Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Xe chở hàng cồng kềnh: Tiềm ẩn nguy cơ TNGT

Phóng viên - 03/03/2017 | 10:09 (GTM + 7)

VOVGT - Tình trạng xe chở hàng cồng kềnh ẩn chứa hiểm họa giao thông là chuyện thường xuyên diễn ra trên khắp các con đường, ngõ hẻm...

Nghe nội dung chương trình tại đây:

Xe chở hàng cồng kềnh là chuyện thường thấy ở trên các đường phố nước ta. Nó liên quan trực tiếp đến vấn đề mưu sinh của nhiều người. Tuy nhiên, không thể vì thế mà để mặc tình trạng này diễn ra, không đàm bảo an toàn, gây nguy hiểm đến tính mạng cho người khác khi lưu thông trên đường.

Chiếc xe chở nhiều ống nhựa và kim loại cỡ lớn di chuyển tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông. Ảnh: Tuổi trẻ

Những chiếc xe ba bánh, xe tự chế, xích lô, xe ba gác, xe máy kéo chở hàng hóa cồng kềnh trên các tuyến đường tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cao. Thế nhưng, tình trạng này vẫn tiếp diễn mỗi ngày, trong cuộc sống mưu sinh “cơm áo gạo tiền” của một số người dân hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, không thể vì cảm thông với những vấn đề mưu sinh của họ mà chấp nhận hành vi vi phạm pháp luật thế này; bỏ mặc hiểm họa tai ương “rình bắt” sinh mệnh chúng ta bất kỳ lúc nào.

Lý giải ở góc độ tâm lý về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu hiện công tác tại Khoa Tâm lý học trường ĐH Sư phạm Tp.HCM giải thích:

Cách đây không lâu, dư luận cả nước đã rúng động hai vụ chết người liên tiếp chỉ trong 3 ngày mà thủ phạm là những chiếc xe chở tôn chở sắt cồng kềnh, khiến ai cũng khiếp sợ và thương tâm. Đó là vào chiều ngày 23/09/2016, một bé trai 9 tuổi đang đạp xe nô đùa cùng bạn trên đường (Hà Nội), không may đâm thẳng vào xe xích lô chở tôn đang đổ trên đường. Cú va mạnh khiến miếng tôn cứa ngang cổ cậu bé làm cậu tử vong.

Hiện trường vụ tai nạn khiến một cháu bé tử vong

Hai ngày sau đó, 25/09/2016, trong lúc gia đình bé trai đang đau buồn tiễn đưa em về nơi an nghỉ cuối cùng thì ở cách đấy vài chục km, một cái chết đau lòng vì tôn sắt lại một lần nữa xảy ra. Không phải một em nhỏ đang đi đường bất cẩn, lần này, người phụ nữ 66 tuổi chỉ đang ngồi trên vỉa hè, chăm chú chờ đợi một chuyến xe buýt đưa mình về quê. Rất tiếc là xe buýt không thấy đến, chỉ thấy một chiếc xe chở hàng từ đâu vun vút lao tới. Không ai có thể ngờ rằng, chuyến đi từ quê lên Hà Nội của người phụ nữ này lại là chuyến đi cuối cùng trong cuộc đời bà. Tai nạn thương tâm chẳng chừa ai, cho dù khi bà chỉ đang yên ổn ngồi ở một góc khiêm tốn trên vỉa hè.

Trong Nghị định 46/2016 của Chính phủ quy định về luật giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện xe máy chở hàng cồng kềnh bị phạt từ 300.000 đến 400.000 đồng; người điều khiển xe đạp hoặc phương tiện thô sơ bị phạt từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng. Với mức phạt quá thấp so với hậu quả của hành vi gây ra, cử nhân luật Trần Hữu Nam chia sẻ:

Xe chở hàng cồng kềnh gây nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông xung quanh và cả chính người chở phương tiện đó. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp hành các quy định pháp luật khi tham gia giao thông của người điều khiển phương tiện quá thấp, thích cái lợi trước mắt mà không nghĩ đến hậu quả xảy ra. Xe máy, xe xích lô, xe thô sơ tự chế chở hàng cồng kềnh đôi khi là chuyện chẳng – đặng – đừng trong cuộc sống mưu sinh của nhiều người dân phải lo miếng ăn miếng mặc mỗi ngày.

