Nội, Hồ Tây- tấm gương soi lung linh, huyền ảo còn là một thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú không ở đâu có được.

Người nước ngoài đã nói với nhau: Đến Thủ đô của Việt Nam mà chưa đến ngắm Hồ Tây thì kể như là chưa biết gì về Hà Nội. Và đặc biệt đã đến với hồ Tây mà chưa nghe kể về truyền thuyết Tiếng đàn Hành Cung, thì cũng kể như chỉ nhìn thấy hoa mà chưa được hưởng hương nhụy ngọt bùi.

Quả thật không sai khi nói như vậy, bởi lẽ nếu vẻ đẹp nên thơ, say đắm lòng người của Bến Trúc Nghi Tàm, Rừng bàng Yên Thái, Đồng Bông Nghi Tàm, Chợ đêm Khán Xuân; Nếu sức hút lịch sử, văn hóa thiêng liêng của Đền thề Đồng Cổ, Phật say làng Thụy, Sâm cầm Tây Hồ là những nét chấm phá kì diệu tạo nên phần sắc cho bông hoa hồ Tây rực rỡ suốt ngàn đời nay, thì Tiếng đàn Hành cung lại được xem như một mảnh ghép quan trọng tỏa ra phần hương, phần ngọt, để hoàn chỉnh bức tranh “Thăng long bát cảnh” của non sông đất Việt.

Ngay bây giờ, những vòng quay của Bánh xe đồng vọng sẽ đến với những thông tin vô cùng hấp dẫn, thú vị về Tiếng đàn hành cung, một trong 8 vẻ đẹp của mảnh đất Thăng Long nói chung và Hồ Tây nói riêng. Nhưng trước tiên như thường lệ, chúng ta sẽ đến với nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến để nghe những câu chuyện thú vị về thắng cảnh này:

"Cũng vào thời Lê, các chúa cũng hoành hành, lấn át hết các vua Lê và khi mà chùa Trấn Quốc khi đó đã là ngôi chùa rồi nhưng các vua Lê vẫn ra đây lập 1 cái hành cung để ăn chơi. Trong hành cung này có rất nhiều cung nữ, hàng đêm họ chơi đàn, hát và điều này đã được ghi trong cuốn “Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ viết rất kỹ, mô tả thú ăn chơi của các vua Lê, đặc biệt là vua Lê tương Dực hay còn gọi là vua Lợn. ông ta cho đốt nến, cho các nhạc công ngồi nấp ở các gốc cây, rồi đàn hát… Trong các cuộc đàn hát này thì có 1 cung nữ đánh đàn rất hay họ Hàn và tiếng đàn của cung nữ này rất lạ lùng. Mỗi lần đánh lên thì nghe nó ai oán, rất thân phận và người ta thấy nó buốt giá, không phải từ tiếng đàn mà từ chính từ đáy lòng của người đánh đàn.

Vì thế, sau này khi hành cung không còn nữa nhưng ở đền chùa Trấn Quốc vẫn còn lại những người vãi và người cung nữ đánh đàn ngày xưa làm vãi già ở đấy và họ vẫn còn nghe thấy tiếng đàn vẳng vọng từ chỗ cái đền trấn quốc ấy và người ta vẫn tưởng tượng ra đó là tiếng đàn của cô cung nữ họ Hàn. Vì thế cho nên trong cái những câu chuyện quanh Hồ Tây cũng có chép lại chuyện này. Người ta nói đến hành cung không phải là nói đến thú ăn chơi của các vua Lê nữa mà người ta nói đến tiếng đàn của cô cung nữ tên là Hàn – 1 tiếng đàn đau đớn, thân phận và cực kỳ ai oán. Và cho đến sau này, khi mà cuối Lê chuyển sang Nguyễn, rất nhiều người làm quan trong triều, khi đi qua khu vực này vẫn còn cảm giác như tiếng đàn của cô cung nữ vẫn văng vẳng đâu đó, vì thế cho nên khi nhà thơ vô danh đã sáng tác ra bài Thăng long bát cảnh thì ông ta đã gợi lại chuyện Tiếng đàn hành cung Trấn Quốc , không phải là gợi lại thú chơi mà chính là gợi lại tiếng đàn."

