Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tuyến buýt nhanh BRT: Hiệu quả không như kỳ vọng, để lại nhiều hệ lụy

Phóng viên - 01/12/2021 | 16:40 (GTM + 7)

Dù mang nhiều kỳ vọng “đột phá” cho vận tải hành khách công cộng Thủ đô, song sau gần 5 năm vận hành, khai thác, tuyến BRT 01 không chỉ bộc lộ hàng loạt sai phạm, lãng phí, đội giá, mà hiệu quả khai thác chỉ như buýt thường…

 >>> Thanh tra Chính phủ kết luận sai phạm tại Dự án xe buýt nhanh (BRT) Hà Nội

5 năm tuyến BRT 01 của Hà Nội vận hành, năm sản lượng nhất tốt nhất cũng chỉ đạt 5,5 triệu lượt khách, bình quân 42 khách/chuyến, chưa bằng một nửa công suất thiết kế.

"Như thế là thất bại, số lượng hành khách không lớn, tốc độ và tần suất không như mục tiêu, vẫn chạy chậm".

"Nó chỉ phục vụ những người có điểm đầu, điểm cuối trùng trên hành lang đấy thôi".

"Chúng ta bê nguyên xi dự án của nước ngoài vào, đầu tư quá nhiều. Thế giới người ta cũng không đầu tư lớn như thế".

---

Bạn nghĩ sao về vấn đề này? Hãy cùng VOVGT lý giải trong tọa đàm trực tiếp trên VOV Giao thông FM91, vovgiaothong.vn và fanpage VOV Giao thông, từ 14h10 đến 15h10, thứ Năm, ngày 02/12/2021.

Hàng ngày phải lưu thông trên trục Tố Hữu - Lê Văn Lương, ông Bùi Thanh Toàn, ở Thanh Xuân, Hà Nội luôn phải chật vật với quãng đường trùng với lộ trình tuyến buýt nhanh BRT 01 Bến xe Kim Mã- Yên Nghĩa.

Dù đi bằng xe máy, quãng đường chỉ cách chỗ làm hơn 5km, nhưng ông Toàn thường phải mất hơn 30 phút đi xe, vì tắc đường.

Ông Toàn cho biết thêm:  'Tình trạng tắc đường hầu như ngày nào cũng xảy ra, cộng với tuyến đường BRT mà tôi thấy rất bất tiện và bất cập, nhất là đường đã hẹp rồi, mật độ thì đông, làn BRT lại chiếm rất nhiều diện tích, thành ra đường luôn luôn bị tắc'.

Tương tự, chị Bùi Thu Trang, ở Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội cũng không chọn sử dụng tuyến BRT dù hàng ngày phải đi qua một đoạn trùng với lộ trình tuyến BRT 01, bởi ngoài việc đi bộ từ nhà ra bến xe Kim Mã, chị Trang còn phải đi thêm 1 chặng bằng xe ôm, khá bất tiện. 

'Thấy bất tiện vì BRT chỉ đi qua một số tuyến cố định, không đáp ứng hết nhu cầu của mọi người. Như em muốn đến Khuất Duy Tiến em lại phải đi ra đây rồi quay ngược lại', chị Trang chia sẻ.

Một số hành khách cũng bày tỏ, tuyến BRT chưa thực sự hiệu quả để người dân có thể từ bỏ phương tiện cá nhân:

'BRT nó chưa hiệu quả, thứ nhất nó phụ thuộc vào thời điểm người ta đi lại, thứ 2 khu vực này mức độ bệnh viện, trường học có đông hay không để người ta sử dụng'.

'Bởi vì nó không đồng bộ, có mỗi trục đường này nên không kết nối được. Đấy, nhánh xe con, xe này xe kia nó chen chúc nhau'.

Thực tế cho thấy, dù sản lượng hành khách năm sau đều cao hơn năm trước, nhưng đến nay, năm sản lượng nhất tốt nhất cũng chỉ đạt 5,5 triệu lượt khách, bình quân 42 khách/chuyến, chưa bằng một nửa công suất thiết kế.

Tốc độ vận hành chỉ cao hơn buýt thường 30%. Có được kết quả trên là do buýt BRT có một số ưu tiên đặc biệt so với xe buýt thường, bởi có làn đường dành riêng nên chạy được thông thoát, êm thuận…

Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng sau gần 5 năm vận hành, khai thác, tuyến BRT 01 không những chưa đem lại hiệu quả như kỳ vọng, mà còn để lại nhiều hệ lụy.

Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN phân tích: ''Đường ông chiếm mất diện tích của nó, thế là bao nhiêu phương tiện phải đi tránh, thế nhưng có nhanh được đâu. Thế nên rất lãng phí"

TS Trần Hữu Minh, Chánh Văn phòng UBATGTQG cũng cho rằng, BRT 01 đang đạt khoảng 1.000 hành khách/làn/giờ cao điểm, chỉ nhỉnh hơn một làn ô tô trogn đô thị, nhưng chỉ bằng một nửa khi khai thác bằng xe máy.

Theo ông Minh, nếu để tuyến BRT như hiện nay, nó chỉ một loại xe buýt thường: 'Không nên duy trì như hiện nay, mà buộc phải thực hiện một trong 2 hướng, hoặc là chuyển thành xe buýt thường, đó là bất đắc dĩ mà không ai muốn mà chúng ta cần có lộ trình và hướng cụ thể để khắc phục những bất cập hiện nay đối với xe buýt nhanh về trung chuyển, về làn, về kết nối, về chia sẻ thông tin, về tích hợp thẻ… để đưa BRT này lên một tầm cao mới với chất lượng dịch vụ khác hẳn xe buýt thường'
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Mở đường Láng rộng gấp đôi, cần phải làm gì?

Mở đường Láng rộng gấp đôi, cần phải làm gì?

Mới đây Sở GTVT Hà Nội có báo cáo UBND thành phố việc triển khai lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy (đường Láng), với tổng đầu tư trên 21.000 tỷ đồng.

Garage tư nhân “mọc” trên vỉa hè

Garage tư nhân “mọc” trên vỉa hè

Những ngày hè tháng Năm này, hoa bằng lăng tím trổ bông dọc theo dòng Kim Ngưu khiến các cung đường phía Nam Hà Nội như duyên dáng hơn. Tuy nhiên, chút chất thơ đó không khỏa lấp được những bất cập trên vỉa hè khu vực này, khi người đi bộ thực sự bối rối với những chướng ngại vật không ngờ tới.

Những người trẻ tiếp nước, “giải khát” cho miền Tây hạn mặn

Những người trẻ tiếp nước, “giải khát” cho miền Tây hạn mặn

Khoảng hơn 2 tháng trở lại đây, các tỉnh miền Tây Nam Bộ xuất hiện nhiều đợt xâm nhập mặn vào sâu nội đồng cùng các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, hệ thống sông Tiền, sông Hậu.

Nỗi niềm những tài xế giao đồ ăn

Nỗi niềm những tài xế giao đồ ăn

Kể từ đại dịch COVID-19, thị trường giao đồ ăn tại Trung Quốc bùng nổ và tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, những tài xế của các nền tảng giao đồ ăn tại quốc gia tỷ dân này đang phải làm việc trong điều kiện lao động khắc nghiệt, với thời gian làm việc kéo dài nhưng thu nhập lại thấp.

Một thời đánh dây thép

Một thời đánh dây thép

Với giới trẻ ngày nay, ba chữ “đánh dây thép” hay “Nhà dây thép” chắc còn khá lạ lẫm, nhưng đó lại là những từ quen thuộc của những thập niên đầu thế kỷ 20.

Cung vượt cầu, cuộc chiến giá xe điện ngày càng căng thẳng

Cung vượt cầu, cuộc chiến giá xe điện ngày càng căng thẳng

Nhằm gia tăng thị phần, rất nhiều nhà sản xuất đã cố gắng giảm giá xe điện nhằm thu hút khách hàng, đặc biệt tại Trung Quốc. Nhưng với nguồn cung ngày càng nhiều, cuộc chiến về giá xe điện đang ngày càng căng thẳng, mà chỉ những nhà sản xuất với năng lực mạnh mẽ mới có thể trụ lại.

4.700 tỷ đồng trái phiếu sắp đáo hạn, nhiều doanh nghiệp cạn tiền trả nợ

4.700 tỷ đồng trái phiếu sắp đáo hạn, nhiều doanh nghiệp cạn tiền trả nợ

VIS Rating ước tính 4.700 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong tháng 5/2024 có rủi ro không trả được nợ gốc đến hạn, thậm chí nhiều doanh nghiệp lâm vào tình cảnh ‘cạn tiền’ trả nợ.

// //