Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tỷ lệ tử vong sớm do ô nhiễm không khí cao ở các quận nội thành

Phóng viên - 15/08/2021 | 7:51 (GTM + 7)

Ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn PM 2.5 tác động trực tiếp đến sức khỏe người dân, làm gia tăng nguy cơ gây tử vong sớm, nhất là tại các khu vực đông dân cư.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Khi chưa có dịch COVID-19, bác Nguyễn Hồng Lan, ở khu Văn Quán, quận Hà Đông (Hà Nội) hàng ngày đi tập thể dục ở gần hồ Văn Quán.

Tuy nhiên, bác Lan đã phải điều chỉnh giờ tập của mình sau không ít lần chứng kiến hoạt động đốt rác: 'Thường thường họ hay quét rác, nhiều thì họ đốt, khói um hết cả, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân vì người ta đi thể dục đi qua, đi lại'.

Không chỉ đốt rác, nhiều hoạt động khác như sử dụng bếp than tổ ong, những công trình xây dựng không có tấm chắn bảo vệ và hàng triệu phương tiện cá nhân xả thải mỗi ngày khiến cho không khí của Hà Nội liên tục bị ô nhiễm.

Vào những tháng sau thu hoạch lúa, Hà Nội còn bị bủa vây bởi khói từ hoạt động đốt rơm rạ. Bác Công Khánh, ở quận Nam Từ Liêm phản ánh: 'Đốt rơm rạ sau mùa thu hoạch, chắc chắn khói bay vào khu dân cư. Nếu đốt nhiều thực sự là khó thở'.

Theo một nghiên cứu mới được công bố của Đại học y tế công cộng,  nồng độ bụi mịn PM 2.5 trung bình năm 2019 của các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố nằm trong khoảng 28,15 μg/m3 - 39,4μg/m3, vượt ngưỡng quy chuẩn quốc gia.

Trong đó, 3 quận nội thành Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng cao nhất. 

Còn theo một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, nồng độ trung bình năm bụi mịn năm 2015 của Hà Nội cao hơn 50 miligam/m3. Bởi vậy người dân Hà Nội có nguy cơ phơi nhiễm chất ô nhiễm không khí cao, bà Nguyễn Lệ Thu, Chuyên gia cao cấp về môi trường của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam cho biết:  'Khoảng 40% dân số của Hà Nội đã và đang bị ảnh hưởng bởi bụi mịn PM2.5 này. Đặc biệt là những người dân sống ở nội thành đang phải hít thở một bầu không khí có nhiều bụi mịn'.

PGS.TS Trần Thị Tuyết Hạnh, Giảng viên sức khỏe môi trường, ĐH y tế công cộng phân tích, mỗi ngày, con người hít thở từ 10.000-20.000 lít khí tùy thuộc vào hoạt động thể lực. Thường xuyên hít thở không khí ô nhiễm có nguy cơ mắc một số bệnh cấp tính hoặc mãn tính: 

'Có nhiều nghiên cứu đã cho thấy ô nhiễm không khí trong đó có bụi mịn 2.5 làm tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong. VD như phơi nhiễm bụi mịn PM 2.5 làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi, các chứng bệnh hô hấp, tim mạch và bệnh tiểu đường', PGS.TS Trần Thị Tuyết Hạnh cho biết.

Cũng theo kết quả nghiên cứu của ĐH Y tế công cộng công bố mới đây, năm 2019, Hà Nội có trên 2.800 ca tử vong sớm do phơi nhiễm bụi PM 2.5. Trong đó, tỷ suất tử vong cao nhất tại quận Hoàn Kiếm và Ba Đình, lần lượt là 59,8 và 55,3/100.000 dân. (giả định giá trị nồng độ bụi mịn trung bình năm ở Hà Nội là 22,9µg/m3).

Tranh và sản phẩm tái chế của thiếu nhi Bến Tre đã “thổi” sức sống mới vào các bệnh viện dã chiến

Tranh và sản phẩm tái chế “thổi” sức sống mới vào khu cách ly

Ô nhiễm không khí nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung ngày càng được nhận thức rõ hơn trong cộng đồng, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Mỗi hành động đẹp bảo vệ môi trường đều có sức lan tỏa mạnh mẽ, như tranh và sản phẩm tái chế của các em nhỏ tỉnh Bến Tre đang tiếp sức cho chiến sĩ tuyến đầu chống dịch.

Hàng trăm bức tranh và sản phẩm tái chế từ các vật liệu như: giấy, nhựa, mo nang dừa, chậu cây, nón lá,… của thiếu nhi Bến Tre đã được gửi vào các bệnh viện dã chiến của tỉnh, tạo không gian xanh, thân thiện, giúp người bệnh yên tâm điều trị và cổ vũ tinh thần y, bác sĩ trong cuộc chiến chống COVID-19.

