Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

TNGT do bia rượu tăng mạnh so với năm ngoái, vì sao?

Phóng viên - 08/01/2019 | 7:48 (GTM + 7)

VOVGT-TNGT do vi phạm nồng độ cồn, cần phải giải quyết từ gốc, song việc truyền thông về tác hại của bia rượu đến sức khỏe cũng cần được thực hiện mạnh mẽ hơn.

Theo thống kê của Cục CSGT, Bộ Công an, năm 2018 có 417 vụ TNGT liên quan đến vi phạm nồng độ cồn

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Theo thống kê của Cục CSGT, Bộ Công an, năm 2018 có 417 vụ TNGT do vi phạm nồng độ cồn, chiếm 3,12% tổng số vụ TNGT xảy ra trên toàn quốc, tăng mạnh so với năm 2017. Cùng với việc liên tiếp xảy ra các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng những ngày gần đây mà một phần nguyên nhân do tài xế vi phạm nồng độ cồn gây ra đã khiến người dân rất lo ngại:

“Khi tôi tham gia giao thông gần những người say rượu hoặc những người có biểu hiện say thì tôi thường né tránh ra xa vì nếu tham gia giao thông gần những người như thế thì gây nguy hiểm cho cả mình lẫn người có biểu hiện say xỉn”.

“Tôi thấy điều khiển xe trong tình trạng nồng độ cồn vượt quá mức cho phép rất nguy hiểm, không chỉ cho mình mà cho cả người tham gia giao thông khác. Tôi mong rằng cơ quan chức năng có chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn để răn đe để người tham gia giao thông không gặp nguy hiểm khi gặp những trường hợp điều khiển xe mà vi phạm nồng độ cồn”.

“Khi tham gia giao thông rất sợ việc uống bia rượu vào, không kiểm soát được phương tiện, nhất là những tháng cuối năm như thế này thì hoàn toàn xảy ra rất dễ nên hiểm họa và nguy cơ xảy ra là tất yếu”.

Trước đó, trao đổi với VOVGT, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, trong kế hoạch tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm nồng độ cồn ở người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ tham gia giao thông giai đoạn 2015-2020 mà Chủ tịch ủy ban ATGT ký ban hành, đã nhấn mạnh đến việc phải kiểm tra xử lý để ngăn chặn vi phạm ngay từ nguồn, nhất là đối với người lái xe kinh doanh vận tải:

“Chúng ta không chỉ tuần tra kiểm soát, xử lý đối với những người mà tham gia giao thông bình thường thì chúng tôi cũng yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo Sở GTVT các địa phương yêu cầu lực lượng thanh tra GTVT tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, đặc biệt là kiểm tra phát hiện và ngăn ngừa những người lái xe kinh doanh vận tải ngay từ trong bến xe, từ trong đầu mối vận tải hàng hóa để họ không có vi phạm quy định về nồng độ cồn trước khi họ lên vô lăng điều khiển phương tiện kinh doanh vận tải”.

Đề cập việc xử lý người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn, đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó cục trưởng Cục CSGT, Bộ Công an cho biết, trong năm 2018, lực lượng CSGT đã xử lý hơn 170 nghìn trường hợp vi phạm nồng độ cồn, tăng 13% so với năm 2017.

Cần những giải pháp mạnh mẽ hơn để kéo giảm TNGT do vi phạm nồng độ cồn

Điều đó cho thấy, việc xử lý vi phạm nồng độ cồn luôn được các lực lượng chức năng tập trung thực hiện rất gắt gao, từ Cục CSGT, các Phòng CSGT các địa phương và các quận, huyện. Tuy vậy, đại tá Đỗ Thanh Bình cho rằng, để kéo giảm TNGT do vi phạm nồng độ cồn, cần giải quyết từ gốc, trong đó việc truyền thông về tác hại của bia rượu đến sức khỏe và môi trường bình yên của xã hội cần được thực hiện mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, cần nâng cao chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện:

“Theo Nghị định 46 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt đã cao nhưng so với các nước mà chúng tôi nghiên cứu thì mức độ của chúng ta còn nhẹ. Riêng nồng độ cồn nhiều nước đã thể chế hóa là xử lý hình sự”.

Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó trưởng Phòng CSGT Công an TP. Hà Nội cũng cho biết, đơn vị này đang nghiên cứu, tổ chức lại các đội, tổ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn tại các quán bia, rượu nhằm ngăn chặn từ gốc tình trạng vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi họp tổng kết tình hình TTATGT năm 2018 tổ chức mới đây, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch UBATGTQG cho rằng, chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, nhu cầu đi lại của nhân dân sẽ tăng cao, tình hình TTATGT sẽ diễn biến phức tạp.

