Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

58/60 dự án BOT sụt giảm doanh thu, Bộ GTVT kiến nghị tăng phí đường bộ

Phóng viên - 13/05/2020 | 13:44 (GTM + 7)

Theo số liệu thống kê các doanh nghiệp BOT, có tới 58/60 dự án doanh thu thực tế thấp hơn so với phương án tài chính của hợp đồng BOT, trong đó 17 dự án doanh thu thực tế chưa đạt 50% so với dự báo...

Bộ GTVT đề xuất tăng phí ‘cứu’ doanh nghiệp BOT
Bộ GTVT đề xuất tăng phí "cứu" doanh nghiệp BOT

Bộ GTVT vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp BOT giao thông bị giảm thu do ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Cụ thể, trước khi bùng phát dịch, Bộ đã báo cáo, kiến nghị giải pháp khắc khó khăn, vướng mắc do doanh thu thực tế thấp hơn so với dự báo trong phương án tài chính của hợp đồng BOT.

Tính đến hết năm 2019, Bộ GTVT đã báo cáo có 45 dự án doanh thu thực tế thấp hơn so với dự báo, trong đó có 2 dự án doanh thu chỉ đạt 13 – 15% và 3 dự án chưa được thu, đang tạm dừng thu.

Bộ GTVT cũng chỉ ra nguyên nhân chủ yếu là do giảm giá vé cho phương tiện lân cận trạm thu phí và giảm giá vé theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 35/2016. Đáng chú ý, do sự gia tăng các phương tiện sử dụng vé tháng/quý/năm; mật độ phương tiện qua trạm thu phí ở một số tuyến thấp hơn so với dự báo.

Bên cạnh đó, việc chưa được tăng phí theo lộ trình trong hợp đồng BOT khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi phải trả nợ ngân hàng. Các ngân hàng cũng đã có ý kiến về nguy cơ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nhóm nợ đối với các khoản vay.

Từ đầu năm 2020, thời điểm dịch Covid-19 xuất hiện đã tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó, các doanh nghiệp BOT bị ảnh hưởng trực tiếp do lưu lượng phương tiện giảm sâu, dẫn đến doanh thu giảm, nhất là trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Theo số liệu thống kê các doanh nghiệp BOT, có tới 58/60 dự án doanh thu thực tế thấp hơn so với phương án tài chính của hợp đồng BOT, trong đó 17 dự án doanh thu thực tế chưa đạt 50% so với dự báo.

Trước những khó khăn, vướng mắc nói trên, các doanh nghiệp BOT đã kiến nghị Bộ GTVT báo cáo cấp có thẩm quyền nhằm đưa ra giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn phát sinh như cơ cấu thời hạn trả nợ, gia hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ, không chuyển các doanh nghiệp BOT sang nhóm nợ xấu.

Giãn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp các năm 2019 và 2020. Miễn, giảm lãi vay phát sinh trong thời gian có dịch bệnh Covid-19.

Bộ GTVT vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp BOT giao thông bị giảm thu do ảnh hưởng của dịch COVID-19 (Ảnh: tuoitre)
Bộ GTVT có văn bản kiến nghị Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp BOT giao thông bị giảm thu do ảnh hưởng của dịch COVID-19 (Ảnh: tuoitre)

Từ tình hình thực tế, Bộ GTVT đã đề xuất 2 phương án thu phí để hỗ trợ các doanh nghiệp BOT. Cụ thể:

Phương án 1, cho phép tăng phí theo hợp đồng dự án, giao bộ GTVT lựa chọn thời điểm phù hợp để hạn chế tối đa ảnh hưởng chi phí vận tải.

Phương án 2, giữ nguyên mức phí, chỉ tăng theo lộ trình đã ký trong hợp đồng dự án từ năm 2022. Song, nhà nước phải bố trí khoảng 5.080 tỉ đồng hỗ trợ các dự án do chưa được tăng giá.

Trên cơ sở phân tích cụ thể ưu, nhược điểm của các phương án, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận phương án 1 vì có nhiều ưu điểm hơn và không phải bố trí ngân sách nhà nước.

Bộ GTVT cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại cổ phần có giải pháp hỗ trợ, tái cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT. Đồng thời, giảm lãi vay phát sinh trong thời gian có dịch Covid-19.

Ngoài ra, giao cho Bộ GTVT tính toán kinh phí nhà nước cần thiết để hỗ trợ các dự án có doanh thu thực tế giảm 50% so với phương án tài chính của hợp đồng BOT đã ký và các dự án chưa được thu phí. Trường hợp cần thiết, đề xuất nhà nước trưng mua lại toàn bộ dự án.

Trước đó, ngày 24/3, Bộ GTVT đã trả lời kiến nghị của Hiệp hội Vận tải Hà Nội và TP.HCM về giảm phí BOT từ 3 -  5% cho xe tải 5 tấn trở lên và xe khách từ 16 chỗ trở lên để giảm chi phí vận tải trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Theo đó, chi phí của các phương tiện vận tải qua trạm thu phí BOT là mức giá được tính toán trong phương án tài chính của hợp đồng dự án, đủ để các doanh nghiệp BOT, hoàn trả vốn đã huy động đầu tư các dự án BOT đường bộ.

Thời gian qua, các doanh nghiệp BOT đã gặp nhiều khó khăn do phải giảm phí cho một số loại phương tiện và chưa được tăng phí theo lộ trình trong hợp đồng dự án. Do ảnh hưởng dịch Covid-19, lượng xe tiếp tục giảm dẫn đến doanh thu các trạm BOT càng thấp.

rong khi đó, các ngân hàng đang yêu cầu doanh nghiệp BOT huy động vốn bổ sung cho phần doanh thu thiếu hụt để tránh nguy cơ phải tái cơ cấu nợ, chuyển nhóm nợ. Do đó, Bộ GTVT đề nghị các doanh nghiệp vận tải chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp BOT.

Riêng đề nghị của doanh nghiệp vận tải về việc giảm phí BOT thì không được xem xét, ngược lại Bộ GTVT lại kiến nghị tăng tạo áp lực cho doanh nghiệp khi vượt qua khó khăn vì dịch Covid-19.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Ngân hàng thế giới khuyến nghị Việt Nam cần xử lý ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới khuyến nghị Việt Nam cần xử lý ngân hàng yếu kém

Trong báo cáo vừa công bố, Ngân hàng thế giới (WB) cho biết kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào năm 2025.

Giá hàng hoá nguyên liệu thế giới chưa ‘thoát’ diễn biến giằng co

Giá hàng hoá nguyên liệu thế giới chưa ‘thoát’ diễn biến giằng co

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong ngày giao dịch hôm qua (23/4). Sắc xanh phủ kín bảng giá nông sản và năng lượng, trong khi đó, sắc đỏ áp đảo trên nhóm nguyên liệu công nghiệp và kim loại.

// //