Chị Lâm Như Quỳnh, Phó bí thư thường trực Tỉnh đoàn Bến Tre, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh cho biết, đây là một trong những hoạt động sáng tạo của học sinh, sinh viên trên địa bàn với chủ đề: “Ở nhà vẫn vui, ở nhà tích cực”. Hơn 300 tác phẩm là rất nhiều câu chuyện, những lời động viên, góc nhìn ngộ nghĩnh và tươi tắn của các em nhỏ, góp sức chống dịch cùng các anh chị đoàn thanh niên:

Hội đồng Đội tỉnh đã đưa sản phẩm vào 3 bệnh viện, được các y, bác sĩ và đoàn viên bệnh viện tiếp nhận. Chúng tôi hy vọng những nét vẽ dễ thương và tỉnh cảm của các bạn nhỏ sẽ tăng thêm sức mạnh tinh thần cho họ, sẽ góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong thiếu nhi và thực hiện mong muốn xây dựng “Bến tre xanh”.

Chị Lâm Như Quỳnh cho biết thêm, Đề án “Bến Tre xanh” đang hình thành thói quen cho rất nhiều đội viên thiếu nhi của tỉnh trong việc phân loại, tái chế rác thải nhựa. Năm học tới, Hội đồng Đội tỉnh sẽ tiếp tục triển khai hoạt động thu gom vỏ hộp sữa, giúp học sinh có ý thức trong việc hạn chế thải rác ra môi trường.

Tags:
Ý kiến của bạn
Tận dụng tủ cáp viễn thông làm trạm sạc xe điện

Tận dụng tủ cáp viễn thông làm trạm sạc xe điện

Mới đây, công ty viễn thông hàng đầu Vương quốc Anh, British Telecom đã thể hiện sự sáng tạo của mình bằng cách “hô biến” tủ cáp điện thoại thành các trạm sạc xe điện.

Phạt nguội xe máy: Kêu khó nhiều rồi, làm đi

Phạt nguội xe máy: Kêu khó nhiều rồi, làm đi

Đề xuất phạt nguội với người điều khiển mô tô, xe gắn máy vi phạm luật giao thông đã nhiều lần được đề cập, song đều chưa thực hiện được, trong khi vi phạm với xe máy ngày càng phổ biến, TNGT liên quan đến xe máy cũng ngày càng nhiều.

Khai thác đất trái phép và những hệ lụy đau lòng

Khai thác đất trái phép và những hệ lụy đau lòng

Hơn 2 năm qua, hàng chục hecta đất ruộng của người dân ấp Láng Cơm, xã Bình Giang, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang bị bỏ trống không thể dùng để làm nông nghiệp. Nguyên nhân do những đối tượng xấu thời gian trước đây đến dụ dỗ người dân với mục đích mướn và mua đất để canh tác lúa.

Tự sự của đêm: Cây cũng biết đau

Tự sự của đêm: Cây cũng biết đau

Nhà tôi ở trung tâm thành thị nhưng vị trí nằm trên vùng đất nguyên sơ, khẩn hoang gần như muộn nhất của Sài Gòn.

Sử dụng camera AI để giám sát, phát hiện hành vi nguy hiểm trên cao tốc

Sử dụng camera AI để giám sát, phát hiện hành vi nguy hiểm trên cao tốc

Tính đến hết tháng 04/2024, nước ta đã có khoảng 2000km đường bộ cao tốc. Bên cạnh những đóng góp quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước, hệ thống đường bộ cao tốc cũng đang đứng trước nhiều thách thức trong công tác đảm bảo an toàn giao thông.

Sốt ruột với các dự án chống ngập

Sốt ruột với các dự án chống ngập

Mùa mưa sắp đến, người dân đang hết sức sốt ruột vì các dự án chống ngập trên địa bàn TP.HCM, trong đó có dự án chống ngập 10.000 tỷ đến nay vẫn chưa thể hoàn thành. Rõ ràng, việc chống ngập là việc quan trọng, cần có quy hoạch và phải ưu tiên bố trí vốn.

Phụ huynh bối rối khi con sắp nghỉ hè

Phụ huynh bối rối khi con sắp nghỉ hè

Sau ngày 31/5 học sinh cả nước bước vào kỳ nghỉ hè, đây cũng là lúc các bậc phụ huynh đau đầu với việc tổ chức một kỳ nghỉ hè bổ ích, an toàn cho con em mình.

// //