Cùng với dòng chảy lịch sử của dân tộc và theo ghi chép về những câu chuyện xung quanh hồ Tây, thì Tiếng đàn hành cung đã xuất hiện và trở thành giai thoại từ rất lâu rồi. Tiếng đàn ấy không chỉ đơn thuần là âm thanh của một loại nhạc cụ bình thường, mà nó đã trở thành âm thanh của lịch sử, âm thanh của văn hóa và trở thành nhân chứng lịch sử cho biết bao thăng trầm của triều Lê - Trịnh nước ta. Thế nhưng với các bạn trẻ ngày nay thì có lẽ đó là một khái niệm khá xa lạ:

#Mình thì chưa nghe tiếng đàn hành cung bao giờ cả. Lúc trước bọn mình đi học, học về lịch sử thì cũng chưa nghe thầy cô nói đến.

# Mình mới nghe thời vua Lê chúa Trịnh thôi, cái này học lịch sử ai cũng biết mà. Nhưng tiếng đàn Hành Cung thì chưa nghe bao giờ.

# Mình không quan tâm đến thời vua chúa nên vấn đề này mình không biết.

# Mình chỉ mới nghe tiếng đàn bầu, đàn ghi ta thôi chứ tiếng đàn Hành Cung thì chưa nghe bao giờ.

Chùa Trấn Quốc ngày nay

Thời Lê - Trịnh ấy, Phật giáo suy đồi, cùng với thế lực to lớn của Phủ Chúa. Các Chúa Trịnh đã biến Chùa Trấn Quốc thành Hành cung, khiến vẻ tôn nghiêm của chùa bị xâm phạm. Nơi đây, Chúa Trịnh tuyển trong các cung nữ những người đàn hay, hát giỏi, múa khéo để mua vui. Đặc biệt ở Hành cung có mỹ nữ họ Hà đàn rất giỏi, được Chúa yêu chiều.

Trải qua các cuộc phế hưng, tới thời Lê mạt, thì Hành cung đã suy tàn. Xót thương cho nỗi đau về cuộc tang thương này, Bà Huyện Thanh Quan phải thốt lên :

Trấn Bắc Hành cung cỏ dãi dầu

Khách qua đường dễ chạnh niềm đau

Sóng lớp phế hưng coi đã rộn,

Chuông hồi kim cổ lắng càng mau...

Và cũng chính tại vị trí vốn là mảnh đất thiêng liêng lại hóa xa hoa ấy, cũng chính người cũng nữ họ Hà năm xưa đó, đã tạo nên những tiếng đàn ai oán mà say mê chẳng dứt để người đời ca tụng, nhắc mãi về Tiếng đàn Hành cung cho đến tận ngày nay.

Chắc hẳn nếu tiếng đàn xưa kia đó chỉ như bao tiếng đàn khác, hoặc vốn là một tiếng đàn hay đơn thuần, thì có lẽ âm thanh ấy sẽ chẳng thể nào vượt qua được dòng chảy của thời gian, dòng chảy của lịch sử để tồn tại tới tận ngày nay trong tâm trí của người dân đất Việt. Tiếng đàn Hành cung vẫn được ví như tiếng lòng của người cung nữ họ Hà tài sắc vẹn toàn thuở nào.

Theo tương truyền về sau do thời cuộc rối ren, nơi xa hoa cũng suy tàn nên chúa Trịnh không còn ra nghỉ ngơi tại đó nữa. Và mỗi khi đêm khuya thanh vắng, người cung nữ ấy, lại đem đàn ra gảy, những tiếng đàn mang nặng tâm tư, tình cảm của nàng đã xúc động lòng người.

