Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

TP.HCM: Nhiều thách thức để trở thành trung tâm văn hóa hàng đầu cả nước

Phóng viên - 02/11/2020 | 6:06 (GTM + 7)

TP.HCM hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải của một đô thị lớn trong việc vừa phát triển kinh tế, vừa bảo tồn di sản - cảnh quan kiến trúc và khai thác các giá trị văn hóa.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Cùng với vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước và mục tiêu “sớm trở thành trung tâm kinh tế - xã hội lớn của Đông Nam Á”, Thành phố Hồ Chí Minh còn là trung tâm văn hóa lớn với những giá trị được lưu giữ qua hơn 300 năm hình thành, phát triển.

Để xứng với tầm vóc của một đô thị đặc biệt, Thành phố đang xây dựng đề án “Chiến lược phát triển ngành văn hóa Thành phố đến năm 2030”.

45 năm sau Giải phóng, với việc tận dụng nhiều tiềm năng, cơ hội, bức tranh văn hóa của Thành phố đã vô cùng sống động và đa dạng. Trong tiến trình hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm văn hóa hàng đầu cả nước, Thành phố trẻ năng động này sẽ phải đối mặt với những thách thức gì?

Các di tích lịch sử văn hóa được bảo tồn sẽ giúp TP Hồ Chí Minh có nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc. Ảnh: Báo Tin tức

Với tuổi đời hơn 300 năm, TP.HCM đang lưu giữ nhiều tinh hoa di tích, di sản văn hóa đô thị.Thành phố hiện có 172 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 40 di tích là công trình kiến trúc có thể phát huy thành điểm đến văn hóa.

Tuy nhiên, việc mất dần các công trình di sản kiến trúc, trong đó điển hình là các biệt thự cổ đang là hồi chuông báo động cho sự mất cân đối của đô thị TP.HCM.

Tiến sỹ Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội khoa học Lịch sử TP.HCM cho rằng, nếu không có di sản, đô thị gần như không thể phát triển văn hóa:

"Để bảo tồn di sản trong quá trình phát triển đô thị, vai trò quyết định thuộc về chính quyền và nhà đầu tư, vai trò quan trọng là nhà nghiên cứu và cộng đồng".

Mới đây, UBNDTP.HCM đã có văn bản gửi Bộ Quốc phòng, xin ý kiến về chủ trương lập hồ sơ di tích Địa đạo Củ Chi trình lên UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản thế giới. Đề xuất này nhận được sự quan tâm của người dân trong bối cảnh Thành phố chưa có một di sản nào được thế giới công nhận.

Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu cho rằng, những thách thức là không nhỏ, nhưng đó là việc cần thiết phải làm trong tiến trình khẳng định giá trị văn hóa mảnh đất trung tâm của Nam bộ.

"Người Việt Nam muốn truyền đi thông điệp cho thế giới, rằng: người Việt Nam có khả năng sáng tạo ra những công trình kiến trúc kiệt tác xứng đáng sánh vai với những công trình kiến trúc có giá trị toàn cầu của nhân loại".

Không chỉ có những di sản kiến trúc, Thành phố có những hàng cây tuổi đời đã lên đến hơn 100 năm được trồng vào những năm 1870. Khi ấy, người ta trồng cây cho TP với quy hoạch chừng 500 nghìn dân. Cứ 5 năm, TP lại tăng thêm khoảng1 triệu người.

Nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đánh giá, diện tích cây xanh tại TP hiện ở mức “nghèo nàn”, chỉ đạt 0,5m2/đầu người, rất thấp so với chỉ tiêu quy hoạch phải đạt 6-7m2/đầu người. Đó là chưa kể, TP bắt đầu đối mặt với những thách thức khi khó có thể giữ lại tất cả những hàng cây xanh cổ thụ - vốn là biểu tượng văn hóa và cũng là ký ức của người Sài Gòn.

"Singapore diện tích hơn 1/3 TPHCM, dân số 5,5 triệu người, có đến 2 triệu cây xanh, còn chúng ta có 10 triệu dân mà chỉ 102.000 cây, hết sức thấp. Mặc dù có những khó khăn nhưng chúng ta thấy rằng, để TPHCM là nơi phát triển, là nơi sống tốt, không thể chấp nhận và tiếp tục chấp nhận trạng thái công viên cây xanh như vừa qua nữa."

Người dân Thành phố Hồ Chí Minh tham gia một Lễ hội áo dài. Ảnh: An Hiếu/TTXVN

Triển khai Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Thành phố Hồ Chí Minh đã xác định những chỉ tiêu cụ thể về nhóm các ngành điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh-triển lãm, quảng cáo và văn hóa; chú trọng, xúc tiến thực hiện một số công trình trọng điểm. Theo kế hoạch, một Nhà hát Giao hưởng – nhạc vũ kịch có quy mô 1.700 chỗ ngồi sẽ được xây dựng tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2.

Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Tuấn Anh – Phó Giám đốc Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố chia sẻ, việc xây dựng một công trình văn hóa có điểm nhấn về kiến trúc, nghệ thuật là chính đáng và cần thiết với TP phát triển bậc nhất cả nước.

"Trong tương lai, khi mà Nhà hát Giao hưởng mới tại Thủ Thiêm được hình thành thì sẽ hoàn toàn đáp ứng được mong mỏi của nhân dân, của giới mộ điệu, của những người làm công tác trong ngành văn hóa nghệ thuật nói chung của Thành phố"

Nằm ở vị trí gần những công trình kiến trúc, lịch sử nổi tiếng như Nhà thờ Đức Bà và Bưu điện thành phố, đường sách Nguyễn Văn Bình là điểm đến của những người yêu văn hóa đọc. Đây là con đường sách phức hợp đầu tiên của Việt Nam được xây dựng với không gian mở. Bà Trần Thị Lan, con gái nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải cho rằng, đường sách đã góp phần tạo ra môi trường văn hóa thân thiện, gần gũi, và đặc biệt là nâng cao văn hóa đọc cho giới trẻ.

