Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cần đảm bảo quyền lợi của người khuyết tật khi tham gia giao thông

Phóng viên - 27/09/2017 | 6:28 (GTM + 7)

VOVGT - Chúng ta cần phải tự hỏi rằng hiện nay, quyền lợi khi tiếp cận, sử dụng các phương tiện tham gia giao thông của người khuyết tật liệu đã được đảm bảo?

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Ảnh minh họa

Nếu cuộc sống là một cuộc đua, thì không phải ai cũng may mắn đứng cùng ở vạch xuất phát. Cảm giác thất vọng, chán chường và hoài nghi về bản thân, cũng như cuộc sống là điều mà không ít người khuyết tật đang phải đối diện hàng ngày.

Bởi nhiều lần, họ không có được cơ hội hòa nhập cùng cộng đồng với sự công bằng trong việc tham gia giao thông và hưởng các dịch vụ tiện ích đi kèm. Vậy người khuyết tật có quyền lợi như thế nào khi tham gia giao thông? Một số người dân nêu ý kiến:

“Tôi thấy trước đây thì xe buýt không ghé trạm đón người khuyết tật mà sau này có thay đổi. Nhà xe cũng có trách nhiệm biết quan tâm người khuyết tật, cũng cố gắng đưa đón người ta hơn để họ có thể hòa nhập với cộng đồng. Tôi thấy điều này rất tốt.”

“Đây là vấn đề cần thiết và cấp bách. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu càng nhiều thì càng cải thiện cho tốt hơn. Tiếp viên có nhiều người tốt cũng có người không tốt. Những người thương, bệnh binh người ta có thẻ đi xe miễn phí thì đôi khi nhân viên phục vụ không vui vẻ, không hài lòng.”

“Đối với mình thì thấy người khuyết tật nên được ưu tiên hàng đầu. Rất nhiều lần khi một người khuyết tật lên xe, xuống xe có người đỡ. Trong mỗi chuyến xe buýt đều có hàng ghế riêng cho người khuyết tật. Nếu chúng ta quan tâm hơn thì tôi nghĩ sẽ rất nhân đạo, tốt hơn trước rất nhiều.”

Đó là suy nghĩ, cả những mong muốn của người dân cũng như cộng đồng người khuyết tật về sự công bằng khi được tham gia giao thông, sử dụng các phương tiện công cộng. Nhưng thực tế, nhiều vụ việc không mong muốn đã xảy ra, tổn hại đến niềm tin của những đối tượng yếu thế....

Giữa tháng 2/ 2017, một video được đăng tải trên các trang mạng xã hội, ghi lại một xe buýt mang biển số Quảng Nam chạy tuyến Đà Nẵng - Hội An, dừng tại một điểm đón trả khách trên địa bàn TP Đà Nẵng. Khi xe buýt mở cửa, nhân viên của xe buýt xuống mời 3 hành khách (có cả khách Tây) lên xe. Phía sau, có một phụ nữ mặc áo xanh đẩy xe lăn chở người khuyết tật đến xin được lên xe buýt.

Tuy nhiên, nhân viên mặc áo vàng đã từ chối người khuyết tật, bất chấp người thân của hành khách này xin được trợ giúp. Sau đó, xe buýt đóng cửa và tiếp tục hành trình vào Hội An. Chính video trên đã khiến người xem bất bình trước thực trạng chất lượng dịch vụ, nhất là thái độ phục vụ của một bộ phận tài xế, tiếp viên đã thiếu chuẩn mực với cộng đồng những người khuyết tật.

Đây cũng chính là vấn đề mà những người khuyết tật mong muốn được cải thiện. Tại hội thảo “Thúc đẩy người khuyết tật hòa nhập xã hội thông qua việc đầu tư hệ thống xe buýt thân thiện và nhân văn” do Trung tâm khuyết tật và Phát triển (TP HCM) tổ chức vào cuối năm 2016, một số anh chị em người khuyết tật cho rằng họ bị phân biệt đối xử trên xe buýt, nhất là những đối tượng sử dụng vé miễn phí.

Thậm chí, có trường hợp người khuyết tật bị các xe buýt lảng tránh nên đành phải đi xe ôm. Ngoài ra, tài xế, tiếp viên xe buýt chưa biết cách giao tiếp với người khuyết tật; cửa lên – xuống của phần lớn xe buýt chưa phù hợp với người khuyết tật, gây khó khăn cho việc đi lại của họ… Như vậy, cho đến nay, mong muốn này đã được thỏa đáng?

