Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tăng cường giáo dục kiến thức ATGT trong nhà trường

Phóng viên - 29/01/2018 | 7:32 (GTM + 7)

VOVGT - Ngày 18/1 vừa qua, tại trường Tiểu học Đông Thái, quận Tây Hồ, Hà Nội đã diễn ra cuộc thi Em đến trường an toàn.

Trong những năm gần đây, theo thống kê của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, mặc dù tai nạn giao thông trên cả nước giảm nhưng số vụ tai nạn giao thông liên quan đến trẻ em không giảm. Trung bình có khoảng 2 nghìn trẻ em tử vong mỗi năm. Nâng cao kiến thức và trang bị những kĩ năng tham gia giao thông an toàn cho các em là một trong những giải pháp cần thiết để bảo vệ các em có thể tham gia giao thông an toàn.

Đại diện Vụ ATGT- Bộ GTVT, Ủy ban ATGT quốc gia, Hội ATGT Việt Nam, Công ty Dow Chemical Việt Nam trao tặng 300 mũ bảo hiểm cho học sinh trường tiểu học Đông Thái, quận Tây Hồ

Thống kê của Tổ chức y tế Thế giới tại Việt Nam cho thấy tai nạn giao thông là nguyên nhân gây 27% các trường hợp tử vong ở nhóm các em từ 0-19 tuổi và tỷ lệ này là 50% ở nhóm vị thành niên từ 15-19 tuổi.

Tai nạn giao thông không chỉ cướp đi tính mạng mà còn để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, tinh thần của nhiều học sinh, là nỗi đau, gánh nặng của nhiều gia đình không may có trẻ em là nạn nhân của TNGT. Phân tích về nguyên nhân khiến tỷ lệ TNGT ở trẻ em không giảm, ông Nguyễn Hồng Trường- Chủ tịch Hội an toàn giao thông Việt Nam cho biết :

Có một thực tế, tai nạn giao thông không giảm, tham gia giao thông hiện nay chủ yếu là xe máy, cho nên số các em đội mũ bằng xe máy rất thấp Thứ hai là trang bị kiến thức trong nhà trường còn rấy ít, mà chủ yếu là trang bị kiến thức theo giờ học, thiếu trực quan sinh động.

Với mong muốn nâng cao nhận thức của cộng đồng, của toàn xã hội trong việc chung tay bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông, Ủy ban ATGT Quốc gia đã xây dựng chương trình Năm an toàn giao thông 2018 với chủ đề "An toàn giao thông cho trẻ em"với mục tiêu phấn đấu giảm từ 5 - 10% cả 3 tiêu chí; đặc biệt là giảm tỷ lệ thương, vong do TNGT đối với trẻ em 10% so với năm 2017.

Một trong những giải pháp quan trọng và hiệu quả là trang bị kiến thức, kỹ năng về an toàn giao thông đối với các em để các em có thể tự tham gia giao thông an toàn. Bởi vậy ngay từ giữa tháng 12/2017, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cục CSGT phát động cuộc thi “Giao thông học đường” năm học 2017 - 2018. Vào ngày 18/1 vừa qua, Hiệp hội an toàn giao thông phối hợp với trường Tiểu học Đông Thái, quận Tây Hồ, Hà Nội phát động cuộc thi Em đến trường an toàn. Cuộc thi đã thu hút sự tham giam gia của hơn 1.500 em học sinh trong nhà trường và đối tượng tập trung chủ yếu vào học sinh lớp 1.

Phóng viên Kênh VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi trực tiếp với bà Nguyễn Thị Thúy Minh- Hiệu trưởng trường Tiểu học Đông Thái về nội dung và mục tiêu của cuộc thi Em đến trường an toàn toàn. 

PV: Thưa bà, thông qua cuộc thi Em đến trường an toàn, trường tiểu học Đông Thái có kế hoạch tuyên truyền cho các em về ý thức văn hóa tham gia an toàn giao thông như thế nào?

Bà Nguyễn Thị Thúy Minh: Khi được Hội an toàn giao thông quốc gia phát động cuộc thi Em đến trường an toàn thì chúng tôi đã phát động trong 100% học sinh toàn trường tìm hiểu về vấn đề này đặc biệt là cách đi bộ đến trường và đi xe đạp đến trường. Các em vẽ tranh về an toàn giao thông và trong cuộc thi trưng bày tranh của các con đã được giải và các lớp đã chọn được 2 đội xuất sắc để tham gia cuộc thi.

Cuộc thi có 3 phần là màn chào hỏi đội học sinh tham gia giao thông. Phần thứ 2 là hiểu biết về luật an toàn giao thông. Thứ 3 là tổ chức trò chơi ghép tranh để tạo ra 1 bức tranh, và đó là 1 bức tranh đội MBH, khi đi xe máy đội MBH như thế nào để đảm bảo an toàn nhất.

PV: Qua thời gian vừa rồi, thông qua bài viết, bà đánh giá như thế nào về kiến thức hay sự hiểu biết của các em đối với vấn đề an toàn giao thông?

Bà Nguyễn Thị Thúy Minh: Mục đích của cuộc thi này là tổ chức tuyên truyền đặc biệt đối với học sinh lớp 1 cho nên đưa ra những thông tin đơn giản, dễ hiểu, cho nên các con biết được cách đi bộ, biết được 1 số biển báo đơn giản và các con có ý thức hơn khi tham gia giao thông. Đặc biệt trường chúng tôi có đường vào khá chật, các con đã nhắc được bố mẹ đảm bảo an toàn giao thông khu vực cổng trường vào giờ cao điểm.