Do vậy, Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện tốt công tác vận tải hành khách, tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm, nhất là vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện. Phó Thủ tướng nhấn mạnh:

“Hai trọng tâm cần tăng cường tuyên truyền vận động gắn với xử lý nghiêm hành vi vi phạm đó là vi phạm nồng độ cồn khi lái xe và không đội mũ bảo hiểm đi mô tô, xe máy, xe đạp điện. Đây là hai nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn giao thông và làm tăng tỷ lệ thương vong trong các dịp cao điểm, Lễ, Tết. Đề nghị không vì Tết mà nể nang, xuê xoa, dừng xe, kiểm tra, xử phạt để ngăn không cho tai nạn xảy ra”.

Về phía người tham gia giao thông, nhiều ý kiến cũng bày tỏ mong muốn lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác tuần tra,kiểm soát, xử lý các trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện, nhất là việc ngăn chặn xử lý từ gốc tình trạng vi phạm:

“Tôi mong muốn lực lượng chức năng xử lý người vi phạm nồng độ cồn gắt gao hơn và triệt để hơn. Bản thân tôi khi lo lắng khi tham gia giao thông cạnh những người vi phạm nồng độ cồn”.

“Một giải pháp theo tôi khá là hửu ích đó là CSGT bố trí các lực lượng ngay gần các quán nhậu, quán bia, quán rượu để xử lý tình trạng phát hiện hành khách có dấu hiệu say xỉn khi điều khiển phương tiện giao thông thì có thể xử lý ngay”.

"Văn hóa rượu bia" vẫn là thói quen hàng ngày của mỗi người

Tết Nguyên đán là thời điểm nhu cầu đi lại tăng cao. Đây cũng là thời điểm việc sử dụng rượu bia gia tăng khi người dân sum họp bên gia đình. Do vậy, việc tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý tình trạng vi phạm nồng độ cồn sẽ có tác dụng mạnh mẽ trong việc kéo giảm TNGT do vi phạm nồng độ cồn. Nhà báo Phạm Trung Tuyến - Phó Giám đốc Kênh VOVGT bình luận:

Năm 2018, số vụ tai nạn giao thông do rượu bia tăng gấp đôi so với năm 2017, cho dù mùa thu năm 2018, UBATGT Quốc gia đã khởi động một chiến dịch quy mô lớn với tên gọi Đã uống rượu bia thì không lái xe.

Cũng trong năm 2018, dự luật phòng chống tác hại của rượu bia được đưa ra thảo luận tại Quốc hội và trở thành một dự án luật liên quan đến vấn đề văn hóa xã hội gây tranh cãi nhiều nhất.

Bất chấp những bằng chứng khoa học về tác hại của rượu bia, bất chấp những con số kinh khủng về tai nạn giao thông do rượu bia, vẫn có rất nhiều nhân vật nổi tiếng cho rằng uống rượu là một văn hóa, và ngăn cản các nỗ lực siết chặt kiểm soát rượu bia.

Trong khi chờ đợi quyết định cuối cùng của quốc hội, dự kiến thông qua luật phòng chống rượu bia vào tháng 5/2019, liên tiếp các vụ tai nạn thảm khốc do tài xế sử dụng rượu bia vẫn tiếp tục xảy ra.

Trong một xã hội mà nhiều nhân sĩ trí thức, đại biểu quốc hội, những người đại diện cho ý chí của nhân dân, vẫn coi uống rượu là một văn hóa để cổ vũ, vẫn dùng những số liệu về lợi nhuận của ngành công nghiệp sản xuất rượu bia để làm đối trọng với tính mạng người dân thì mọi khẩu hiệu về không uống rượu khi lái xe đều trở nên vô nghĩa.

Xử lý tài xế vi phạm nồng độ cồn chỉ là giải quyết phần ngọn của vấn đề. Bởi cảnh sát giao thông không thể tùy tiện áp đặt chế tài khi luật pháp còn chưa đủ sức răn đe.

Các chiến dịch truyền thông cũng không thể tác động toàn diện đến ý thức kiểm soát rượu bia của lái xe khi cái gọi là “văn hóa rượu bia” vẫn thấm đẫm trong thói quen hàng ngày của mỗi người.

Để chấm dứt tình trạng tai nạn giao thông do rượu bia, trước hết, cần thay đổi hành vi của xã hội đối với rượu bia. Cần chuyển đổi từ một xã hội trọng rượu bia như một văn hóa thành một xã hội nhận biết rượu bia như một mối đe dọa.

Bởi, sẽ không thể nói không với rượu bia khi không thực sự coi đó là một thứ gây tác hại với cộng đồng.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

// //