Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bạo lực gia đình: Cần giải pháp thực tế

Phóng viên - 04/10/2019 | 7:36 (GTM + 7)

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ bạo hành chồng đánh đập vợ, khiến dư luận phẫn nộ. Mức độ nghiêm trọng của những vụ việc đáng báo động, đòi hỏi sự vào cuộc của toàn xã hội, cơ quan chức năng, nhằm có biện pháp xử lý thích đáng.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Người chồng đánh người vợ đang bế con ngã ra sàn nhà - Ảnh cắt từ clip
Người chồng đánh người vợ đang bế con ngã ra sàn nhà - Ảnh cắt từ clip

Tháng 8, tháng 9 vừa qua, một đoạn ghi hình lại cảnh người chồng đánh vợ khi người vợ đang bế một đứa con nhỏ trên tay, trước sự chứng kiến của một đứa con trai lớn ngồi gần đấy. Một đoạn ghi hình khác của ông chồng “võ sư” tại Hà Nội thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với vợ mình. Lý do của những hành vi bạo lực chỉ xuất phát từ những mâu thuẫn trong sinh hoạt hàng ngày. Đó chỉ là hai trong những vụ bạo hành phụ nữ được phát hiện công khai và yêu cầu xử lý nghiêm. Đằng sau đó còn rất nhiều những vụ bạo hành gia đình vẫn âm thầm diễn ra mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.

"Ngày nay, trên mạng xã hội hay chia sẻ những trường hợp chồng đánh đập vợ, dưới xã hội ngày càng văn minh thì tôi thấy điều này không nên. Những vụ việc này xảy ra cho thấy, việc bảo vệ những người phụ nữ trong xã hội vẫn chưa được quan tâm nhiều. Phụ nữ ngày nay vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi, nhất là vẫn còn là nạn nhân của bạo lực gia đình".

"Thực tế trong một số gia đình hiện nay người phụ nữ vẫn chưa được tôn trọng nên bạo hành gia đình vẫn còn xảy ra. Đôi khi bản thân người phụ nữ vì sợ, vì xấu hổ nên là khi bị bạo hành họ không dám lên tiếng, tố cáo với các ngành chức năng".

"Việc bạo hành gia đình, con trẻ mà thấy ba mẹ đánh nhau như vậy thì tư tưởng của nó sẽ bị ức chế. Có những trường hợp tôi biết, con nhỏ bị trầm cảm vì vấn đề cha đánh mẹ, đâm ra tính tình cọc cằn, lầm lì, ít nói, ảnh hưởng tâm lý con trẻ rất là nhiều".

Theo Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM, 10 năm qua, toàn thành phố có hơn 1.800 vụ bạo lực gia đình. Đáng chú ý, số nạn nhân nữ trong các vụ bạo hành chiếm tới 86%. Thủ đoạn có xu hướng ngày càng tinh vi và nguy hiểm. Trong các loại bạo lực gia đình, bạo lực thân thể chiếm hơn 60%, bạo lực tinh thần chiếm hơn 30%.

Trước thực trạng báo động này, Luật sư Nguyễn Văn Hậu – Phó chủ tịch Hội luật gia TPHCM đánh giá:

"Tôi cho rằng những nguyên nhân sâu sa gây ra bạo lực gia đình, đó là sự bình đẳng giới chúng ta rất là hạn chế. Những quan điểm mang màu sắc định kiến giới nằm ngay trong văn hóa phong tục tập quán, cũng như là chuẩn mực đạo đức lâu nay. Tư tưởng định kiến giới, phụ nữ là người gìn giữ gia đình, một điều nhịn chín điều lành. Những quan niệm này khiến cho người nam giới cho rằng họ là trụ cột của gia đình, có quyền quyết định mọi việc. Chính vì nhận thức như vậy, cái nhìn nhận phải chăng của người phụ nữ trước bạo hành gia đình còn hạn chế, thiếu thẳng thắn, còn cam chịu".

vụ bạo hành gia đình diễn ra khi người phụ nữ đang ôm một đứa trẻ, có một đứa trẻ khác đang chứng kiến sự việc.
Vụ bạo hành gia đình diễn ra khi người phụ nữ đang ôm một đứa trẻ, có một đứa trẻ khác đang chứng kiến sự việc.

Dù cơ quan chức năng đưa ra các giải pháp từ tuyên truyền đến can thiệp, hỗ trợ và xử lý nhưng tình hình bạo hành tại TP HCM vẫn diễn biến khá phức tạp. Có những vụ cực kỳ nghiêm trọng, gây ra những tổn hại lớn về thể chất và tinh thần của nạn nhân bị bạo hành.

Về nguyên nhân, thạc sĩ Lê Thị Phương Thúy - Trưởng phòng tư vấn Trung tâm phụ nữ và phát triển phân tích:

"Nơi phụ nữ bị bạo lực, cộng đồng nơi ấy, chính quyền nơi ấy có thật sự bảo vệ người phụ nữ hay không. Hay là họ vẫn còn thờ ơ. Thực tế chúng tôi về địa phương để giải quyết thì hầu như mọi người không biết cách giải quyết cụ thể, thấu đáu. Cho nên cứ giải quyết chung chung theo kinh nghiệm. Và chính điều này làm cho thủ phạm hiểu rằng là gì, đánh vợ thì cũng chẳng làm sao cả. Và làm cho nạn nhân hiểu rằng gì, mình có báo cáo thì cũng không giải quyết đến đâu cả. Cho nên câu chuyện cứ diễn ra như thế thôi".