PV: Bà nghĩ công tác giáo dục trên ghế nhà trường có vai trò quan trọng như thế nào trong việc hình thành thói quen khi các em trưởng thành tham gia giao thông trong tương lai?

Bà Nguyễn Thị Thúy Minh: Tôi nghĩ thế này, khi mà tuyên truyền đến các cháu học sinh nắm bắt rất nhanh. Tuy nhiên số lượng học sinh tự đi bộ, tự đi xe đạp đến trường không nhiều, các con chủ yếu đi do bố mẹ đưa. Từ việc tuyên truyền tới các cháu, chúng tôi muốn chính các cháu là một tuyên truyền đến phụ huynh. Điều này có tác dụng rất lớn nếu các cô yêu cầu bố mẹ thực hiện đúng luật. Bình thường nhắc không rất khó, nếu các con nhắc nhở bố mẹ cùng với nhà trường tuyên truyền vào thì không chỉ có bố mẹ các cháu cũng như những người tham gia ngoài đường sẽ có ý thức tốt hơn.

PV: Vâng xin cám ơn bà!

Ông Khuất Việt Hùng- Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia giao lưu với học sinh trường Tiểu học Đông Thái

Phóng viên chương trình có mặt tại cuộc thi Em đến trường an toàn và đã cảm nhận được không khí hào hứng, sôi nổi thu hút sự quan tâm của rất nhiều học sinh. Những kiến thức, quy tắc về an toàn giao thông đã được lồng ghép thông qua những trò chơi vui nhộn, những tiểu phẩm sinh động và những mô hình trực quan, đơn giản nên được các em vui vẻ hưởng ứng. Các em dễ dàng nắm bắt được những kiến thức, quy tắc về tham gia giao thông an toàn, một số em học sinh cho biết:

"Con thấy là cuộc thi này được rất nhiều bạn hưởng ứng. Qua cuộc thi này mọi người biết được nhiều cách phải chấp hành Luật giao thông và khi đi xe máy xe đạp thì phải đội MBH, và khi đi bộ mình phải đi trên vỉa hè và phần đường dành cho người đi bộ, không được phóng nhanh vượt ẩu và không được vượt đèn đỏ."

"Theo con, các bậc phụ huynh nên tăng cường cho con em mình nên chấp hành đội MBH , khi đi xe máy thì nên đỗ ngoài cồng trường không nên đi vào trong trường, gây bất tiện cho nhiều người. Tốt nhất là cho con mình đi bộ nhiều hơn. Thứ hai là nếu đi xe máy nên để các con tự đi bộ vào. Và phải là tấm gương tốt cho các con sau này trở thành công dân tốt"

Phát biểu tại cuộc thi, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, cuộc thi đã mang đến cho các em những kiến thức bổ ích, khả năng nhận biết tình huống giao thông nguy hiểm, kỹ năng đội MBH đúng cách, cũng như việc thực hiện các quy tắc giao thông khi đi trên đường. Thông qua cuộc thi, các em học sinh sẽ trở thành những tuyên truyền viên, đưa những thông điệp an toàn giao thông đến cha mẹ và lan tỏa ra ra toàn xã hội, từ đó thay đổi nhận thức của một bộ phận người tham gia giao thông.

Ông Nguyễn Hồng Trường- Chủ tịch Hiệp hội an toàn giao thông Việt Nam nhấn mạnh, trẻ em là tương lai của đất nước bởi vậy việc chăm sóc sức khỏe nói chung và an toàn giao thông nói riêng là một việc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Điều này, đòi hỏi sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành nói chung, của nhà trường gia đình và toàn xã hội. Trong đó, cần chú trọng đến công tác giáo dục kiến thức và hình thành thói quen tham gia giao thông an toàn. Ông Nguyễn Hồng Trường nhấn mạnh :

Thứ nhất là bằng mọi hình thức tuyên truyền để các em nhận thức được các quy định quy tắc về ATGT, đặc biệt là các cấp tiểu học để các cháu có tư duy sớm và sau này phát triển về lâu dài. Thứ hai là chúng ta tạo cơ sở vật chất cần thiết để bảo vệ tính mạng cho các em. Hiện nay chúng tôi đang từng bước cho các em thực hành nhiều hơn, các em tham gia mô hình nhiều hơn, các em nhận thức nhiều hơn và chúng ta đạt mục đích nhiều hơn. Với những phương pháp như vậy, sau nhiều năm chúng ta mới đạt được mong muốn là 1 quốc gia văn minh và an toàn giao thông.

Trẻ em là tương lai của đất nước. Việc giáo dục kiến thức trong nhà trường đi kèm với việc giáo dục, tuyên truyền những kiến thức, kỹ năng về an toàn giao thông sẽ có nền tảng tri thức tốt, hình thành thói quen tự giác chấp hành các quy định của pháp luật trong tương lai. Điều này, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường- gia đình và toàn xã hội, trong đó, người lớn cần là tấm gương về cách hành xử, có văn hóa khi tham gia giao thông.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Điều quan trọng là các địa phương cần tính toán việc giữ chân khách để không chỉ đến một lần mà phải quay lại nhiều lần nữa. Chính vì vậy việc liên kết các địa phương, các sản phẩm du lịch, với văn hóa bản địa được xem là vấn đề sống còn đối với du lịch vùng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.

// //