Trong tiếng đàn, nàng cảm thương cho thân thế quạnh hiu cô đơn nhưng không biết rằng bên ngoài cũng từng có bao người khách tri âm, tỏ tình đồng điệu. Tiếng đàn của nàng đã trở thành một nguồn thi ca cho khách đến vãn cảnh Tây Hồ. Cô Nguyễn Thị Mai (50 Tuổi - Tây Hồ) chia sẻ:

“Cô nghe kể lại là tiếng đàn của cô cung nữ đó rất hay, nổi bật hơn hẳn những cô còn lại. Nhan sắc của cô ý lúc đó đẹp tuyệt trần, tài sắc vẹn toàn đấy. Vua cũng thường xuyên lui tới để nghe với ngắm nhan sắc của cô ấy. Sau đó thì nhà trịnh cũng suy tàn. Chúa trịnh còn chả lo cho cái thân mình thì thời gian đâu mà quan tâm đến đàn hát nữa. Đời người cung nữ ngày xưa thì long đong lắm, nay sướng mai khổ nên chẳng biết đâu mà lần. Cô cũng chỉ được nghe truyền miệng lại vậy thôi chứ nào đã cô cũng có sống cùng cái thời đó đâu mà cô biết.”

Tiếng đàn ấy, chính là tiếng lòng, là tiếng than trách cho thân phận, cho cuộc sống của người cung nữ, cũng như ai oán cho số phận long đong, lận đận, hạnh phúc mong manh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia. Nay hưng thịnh, nàng được sủng ái, yêu chiều. Nhưng mai suy tàn, nàng lại bị bỏ lại, cô đơn, lẻ loi như tiếng đàn đánh lên văng vẳng, da diết nhưng chẳng thể gọi được ai. Âm thanh ấy như gảy lên từ từng khúc ruột gan, từ trái tim đang rỉ máu, xót xa mà buốt giá.

Đồng thời tiếng đàn ấy, cũng như một lời tiếc nuối, cho sự xa hoa, ăn chơi vô độ của vua chúa thời Trịnh – Lê, trong khi con dân vẫn lầm than, ngày ngày đói ăn, rét mặc thì triều đình lại nhiễu nhương, sa đọa. Để rồi tiếng đàn ấy cất lên, chứng kiến cho những biến cố của lịch sử đau buồn, sự suy tàn, sụp đổ của một triều đại trong lịch sử dân tộc Việt ta.

Vẫn là một tiếng đàn do một người mỹ nữ gảy lên, nhưng lại mang sắc vóc, mang hình ảnh cả một giai đoạn lịch sử thịnh – suy của dân tộc , lại tượng trưng cho thân phận bèo trôi, cho hạnh phúc vốn mỏng manh của biết bao ngươi phụ nữ xưa. Chính vì vậy Tiếng đàn Hành cung thật sự xứng đáng trở thành một trong 8 kì quan của mảnh đất Thăng Long, của sông nước Tây Hồ, xứng đáng là mảnh ghép tạo nên trọn vẹn hương sắc cho bức tranh văn hóa, lịch sử vô giá ngàn đời của dân tộc ta.

Hành trình bánh xe đồng vọng ngày hôm nay với những khám phá về Tiếng đàn Hành cung đến đây cũng xin được khép lại. Chương trình tiếp theo trên hành trình khám phá Hồ Tây sẽ mang tới những thông tin thú vị về hình ảnh một nét đẹp khác trong “Thăng long bát cảnh” đó là Tượng thờ thần đồng cổ.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Ngân hàng thế giới khuyến nghị Việt Nam cần xử lý ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới khuyến nghị Việt Nam cần xử lý ngân hàng yếu kém

Trong báo cáo vừa công bố, Ngân hàng thế giới (WB) cho biết kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào năm 2025.

Giá hàng hoá nguyên liệu thế giới chưa ‘thoát’ diễn biến giằng co

Giá hàng hoá nguyên liệu thế giới chưa ‘thoát’ diễn biến giằng co

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong ngày giao dịch hôm qua (23/4). Sắc xanh phủ kín bảng giá nông sản và năng lượng, trong khi đó, sắc đỏ áp đảo trên nhóm nguyên liệu công nghiệp và kim loại.

// //