Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

TP.HCM: Lấy doanh nghiệp làm trọng tâm khôi phục kinh tế

Phóng viên - 03/10/2020 | 18:36 (GTM + 7)

Sáng 3/10, TP.HCM tổ chức tọa đàm với doanh nghiệp về “Khôi phục và phát triển kinh tế TP.HCM trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 hiện nay”. 

Ảnh minh họa: Plo.vn

Nhận định chung về tình hình kinh tế toàn cầu, Viện nghiên cứu và phát triển TP.HCM cho rằng, từ năm 2018 đến nay, kinh tế thế giới bị giảm sút do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Nhất là từ cuối năm 2019, kinh tế thế giới có dấu hiệu sụt giảm nghiêm trọng do tác động của dịch covid 19. Sự biến đổi bất thường về tỷ giá tiền tệ, giá vàng, giá dầu, chứng khoán đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống xã hội. 

Đến nay tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp. Số ca lây nhiễm mới và tử vong ở các nước vẫn còn cao. Virus có những biến thể khó lường. Theo dự báo, dịch covid có thể đẩy nền kinh tế thế giới suy nhất so với các cuộc suy thoái kinh tế trong lịch sử. Trước tình hình đó, ba tháng trở lại đây, nhiều nước đã sớm chuyển đổi nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế không tiếp xúc như ứng dụng công nghệ thông tin, mô hình y tế từ xa, giáo dục từ xa...

Các giải pháp đã hạn chế được mức suy thoái so với dự báo và có dấu hiệu khả quan. 

Cùng với nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động nặng nề bởi 2 đợt bùng phát dịch covid 19. Mức tăng trưởng chỉ đạt 2,12%. Mức lạm phát tăng. Cả nước có hơn 12.000 doanh nghiệp giải thể trong 9 tháng đầu năm, tăng 0,1%. Doanh nghiệp dừng hoạt động, chờ làm thủ tục 27.600 doanh nghiệp, tăng 81,8%. 

Riêng TP.HCM hầu hết hoạt động kinh tế thành phố suy giảm, nhất là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, vận tải kho bãi, dịch vụ lưu trú, ăn uống, bất động sản. Tuy nhiên vẫn là địa phương đóng góp cao nhất cho kinh tế cả nước. Trong đó, tín hiệu khả quan là vốn đầu tư công và xuất khẩu một số lĩnh vực gỗ, nhựa, linh kiện điệ tử tăng nhẹ.

Thành phố bình ổn được giá cả so với cả nước. Lĩnh vực côn nghệ cao, thương mại điện tử tăng. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng chậm hiện nay, khả năng khó đạt được mục tiêu được giao. Chỉ đạt khoảng 85% so với yêu cầu.

Các chính sách, gói hỗ trợ nhà nước chưa sát thực tế.

Theo ông Chu Tiến Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM, đến tháng 8/2020, khi khỏa sát khoảng 100 doanh nghiệp kiểu mẫu trên địa bàn thì TPHCM chỉ có khoảng 5% doanh nghiệp hoạt động bình thường; 9% doanh nghiệp được khôi phục; nhưng còn đến 84% doanh nghiệp rất khó khăn. Nguyên nhân do thiếu vốn hoạt động 40%, gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu sản xuất, thu hẹp thị trường, giảm nguồn lao động…

Có thể chia làm 4 nhóm. Một, nhóm ngành ngân hàng, thiết bị điện tử, sản phẩm thiết yếu, nhựa, gỗ, dịch vụ trực tuyến hoạt động tốt, công nghệ cao (chiếm 10%-15%). Hai, nhóm hoạt động cầm chừng chiếm 20%. Ba, nhóm doanh nghiệp bị thu hẹp quy mô, suy kiệt tài chính, hiệu quả kinh doanh thấp như du lịch, khách sạn, lưu trú, ăn uống, giáo dục tư nhân, chiếm tới 30%-40%. Trong khi đây là nhóm dịch vụ mang lại nguồn thu lớn cho kinh tế của thành phố.

Cuối cùng là nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ phải ngừng sản xuất với 20% và có thể nhiều hơn trong thực tế. 