Ảnh minh họa

Chia sẻ về thực trạng trên, Vũ Huy Tường Nhã, Hội người mù quận 10 TP HCM cho biết, anh cũng đã từng đối diện với những trường hợp tương tự:

"Người khiếm thị như anh, người ta thấy mình đi nhưng dẫn không đúng cách sẽ làm mình rất khó khăn. Ví dụ như người ta không biết nắm tay, nắm cây gậy lôi đi thì khó lắm. Anh cũng gặp trường hợp người ta nói: 'Hổng thấy đường thì thôi ở nhà đi, ra đường làm gì?'. Đặt trường hợp một người khuyết tật mà đón xe, bị xe bỏ. Nếu có tâm lý tự ti sẽ tự nhủ: thôi, xe này bỏ thì mình đi về chứ làm gì nữa”

Tuy vậy, khi mổ xẻ và phân tích vấn đề này ở góc độ khách quan, đa chiều, anh Tường Nhã cũng cho rằng, trách nhiệm hiện thực hóa mong muốn nâng cao chất lượng phục vụ người khuyết tật từ các dịch vụ vận tải hành khách công cộng, người khuyết tật cũng có trách nhiệm trong đó:

"Trách nhiệm của người khuyết tật đối với cộng đồng là hãy xóa bỏ những cái rào cản, đừng có cảm giác mặc cảm hay tự tin.Theo suy nghĩ của mình thì đối với một người tự tin có bản lĩnh, khi xe này bỏ thì mình có thể đón xe sau. Nói chung là so với những năm về trước thì dịch vụ xe buýt đã có những thay đổi để tiếp cận người khuyết tật. Xã hội và cộng đồng đã quan tâm đến người khuyết tật, không còn thương hại hay kỳ thị".

Với cương vị Giám đốc trung tâm khuyết tật và phát triển DRD, đơn vị phát triển nhiều dự án vì cộng đồng người khuyết tật gây dấu ấn tiêu biểu nhằm tăng sự hòa nhập của người khuyết tật với cộng đồng và nâng cao nhận thức của cộng đồng về nhu cầu hòa nhập chính đáng của người khuyết tật, chị Lưu Thị Ánh Loan, đồng quan điểm với anh Tường Nhã:

"Khi mà nhà nước có những chính sách hỗ trợ họ tham gia hòa nhập cộng đồng thông qua việc tham gia phương tiện công cộng. Thì tôi nghĩ người khuyết tật cũng có trách nhiệm, hỗ trợ người tiếp viên, phục vụ mình biết cách hỗ trợ mình lên xe thuận tiện và an toàn hơn. Bởi vì không ai khác hơn người khuyết tật biết cái hạn chế mình như thế nào. Khi mà không giải thích, không nói cho người ta hiểu thì người ta có thể hỗ trợ mình chưa hoàn thiện lắm, làm đau mình. Mình có trách nhiệm phải giải thích cho nhóm phục vụ."

Không dừng lại ở đó, chị Lưu Thị Ánh Loan tiếp tục khẳng định những cam kết phục vụ cho quyền công dân chính đáng của người khuyết tật:

"Tôi nghĩ hiện nay Luật của người khuyết tật đã ban hành từ 2010, thực thi từ 2011, Việt Nam cũng phê chuẩn Cam kết về quyền của người khuyết tật rồi. Đây là những cam kết trong việc thực hiện quyền của người khuyết tật. Đồng thời người khuyết tật có quyền tự do đi lại, quyền công dân như những công dân khác. Khi mà họ muốn, họ phải được sử dụng phương tiện công cộng. Họ phải được hưởng dịch vụ thỏa đáng. Những người phục vụ vẫn có cách này, cách khác làm sao cho người khuyết tật được đi lại, được thực thi quyền công dân của họ."

Được biết, vừa qua, Đại diện Trung tâm khuyết tật và phát triển VN cũng đã gửi bản kiến nghị đến các đơn vị liên quan, đề xuất những cải tiến như: trang bị hệ thống thang nâng tự động hoặc sàn thấp có đường dốc phù hợp, đầu tư xe buýt có cửa rộng, lắp đặt ghế ngồi tự động tại khu vực ưu tiên, tổ chức buổi đối thoại hoặc hội thảo lấy ý kiến người khuyết tật trước khi cải tiến... Hiện đã có một số xe buýt cải tiến với mục đích giúp người khuyết tật dễ tiếp cận hơn, tuy nhiên, chính người khuyết tật lại không hài lòng do công năng sử dụng kém hiệu quả và gây nhiều bất tiện.

Ông Nguyễn Văn Hiền - Trưởng phòng quản lý khai thác hạ tầng Trung tâm quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng TP.HCM mới đây cho biết, ngoài thái độ phục vụ của nhan viên, hiện tại phía trung tâm đã đề xuất với Sở GTVT TP.HCM cải tạo 300 nhà chờ xe buýt để phục vụ tốt hơn cho người khuyết tật, người cao tuổi.

Rất nhiều những trở ngại để người khuyết tật tiếp cận và sử dụng các phương tiện khi tham gia giao thông, kể cả loại hình được đánh giá là thuận tiện, dễ dàng nhất với giá dịch vụ thấp như xe buýt. Vậy, nếu đứng từ phía người cung cấp dịch vụ, các tài xế, tiếp viên có gặp khó khăn khi hỗ trợ người khuyết tật? Câu trả lời là: “Có”. Thậm chí, họ đối diện với không ít vấn đề.