Đáng chú ý, theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, tình trạng bạo lực, đánh đập diễn ra trước mặt trẻ nhỏ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là nhân cách sau này sẽ có khuynh hướng tiêu cực hoặc bạo lực tương tự. Vì vậy, để ngăn chặn bạo lực và hậu quả tác động về lâu dài cho gia đình và xã hội, luật sư Hậu kiến nghị:

"Tôi cho rằng đó là phải giúp đỡ thay đổi quan niệm giới tính. Thứ hai họ cần sự trợ giúp pháp lý. Thứ ba, không còn cách nào khác là nạn nhân cần sáng suốt nên nhờ phía gia đình, cha mẹ anh em hoặc hàng xóm, hội phụ nữ, thậm chí công an. Chúng ta cần phát triển những trung tâm dành cho những thói quen bạo lực có cơ hội sửa đổi. Và tôi cho rằng cần phải trừng phạt hành vi bạo lực gia đình. Có những trường hợp người chồng đánh đập vợ nhưng chỉ phạt cảnh cáo, qua loa, do vậy chúng tôi nghĩ rằng cần mở rộng chi tiết hơn xử phạt thích đáng đối với hành vi bạo lực gia đình".

Bạo lực gia đình không chỉ gây ra những nỗi đau cho gia đình và xã hội mà có những tác động nghiêm trọng, lâu dài đến thế hệ trẻ. Vì vậy, cơ quan chức năng cần sớm có giải pháp mạnh tay và chiều sâu hơn, để ngăn chặn vấn nạn bạo lực gia đình tiếp diễn.

Bạo lực gia đình: Cần giải pháp thực tế

vụ bạo hành gia đình diễn ra khi người phụ nữ đang ôm một đứa trẻ, có một đứa trẻ khác đang chứng kiến sự việc.
Bạo lực gia đình từ lâu đã không còn là câu chuyện riêng của mỗi gia đình

Gia đình không giống như bất kỳ nhóm xã hội nào khác. Các thành viên trong gia đình được gắn kết với nhau bằng quan hệ huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng… Do đó các mối quan hệ không chỉ dựa trên chuẩn mực về đạo đức, truyền thống mà còn có cả trách nhiệm pháp lý. Các thành viên sống chung phải có nghĩa vụ quan tâm, chia sẻ về tâm lý, tình cảm, công việc, từ đó tạo nên những giá trị hạnh phúc, góp phần xây dựng xã hội cả về vật chất lẫn tinh thần.

Thế nhưng, thực tế 58% phụ nữ Việt Nam từng là nạn nhân của ít nhất một hình thức bạo hành. Đây là kết quả nghiên cứu về bạo lực giai đình đối với phụ nữ Việt Nam do Liên Hiệp Quốc mới công bố giữa tháng 9/2019. Còn theo một báo cáo của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, từ năm 2012 đến hết 2017, cả nước xảy ra trên 139.000 vụ bạo lực gia đình. Những vụ án mạng chỉ xảy ra sau một cánh cửa mà nạn nhân thường là người yếu thế phụ nữ và trẻ em. Những con số rùng mình này cho thấy, bạo lực gia đình đang là vấn nạn đau lòng và là hồi chuông báo động cho toàn xã hội.

Nguyên nhân chính từ ý thức tuân thủ pháp luật thấp và tư tưởng phong kiến lạc hậu đã ăn sâu, bám rễ vào không ít gia đình Việt Nam. Đó là tư tưởng trọng nam khinh nữ, chồng chúa vợ tôi, gia trưởng… khiến cho người phụ nữ e dè, lo sợ, luôn cam chịu, thay vì phải kêu gọi sự giúp đỡ hay lên tiếng tố cao.

Bởi có những vụ việc, nạn nhân bị chỉ trích, đổ lỗi, mang nặng định kiến giới, không được giải quyết đến nơi đến chốn, thậm chí có nơi xử lý chưa nghiêm, mức xử phạt thì quá nhẹ, dẫn đến thủ phạm vẫn nhỡn nhơ, khiến nạn nhân không tin tưởng vào sự can thiệp và giúp đỡ của cơ quan nhà nước.

Từ đó bạo lực gia đình cứ tái diễn, đến khi phát hiện thì mức độ vụ việc đã nghiêm trọng. Do đó, trong biện pháp hỗ trợ của các ngành chức năng, trước hết cần chú ý đến sự an toàn của nạn nhân.

Thứ hai, chúng ta phải nói rõ được trách nhiệm, lỗi sai của thủ phạm. Điều này đã được quy định rõ ràng trong Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ luật Dân sự, Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007. Vấn đề là trách nhiệm của cơ quan thực thi pháp luật cần xử lý nghiêm, đến nơi đến chốn theo đúng quy định.

Việc tuyên truyền giáo dục về bình đặng giới cần được phát huy tốt hơn nữa. Đặc biệt là dân trí một số vùng còn thấp, cổ hủ, để xóa quan niệm “phép vua thua lệ làng” thì việc giáo dục người dân thông qua các phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc sẽ mang lại hiệu quả lớn nhất.

Căn cơ vẫn là nạn nhân, cần nhận thức và mạnh mẽ hơn để đấu tranh với các hành vi bạo lực trong gia đình. Nên xóa bỏ quan niệm, bạo lực gia đình là chuyện tự “đóng cửa bảo nhau”, cộng đồng e ngại khi can thiệp. Đã đến lúc phải cấp bách nâng cao nhận thức và hành vi cho mọi người dân rằng không thể chấp nhận bạo lực gia đình dù dưới hình thức nào. Bởi gia đình được coi là tế bào của xã hội. Việc xây dựng gia đình hạnh phúc là trách nhiệm của mọi nhà, qua đó góp phần phát triển xã hội văn minh, tốt đẹp.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

// //