"Đây là một khát khao của những người hằng lưu tâm đến văn hóa của dân tộc. Vì văn hóa đọc bây giờ rất sao nhãng. Bây giờ chúng ta phải làm thế nào đó để tuổi trẻ đến và đọc nhiều. Và chính tuổi trẻ các em là động lức mạnh nhất để tô điểm cho văn hóa Thành phố".

Năm 2020, TP.HCM chọn chủ đề là “Năm đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị”. Để thực sự trở thành đô thị có chiều sâu văn hóa, bên cạnh việc xây dựng những công trình văn hóa, sự kiện văn hóa, thì cần sự thay đổi tư duy của những người làm công tác văn hóa.

"Văn hóa là của người dân. Vai trò của nhà quản lý là phải hạn chế những biểu hiện phi văn hóa. Thứ hai, là nhà quản lý phải “tài trợ” – hỗ trợ cho các chương trình văn hóa".

"Chính quyền phải có tầm nhìn thực sự, được thể hiện bằng quy hoạch đô thị, bằng việc thực thi các chính sách bảo tồn đô thị, bảo tồn di sản".

"Tôi khẳng định bảo tồn và phát triển nó có mối quan hệ hữu cơ và giúp ích cho nhau".

"Muốn bảo tồn, Nhà nước có ba công cụ trong tay. Công cụ thứ nhất là quy hoạch sử dụng đất, công cụ thứ hai là đầu tư hạ tầng cơ sở và công cụ thứ ba là chính sách thuế. Do đó chính sách của Nhà nước không chỉ là quy định bắt buộc mà phải nâng đỡ để di sản phát huy được".

Khách du lịch tham quan TP.HCM. Ảnh: Pháp luật TPHCM

TP.HCM hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải của một đô thị lớn trong việc vừa phát triển kinh tế, vừa bảo tồn di sản - cảnh quan kiến trúc và khai thác các giá trị văn hóa.

Góc nhìn của VOVGT qua bình luận nhan đề: “Thành phố Hồ Chí Minh – hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo tồn để trở thành trung tâm văn hóa hàng đầu”.

 

TP.HCM là đầu tàu về kinh tế, khoa học kỹ thuật của cả nước; là đô thị phát triển ngang tầm đô thị nhiều nước trên thế giới. Muốn phát triển bền vững, tạo nên các giá trị đặc sắc, trở thành điểm nhấn mang tầm khu vực, thì văn hóa cần được chú trọng trở thành động lực cho sự đi lên của thành phố   Tuy nhiên, để trở thành trung tâm văn hóa hàng đầu cả nước, trước hết, TP HCM phải thực  sự đổi mới công tác quản lý và điều hành của mình trong lĩnh vực này, nhất là việc bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc kết tinh hàng trăm năm.

Đó là bản sắc của sự giao thoa, hội tụ nhiều dòng chảy văn hóa từ Kinh- Hoa- Khmer- Chăm đến phan trộn văn hóa giữa phương Đông và Tây âu thể hiện trên các công trình kiến trúc, lễ hội, văn học - nghệ thuật và ẩm thực.

Để các giá trị văn hóa này “sống” được có ý nghĩa trong cộng đồng, thì thành phố phải đưa ra những quyết sách và giải pháp hữu hiệu, cụ thể, chi tiết để mọi người thực hiện. Trách nhiệm này không chỉ của riêng nhà quản lý văn hóa, mà còn liên quan đến những nhà quy hoạch, chủ đầu tư các công trình xây dựng; người dân ở mỗi khu phố, con đường mình đang sinh sống. Từ đó, mọi người mọi nhà đều thấy rõ văn hóa, ứng xử văn minh với các di sản vừa là của chung nhưng rất riêng tư.

Như vậy muốn có một Thành phố văn hóa, văn minh, thì yếu tố quyết định đó chính là con người. Chúng ta không thể kêu gọi suông về một Thành phố đáng sống với nhiều mục tiêu về văn hóa bề nổi được đặt ra, mà quên mất rằng, văn hóa bắt nguồn từ những suy nghĩ, hành động nhỏ nhất, từ cách người Sài Gòn hành xử với cộng đồng, với môi trường, giao thông và từ sự chuẩn mực trong lối sống của một TP.HCM "nghĩa tình”.

Với mục tiêu phát triển trở thành trung tâm văn hóa hàng đầu cả nước, TP.HCM sẽ phải giải bài toán về sự đầu tư thỏa đáng, nhất là khi ở đô thị “tấc đất là tấc vàng”, mặt bằng cho các cơ sở văn hóa vì thế đang bị dần thu hẹp; rất ít người đầu tư.  Đó là chưa kể nguồn nhân lực, kinh phí đầu tư cho các thiết chế văn hóa đang lâm cảnh hụt hẫng.

Rõ ràng đã đến lúc, TP.HCM phải thực sự đầu tư có tầm nhìn và hành động thực chất hơn nữa mới mong văn hóa của thành phố không chỉ là những vấn đề chung chung mà cụ thể, chi tiết; tạo nên dấu ấn một thành phố năng động, sáng tạo, văn minh nghĩa tình.

Giá trị này không chỉ thấy ở các cơ quan công quyền mà còn thấy ở mỗi người dân; tạo nên những dấu ấn sâu đậm với bạn bè trong nước và quốc tế./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.

// //