Ảnh minh họa

Nhiều khảo sát được thực hiện, và chính chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy, đội ngũ nhân viê xe buýt đa phần còn lúng túng khi tiếp xúc, hỗ trợ người khuyết tật. Bởi lẽ, kỹ năng của họ chưa được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp nhất trong khi mỗi trường hợp lại cần hỗ trợ theo cách riêng, đòi hỏi sự nhạy bén, linh hoạt. Và, liệu tài xế, tiếp viên có đủ thời gian để nhạy bén, linh hoạt trước áp lực của từng con số nhảy múa liên hồi trên đồng hồ, những dòng xe hối hả vun vút trước buồng cũng như hàng chục hành khách khách đang túa lên, đang đợi phục vụ và cùng chung mong muốn đến nơi đúng giờ?

Tuy vậy, thái độ lúc nhiệt tình, khi thờ ơ của họ có thể thông cảm nhưng không thể chấp nhận được. Do đó, rất cần phải có chủ trương thống nhất từ cấp trên, với sự rõ ràng về quy định thái độ và cách hỗ trợ, phục vụ các đối tượng yếu thế sử dụng dịch vụ để không làm họ bị tổn thương hay xấu hổ.

Bên cạnh đó, cộng đồng người khuyết tật cũng cần mạnh dạn hơn để không phải gánh những thiệt thòi về phía mình. Thực tế cho thấy, không ít anh chị em khuyết tật vì một vài tài xế thiếu ý thức, từ chối phục vụ đã lúng túng đẩy xe ra giữa lòng đường để đón xe gây nguy cơ tai nạn cho mình và các phương tiện khác.

Trong trường hợp đã lên xe, đừng vì tâm lý sợ bị tiếp viên, tài xế khó chịu, la mắng mà im lặng hay báo trạm mình xuống một cách yếu ớt, không rõ ràng để phải vất vả xuống nhầm hoặc sai trạm nhất là ở những đoạn đường một chiều.

Xe buýt hay bất kỳ một loại hình, phương tiện vận tải hành khách đều hướng đến sự thân thiện, hiện đại và công bằng. Ở những nước phát triển, nếu chất lượng dịch vụ không đảm bảo, hành khách có thể khiếu nại nhà cung cấp hoặc các cơ quan quản lý nhà nước và bắt công ty phải bồi thường. Do đó, mỗi hành khách phải chủ động bảo vệ quyền lợi của mình.

Tương tự như vậy, cộng đồng người khuyết tật với những yêu cầu phục vụ riêng xác đáng được công nhận, hãy tự tin, chung sức xây dựng mục tiêu trên bằng cách chia sẻ, đóng góp suy nghĩ, ý tưởng của mình. Tổng đài Tiếp nhận thông tin sự cố hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn TP đã vận hành và bất kỳ phản ánh, thắc mắc nào của người dân, khi gọi đến đầu số viễn thông 1022 sẽ luôn luôn được tiếp nhận vã hỗ trợ kịp thời nhất.

Dù vậy, xin khẳng định, để các vấn đề không chỉ nằm trên đầu dây của tổng đài 1022, thì điều cần nhất vẫn là người khuyết tật cần tự cởi bỏ tất cả những tự ti đang trói siết lấy mình, đồng thời, cộng đồng đặc biệt là những người làm công việc hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ tiện ích cần dang rộng tấm lòng để lắng nghe và giúp đỡ họ kịp thời bằng sự thông hiểu.

Mong rằng trong thời gian tới, các ban ngành, cơ quan chức năng quan tâm, chấn chỉnh những khuất tất, thiếu sót trong quá trình phục vụ, vận hành các loại hình, phương tiện công cộng để có được sự thân thiện, gần gũi với người dân, đặc biệt là những người khuyết tật.

Nếu chúng ta vẫn đang an nhiên thong thả trong cuộc đua tất bật của guồng quay cuộc sống thì hãy thử một lần nhìn lại, để thấy đâu đó vẫn còn những cánh tay, những bánh xe khiếm khuyết khao khát được song hành. Bên cạnh sự nỗ lực tạo ra một môi trường thân thiện, công bằng hơn từ phía xã hội, cộng đồng người khuyết tật cũng cần vững tin vào các giá trị riêng để mạnh dạn tham gia hòa nhập, vì vai trò và quyền lợi của mình trong tất cả các khía cạnh cuộc sống thường nhật, không chỉ riêng vấn đề tham gia giao thông.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Điều quan trọng là các địa phương cần tính toán việc giữ chân khách để không chỉ đến một lần mà phải quay lại nhiều lần nữa. Chính vì vậy việc liên kết các địa phương, các sản phẩm du lịch, với văn hóa bản địa được xem là vấn đề sống còn đối với du lịch vùng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.

// //