Tuy nhiên, không thể lấy đó làm nguyên nhân để thông cảm cho những chuyến xe chở nhiều hiểm họa giao thông chết người như thế. Vì vậy, xã hội phải quyết tâm dẹp bỏ vấn nạn xe chở hàng cồng kềnh này. Đó là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ mỗi cá nhân chúng ta, mỗi con trẻ một phần được an toàn vì không bị những chiếc xe chở hàng cồng kềnh, vượt mức cho phép, ám ảnh.

Lực lượng chức năng cần tăng cường xử lý vi phạm đối với các phương tiện chở hàng cồng kềnh để tạo tính răn đe. Ảnh: Hà Nội mới 

Trong những năm gần đây, các cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục tập trung tuyên truyền, hướng dẫn và tăng cường xử lý vi phạm đối với các loại phương tiện xe thô sơ không qua đăng ký, hoặc vi phạm xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định, hoặc kéo theo phương tiện khác. Đồng thời, yêu cầu các hộ kinh doanh ký cam kết không sử dụng các loại xe không đảm bảo an toàn giao thông hoặc chở hàng hóa cồng kềnh. CSGT cũng sẽ phối hợp công an các quận, huyện và các cơ quan chức năng huy động lực lượng xử phạt có trọng tâm, xử lý nghiêm việc lưu thông các xe tự chế, thay đổi kết cấu, chở hàng hóa quá giới hạn quy định.

Đồng thời, báo chí và các phương tiện truyền thông cần phát huy thế mạnh của mình trong việc tuyên truyền cho người dân hiểu rõ, nhận thức được hậu quả của việc chở hàng cồng kềnh, vượt giới hạn quy định. Thà thay đổi cách mưu sinh để cuộc sống luôn bình yên và an toàn, không vì cái lợi nhỏ nhặt mà chọn nghề mang vác tử thần, gây ra những hậu quả, bi kịch không thể lường trước được. 

Bên cạnh đó, nếu Nhà nước hoặc Xã hội có các tổ chức, trung tâm giúp những người dân hiện sống bằng nghề dùng xe thô sơ chở hàng cồng kềnh có thể thay đổi nghề khác an toàn hơn thì sẽ mang ý nghĩa thiết thực cho mỗi người dân và xã hội. Có như vậy, giao thông đường phố của chúng ta mới phần nào an toàn và hạn chế tối đa những tai nạn mất mát đau thương từ vấn nạn xe chở hàng cồng kềnh.

Tags:
Ý kiến của bạn
Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Năm 2024 được xem là năm bùng nổ của hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam, với hàng nghìn km đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Bên cạnh hiệu quả và lợi ích của việc phát triển hệ thống đường cao tốc, thì rất nhiều thách thức mới cũng xuất hiện trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Sau 20 năm xây dựng, với hơn 2.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, hệ thống giao thông nước ta đã tạo được bước đột phá chiến lược, vươn tới và khai phá những không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Bằng việc phân tích các thách thức hiện tại trong việc nâng cao kỹ năng, kiến thức của người tham gia giao thông trên cao tốc, VOV Giao thông cùng các đơn vị quản lý các tuyến cao tốc, qua đó giảm thiểu tai nạn giao thông, ứng phó hiệu quả với các tình huống xấu.

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM hiện có khoảng 120 tuyến xe buýt công cộng trong đó có 90 tuyến được trợ giá. Hoạt động của hệ thống xe buýt công cộng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân bởi nhiều vướng mắc chưa được giải quyết trong đó có tình trạng ùn tắc do triều cường, mưa ngập.

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Sau mỗi đợt mưa bão, nhiều xây xanh bị gẫy, đổ nhưng việc cắt gọt, thu dọn hiện trường còn chậm trễ, không kịp thời, ảnh hưởng đến đời sống và đi lại của nhân dân. Hiện nay, sự phân cấp, phân quyền đối với việc thu dọn, cắt tỉa cây xanh sau bão đang được quy định ra sao?Giải pháp nào để khắc phục?

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Thông tin về việc hãng dược AstraZeneca của Anh và Thụy Điển lần đầu tiên thừa nhận vắc xin COVID-19 của họ có thể gây tác dụng phụ như " hiện tượng rối loạn máu đông" khiến nhiều người đã từng tiêm vắc xin này khá lo lắng.

Thiệt đơn, thiệt kép khi công ty chậm hoặc không đóng bảo hiểm

Thiệt đơn, thiệt kép khi công ty chậm hoặc không đóng bảo hiểm

Trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, cùng với đó, ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao trong việc tuân thủ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

// //