Ông Trần Hoàng Ngân – Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển TP cho rằng, các gói chính sách hỗ trợ của nhà nước chưa bám sát thực tế, các thủ tục hành chính quá chậm so với diễn biến kinh tế. Đồng ý kiến của các doanh nghiệp tại buổi tọa đàm, hiện chi phí đăng ký gói hỗ trợ cao hơn số tiền được nhận, khiến đa số doanh nghiệp không chọn gói hỗ trợ. Trong khi, thủ tục hành chính, chính sách ưu đãi thì chưa mở, chưa tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuận lợi khi vay vốn ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng chỉ cho vay với các đối tượng thường niên, khách hàng quen biết. Các khách hàng mới sẽ khó tiếp cận do mức độ rủi ro cao. Thực tế cho thấy, các gói hỗ trợ chưa thực sự phù hợp nhu cầu, chưa theo sát doanh nghiệp, chưa mang tính chất thời chiến và hiệu quả hỗ trợ chưa cao.

Doanh nghiệp là “lò xo” vực dậy nền kinh tế.

Lần đầu tiên kinh tế Thành phố tăng trưởng dưới 1,2%; có trên 27.000 doanh nghiệp giải thể và tạm ngưng hoạt động. Do đó, các doanh nghiệp kiến nghị, nhà nước tiếp tục các gói hỗ trợ nhưng có chính sách mở cho nhiều đối tượng, các hình thức cho vay, thế chấp tài sản; đơn giản thủ tục hành chính; tiếp tục giảm thuế như thuế đất, thuế doanh nghiệp đến tháng 6/2021, khi nền kinh tế thế giới dần ổn định.

Ngân hàng phải cùng đồng hành rủi ro với doanh nghiệp. Muốn vậy, nhà nước phải có quỹ bảo đảm tín dụng để ngân hàng mạnh dạn cho doanh nghiệp vay vốn. Tiếp tục đẩy mạnh kích cầu, đầu tư công. Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, đào tạo lại nguồn nhân lực.

Đồng tình với các doanh nghiệp, ông Trần Hoàng Ngân cho rằng, cần sớm có gói hỗ trợ thứ 2 để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh đó, trước thách thức của dịch covid 19 còn diễn biến phức tạp; áp lực về dân số, hạ tầng, biến đổi khí hậu; ngân sách nhà nước được nhận liên tục giảm từ 4 năm trở lại đây, thành phố cần thay đổi chính sách, chấp nhận những biến động và áp dụng mô hình kinh tế mới không tiếp xúc. Đồng thời, thành phố kết hợp các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các gói hỗ trợ; giải quyết các khiếu kiện đất đai; kích cầu nội địa, kết nối vùng; Phát triển các doanh nghiệp trong nước; vận dụng tốt nghị quyết 54, để Thành phố tiếp tục giữ vững đầu tàu kinh tế cả nước.

Để các giải pháp của thành phố có hiệu quả, Tiến sĩ Trần Du Lịch kiến nghị, các chính sách không nên cao bằng mà đi sâu vào từng ngành, từng lĩnh vực do hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay không đồng đều. Làm sao để giải quyết điểm nghẽn 90% vốn đầu tư doanh nghiệp thay vì nhìn vào vốn tăng trưởng đầu tư công 10%. Xây dựng kế hoạch phục hồi, tái cơ cấu kinh tế trong 2 năm tới để giữ vừng đà tăng trưởng bình ổn; nhất là tái cơ cấu thị trường, chuyển đổi số trong doanh nghiệp. 

Tại buổi tọa đàm, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong cũng nhấn mạnh, doanh nghiệp có vai trò quan trọng, chiếm tới 50% số doanh nghiệp cả nước. Trước mắt, giải pháp phục hồi kinh tế đối với TP hiện nay là phải phục hồi hoạt động của doanh nghiệp bởi doanh nghiệp là bộ phận quan trọng tạo ra của cải cho xã hội, tạo việc làm; góp phần kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy giải ngân đầu tư công.

Ông Nguyễn Thành Phong yêu cầu, qua ý kiến đóng góp của doanh nghiệp, các Sở ban ngành thành phố cần quan tâm, thay đổi chính sách, mở rộng môi trường đầu tư trong thời gian tới. Thành phố cũng mong muốn nhận được những đóng góp, vướng mắc, giải pháp từ các Hiệp hội doanh nghiệp để thành phố có thể đưa ra những chính sách phù hợp và sát với nhu cầu. Giúp các doanh nghiệp sớm phục hồi lại trạng thái bình thường mới. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng phải tự đổi mới sáng tạo, để phù hợp với tình hình biến động kinh tế thế giới và những diễn biến phức tạp của dịch covid-19./.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.

// //